Dược sĩ là gì? Mô tả công việc & mức lương của dược sĩ
1. Dược sĩ là gì?

Dược sĩ (tiếng Anh là Pharmacist) là người làm việc trong ngành y tế, có trình độ chuyên môn về dược liệu. Cụ thể hơn, họ đảm nhiệm vai trò nghiên cứu, phát minh ra các loại thuốc trong phòng thí nghiệm hoặc hành nghề dược như bán, cấp phát thuốc, theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc cho các bệnh nhân.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thời đại thì ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh tật ảnh hưởng xấu, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn sự tấn công của các loại dịch bệnh, dược sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, bào chế ra các loại thuốc đặc trị, vaccine hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cộng đồng.
2. Mức lương của dược sĩ

Mức lương của dược sĩ dao động từ 10.000.000 - 25.000.000 (VNĐ/tháng), tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và hiệu quả công việc. Đối với những ứng viên có kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới Khi đã có kinh nghiệm, mức lương của bạn có thể lên đến 20.000.000 - 35.000.000 (VNĐ/tháng).
-
Tư nhân
Việc làm dược sĩ | Mức lương dao động (VNĐ) |
Thực tập sinh dược | 3.000.000 - 5.000.000 |
Dược sĩ (Mới vào nghề) | 7.000.000 - 12.000.000 |
Dược sĩ (1 - 3 năm kinh nghiệm) | 10.000.000 - 18.000.000 |
Dược sĩ (3 - 5 năm kinh nghiệm) | 12.000.000 - 25.000.000 |
Dược sĩ (Cấp cao hoặc quản lý) | 20.000.000 - 35.000.000 |
-
Biên chế
Theo thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, mức lương chức danh nghề nghiệp Dược sĩ được tính cụ thể như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng |
Trong đó:
(1) Mức lương cơ sở: Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở của dược sĩ là 2.340.000 (VNĐ/tháng), từ ngày 01/7/2024.
(2) Hệ số lương: Theo khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về hệ số lương của Dược sĩ như sau:
-
Dược sĩ cao cấp (mã số V.08.08.20) áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
-
Dược sĩ chính (mã số V.08.08.21) áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), hệ số lương từ 4,40 - 6,78.
-
Dược sĩ (mã số V.08.08.22) áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 - 4,98.
-
Chức danh nghề nghiệp dược hạng IV (mã số V.08.08.23) áp dụng hệ số lương viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 - 4,06.
Để nâng cao mức lương cao trong nghề, bạn phải học hỏi không ngừng, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Bởi vì, dược sĩ không chỉ là một công việc, mà còn là một sứ mệnh cao cả, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.
3. Các hạng của dược sĩ

Hiện nay dược sĩ được phân thành bốn cấp bậc khác nhau bao gồm: Dược sĩ cao cấp, dược sĩ chính, dược sĩ hạng 3 và 4. Cụ thể là có 4 hạng dược sĩ:
-
Dược sĩ cao cấp (hạng 1): Dược sĩ cao cấp đảm nhiệm vai trò tổ chức, chủ trì công tác cấp phát, cung ứng, sử dụng thuốc, hóa chất và nguyên liệu và bảo quản vật tư y tế. Ngoài ra, dược sĩ chuyên khoa hạng 1 còn đảm nhiệm các công tác có tính chuyên môn cao.
-
Dược sĩ chính (hạng 2): Dược sĩ chính hay còn gọi là dược sĩ chuyên khoa 2 có nhiệm vụ giống dược sĩ cao cấp. Tuy nhiên, dược sĩ chính sẽ không chủ trì các công tác tổ chức như dược sĩ cao cấp, thay vào đó họ sẽ phải tham gia xây dựng các kế hoạch cung ứng, cấp phát...
-
Dược sĩ hạng 3: Theo như thăng cấp bậc, dược sĩ hạng 3 sẽ được xếp ở cấp bậc 3, có vai trò và nhiệm vụ xây dựng, đưa ra kế hoạch cũng như thực hiện công tác bảo quản, cung cấp và phát thuốc, hóa chất, vật tư y tế và các nguyên vật liệu bào chế thuốc.
-
Dược sĩ hạng 4: Cũng giống với dược sĩ hạng 3, dược sĩ hạng 4 là những dược sĩ được xếp ở bậc thứ 4. Họ có nhiệm vụ chính là cấp phát thuốc, cung ứng các loại vật tư ý tế, pha chế và kiểm nghiệm chất lượng của thuốc.
4. Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ hành nghề dược

