Ngành Báo chí là gì? Học ngành Báo chí ra trường làm gì?
1. Ngành báo chí là gì?
Ngành báo chí hay Journalism là lĩnh vực chuyên thu thập, xử lý và truyền tải thông tin đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh hoặc nền tảng truyền thông kỹ thuật số như chương trình thời sự, mạng xã hội.

Ngành báo chí đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, giúp cung cấp thông tin, định hướng dư luận và phản ánh các vấn đề thực tế. Ngoài ra, báo chí còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân bằng cách phân tích các vấn đề về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội.
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, báo chí không chỉ đưa tin tức nhanh chóng mà còn lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, định hướng phát triển xã hội theo hướng tích cực.
2. Ngành Báo chí học gì?
Hiện nay nhiều trường đại học uy tín trên cả nước đang áp dụng chương trình đào tạo chuyên ngành báo chí truyền thông với chất lượng cao, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để phát triển những kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong môi trường thực tế. Dưới đây là những kiến thức cơ bản sinh viên sẽ được hướng dẫn khi theo học chuyên ngành báo chí:
-
Nghiệp vụ báo chí:
Cung cấp kiến thức về cách thu thập, xử lý, truyền tải thông tin theo đúng tiêu chuẩn của ngành bao gồm các kỹ năng viết tin, phỏng vấn, bình luận, nhiếp ảnh, phóng sự, thiết kế và sản xuất tạp chí.
-
Kỹ năng viết báo:
Đây là kỹ năng quan trọng giúp sinh viên có thể viết được các bài tin tức, bình luận hoặc phóng sự. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được hướng dẫn cách đặt tiêu đề hấp dẫn, xác định ngôn ngữ phù hợp, cấu trúc bài viết sao cho logic và thu hút người đọc.
-
Nghiệp vụ báo chí đa phương tiện:
Ngành báo chí có sự kết hợp giữa văn bản, âm thanh, hình ảnh để tăng tính trực quan và hấp dẫn. Vậy nên khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học cách sản xuất nội dung báo chí đa nền tảng bao gồm chương trình phát thanh, truyền hình, tin và phóng sự truyền hình, đối thoại truyền hình.
-
Sử dụng thiết bị truyền thông báo chí:
Hiện nay với sự phát triển công nghệ hiện đại, báo chí không chỉ giới hạn ở việc viết bài mà còn yêu cầu khả năng sử dụng các thiết bị truyền thông hiện đại để hỗ trợ như máy quay, máy ảnh, phần mềm chỉnh sửa. Sinh viên sẽ được hướng dẫn cách quay phim, chụp ảnh báo chí, biên tập âm thanh để phục vụ cho quá trình sản xuất nội dung truyền thông.
-
Kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí và Truyền thông:
Trước khi học kiến thức chuyên sâu, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng quan trọng trong báo chí như lý luận báo chí, nghiệp vụ báo chí, lịch sử báo chí và pháp luật báo chí. Những nội dung này giúp sinh viên hiểu rõ về lịch sử phát triển ngành qua các thời kỳ, cơ sở lý luận, các nguyên tắc cơ bản trong báo chí.
-
Kỹ năng mềm:
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên chuyên ngành báo chí còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể làm việc hiệu quả trong môi trường truyền thông năng động và sáng tạo.

Ngành báo chí trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Sinh viên sẽ được học về nghiệp vụ báo chí, kỹ năng viết báo, biên tập tin tức và cách sử dụng thiết bị truyền thông hiện đại.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như phóng viên, nhà báo, phát thanh viên, biên tập viên tại tòa soạn báo, đài truyền hình, đài phát thanh.
3. Học ngành Báo chí ra làm gì?
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của truyền thông hiện đại, cơ hội việc làm báo chí ngày càng mở rộng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
3.1. Nhà báo, phóng viên
Phóng viên là người tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin và viết bài truyền tải thông tin đến công chúng. Công việc bao gồm tìm đề tài, phỏng vấn, ghi nhận các sự kiện thực tế và viết bài phản ánh tình hình trên nhiều lĩnh vực xã hội, chính trị, văn hóa.
Vị trí này yêu cầu kỹ năng viết tốt, khả năng phân tích thông tin chính xác, xử lý tình huống linh hoạt. Nhà báo, phóng viên thường làm việc tại các tòa soạn báo, đài truyền hình hoặc làm phóng viên tự do.
3.2. Copywriter
Copywriter là người chịu trách nhiệm phân tích, nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai các chiến dịch quảng cáo truyền thông. Công việc yêu cầu sự sáng tạo, khả năng vận dụng ngôn ngữ linh hoạt để tạo ra nội dung chân thực, thuyết phục khách hàng. Copywriter thường làm việc tại các công ty quảng cáo, phòng marketing của doanh nghiệp, agency truyền thông.
3.3. Phát thanh viên
Phát thanh viên là những người làm việc tại đài phát thanh với nhiệm vụ chính đọc bản tin, dẫn talkshow, giao lưu với thính giả và thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp qua các phương tiện truyền thông như radio, bản tin thời sự.
Yếu tố quan trọng cần có để trở thành phát thanh viên chính là giọng nói truyền cảm, phát âm chuẩn.
3.4. Biên tập viên
Biên tập viên là người chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉnh sửa và biên tập lại nội dung các bài viết của phóng viên, nhà báo trước khi đăng bài. Ngoài ra biên tập viên còn đảm nhận nhiều công việc khác như sáng tạo nội dung, lên kế hoạch xuất bản báo. Công việc này yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác, để đảm bảo bài viết có chất lượng tốt, truyền tải đúng thông điệp.
Hiện nay cơ hội việc làm báo chí ở vị trí biên tập viên khá rộng mở với mức lương hấp dẫn tại đài truyền, nhà xuất bản hoặc công ty truyền thông.

3.5. Thiết kế đồ họa
Trong thời đại truyền thông báo chí đa phương tiện, thiết kế đồ họa đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp nội dung bài viết trở nên sinh động và trực quan hơn. Công việc của thiết kế đồ họa trong lĩnh vực báo chí bao gồm lên ý tưởng, kế hoạch, sử dụng các công cụ thiết kế infographic, dàn trang báo in, báo điện tử, các hình ảnh minh họa cho bài viết.
Công việc đòi hỏi kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, InDesign, tư duy sáng tạo và khả năng phối màu hợp lý.
3.6. Nghề quay phim
Quay phim là một công việc quan trọng trong ngành báo chí, truyền thông. Họ đảm nhận vai trò ghi lại hình ảnh, video cho các bản tin, phóng sự, phim tài liệu, quảng cáo.
Bên cạnh biết cách sử dụng thiết bị quay, người quay phim cần chọn góc máy, bố cục hợp lý để tạo ra những thước phim ấn tượng. Họ cũng cần phải thành thạo các kỹ năng dựng video, chỉnh sửa hậu kỳ bằng các phần mềm chuyên dụng như Adobe Premiere, Final Cut Pro. Nghề quay phim có thể làm việc tại đài truyền hình, hãng phim, MV ca nhạc, video sự kiện.
3.7. Giám đốc sáng tạo
Giám đốc sáng tạo là người định hướng, phát triển ý tưởng trong chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Đồng thời chỉ đạo và quản lý copywriter, designer, quay phim để sản xuất ra nội dung chất lượng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Đây là một vị trí cấp cao trong đội ngũ sáng tạo nội dung, yêu cầu có khả năng lãnh đạo, tư duy chiến lược và kỹ năng quản lý dự án tốt. Giám đốc sáng tạo thường làm việc tại các tập đoàn truyền thông, công ty quảng cáo lớn, doanh nghiệp có bộ phận sáng tạo riêng.

4. Mức lương của ngành Báo chí
Theo thống kê từ Job3s, mức lương ngành báo chí tại các cơ sở nhà nước được phân theo hạng, cụ thể:
- Mức lương của nhà báo, phóng viên hạng I từ 14.508.000 - 18.720.000 VNĐ/tháng
- Mức lương của Nhà báo, viên chức hạng II từ 10.296.000 - 15.865.200 VNĐ/tháng
- Mức lương của Nhà báo, viên chức hạng III từ 5.475.600 - 11.653.200 VNĐ/tháng
Đối với ứng viên làm việc tại các doanh nghiệp công ty lớn sẽ có sự chênh lệch mức lương rõ rệt, tùy thuộc vào kinh nghiệm vị trí làm việc, cụ thể như sau:
Ngành báo chí | Mức lương giao động (VNĐ/tháng) |
---|---|
Thực tập sinh | 3.000.000 - 5.000.000 |
Nhân viên (Dưới 1 năm kinh nghiệm) | 6.000.000 - 9.000.000 |
Nhân viên/Chuyên viên (Từ 1 - 3 năm kinh nghiệm) | 8.000.000 - 16.000.000 |
Trưởng nhóm | 13.000.000 - 20.000.000 |
Quản lý/Trưởng phòng | 16.000.000 - 26.000.000 |
Giám đốc | 23.000.000 - 39.000.000 |
Lưu ý: Mức lương ngành báo chí có sự thay đổi phụ thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. Người có nhiều kinh nghiệm lâu năm thường có mức thu nhập tốt hơn thực tập sinh mới ra trường. Ở vị trí cao như giám đốc có thể nhận được mức lương lên tới 40.000.000 VNĐ/tháng.
Ngoài ra, mức thu nhập của báo chí còn phụ thuộc vào quy mô và chính sách của từng công ty. Các công ty truyền thông lớn thường trả lương cao hơn các cơ quan báo chí nhỏ.

5. Tố chất cần có để theo học ngành Báo chí
Môi trường báo chí luôn đổi mới đầy sáng tạo, để theo học ngành này, đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng và tố chất cần thiết như:
-
Khả năng viết lách: Nhà báo, phóng viên cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, ngắn gọn, súc tích để viết ra những bài báo truyền tải thông tin một cách chính xác, hấp dẫn, thu hút độc giả.
-
Khả năng giao tiếp tốt: Phóng viên, nhà báo thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Vậy nên kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ tiếp cận, khai thác, xử lý thông tin một cách hiệu quả, đồng thời xây dựng nhiều mối quan hệ tốt trong ngành.
-
Khả năng tư duy logic: Báo chí không chỉ đơn giản là viết bài mà còn yêu cầu khả năng phân tích, tổng hợp thông tin một cách logic. Người làm nghề báo cần có khả năng đánh giá vấn đề một cách khách quan, xác định tính chính xác của thông tin để tránh đưa tin sai lệch.
-
Khả năng làm việc nhóm: Trong môi trường báo chí, các bộ phận phóng viên, biên tập viên, quay phim, thiết kế đồ họa thường xuyên phải phối hợp với nhau để thực hiện nội dung một cách hoàn chỉnh.
-
Tư duy nghệ thuật: Đây là yếu tố quan trọng giúp người làm nghề báo có thể sử dụng những hình ảnh, âm thanh, ngôn từ vào bài viết một cách hấp dẫn, sáng tạo thu hút sự chú ý của độc giả và đưa ra những góc nhìn mới mẻ về các vấn đề trong xã hội hiện nay.
-
Kiến thức đa lĩnh vực: Ngành báo chí yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội… để có thể truyền đạt thông tin khách quan và chính xác.

Ngành báo chí là một lĩnh vực có cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên đây là nghề đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới liên tục. Vậy nên trong quá trình làm việc, người làm nghề báo phải liên tục trau dồi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn cùng kỹ năng tác nghiệp