Dược sĩ là đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và an toàn của việc sử dụng thuốc cho người bệnh. Để trở thành dược sĩ, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về trình độ chuyên môn và chứng chỉ hành nghề dược như sau:
Tiêu chí | Dược sĩ hạng I | Dược sĩ hạng II | Dược sĩ hạng III | Dược sĩ hạng IV |
Bằng cấp | Dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ dược học | Dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên | Đại học chuyên ngành Dược trở lên | Cao đẳng ngành Dược trở lên |
Trình độ ngoại ngữ | Tương đương bậc 4 (B2) | Tương đương bậc 3 (B1) | Tương đương bậc 2 (A2) | Tương đương bậc 1 (A1) |
Chứng chỉ bồi dưỡng | Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh tương ứng | |||
Trình độ tin học | Trình độ tin học phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản (Theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT) |
5. Mô tả công việc của dược sĩ theo từng vị trí

Mỗi công việc trong ngành Dược đều có vai trò quan trọng và đóng góp lớn vào việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Dưới đây là mô tả về các vị trí trong ngành Dược phổ biến hiện nay:
5.1. Dược sĩ nhà thuốc
Công việc chính của các dược sĩ nhà thuốc là làm việc trong các bệnh viện, phòng khám hay chuỗi nhà thuốc, có nhiệm vụ chính là lập dự trù, sắp xếp, kiểm soát và bảo quản các loại thuốc. Ngoài ra, dược sĩ cần phải tư vấn, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
5.2. Dược sĩ lâm sàng
Dược sĩ lâm sàng được trang bị những kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiêm lâm sàng. Nhiệm vụ chính của dược sĩ là trực tiếp làm việc với các bác sĩ, chuyên gia y tế để có thể theo dõi tình trạng và đưa ra được đơn thuốc có tác dụng hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
5.3. Dược sĩ nghiên cứu, phát triển sản phẩm
Dược sĩ nghiên cứu và phát triển sản phẩm là công việc rất tiền năng với mức thu nhập hấp dẫn. Nhiệm vụ chính của họ là nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức bào chế, kiểm nghiệm thành phẩm chất lượng, nuôi trồng chiết xuất dược liệu,… Để làm việc trong phòng phát triển sản phẩm tại các cơ sở sản xuất thuốc, yêu cầu kiến thức chuyên môn tốt.
5.4. Giảng viên ngành Dược
Sinh viên theo học ngành Dược sau khi ra trường có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để đảm bảo nguồn nhân lực đầu ra cho hệ thống y tế. Giảng viên ngành Dược được xem là một trong những công việc ổn định và được đánh giá cao.
6. Các kỹ năng, tố chất cần có của dược sĩ

Khi theo đuổi ngành dược bên cạnh các yêu cầu nghiêm ngặt về kiến thức chuyên môn, bạn cần phải có những kỹ năng, tố chất phù hợp để trở thành một dược sĩ giỏi:
-
Kiến thức chuyên môn: Dược sĩ phải nắm vững kiến thức về dược lý học, sinh học, hóa học và các lĩnh vực liên quan đến thuốc. Việc hiểu rõ cách thức hoạt động của các loại thuốc, liều lượng, tác dụng…giúp cho việc kê đơn cho bệnh nhân hiệu quả và chính xác.
-
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp dễ hiểu và ngắn gọn rất cần thiết trong quá trình truyền đạt thông tin cho bệnh nhân. Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, dược sĩ có thể hướng dẫn về công dụng, cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân đảm bảo hiệu quả tốt cho cho quá trình điều trị.
-
Đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố cần của một dược sĩ. Theo đó, khi theo nghề dược, bạn cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và luôn đặt sức khỏe, an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu.
-
Tính trách nhiệm cao: Dược sĩ là người đảm nhiệm các công việc liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, một sai sót nhỏ có thể gây ra hiệu quả nghiêm trọng. Do đó, dược sĩ cần có tinh thần, trách nhiệm cao, tỉ mỉ và chính xác trong mọi chi tiết nhỏ.
-
Khả năng chịu áp lực cao: Công việc chính của dược sĩ, đa số làm việc trong các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế, thường xuyên chịu áp lực cao nên bạn phải làm việc nhanh chóng và chính xác trong thời gian ngắn.
-
Trí nhớ tốt: Dược sĩ cần có trí nhớ tốt bởi vì công việc này đòi hỏi khả năng ghi nhớ một lượng lớn thông tin về các loại thuốc, liều lượng, cách sử dụng và tác dụng phụ….. Một trí nhớ tốt sẽ giúp dược sĩ dễ dàng đưa ra lời khuyên chính xác và đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
-
Tinh thần ham học hỏi: Ngành Y học hiện đại không ngừng phát triển nên dược sĩ phải luôn sẵn sàng học hỏi, để cập nhật kiến thức mới về các loại thuốc, công nghệ dược và các phương pháp điều trị để tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất cho bệnh nhân.
Dược sĩ chắc chắn là một lựa chọn nghề nghiệp ổn định và tiềm năng, nhưng để có một mức thu nhập lý tưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu như bạn có kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng vững vàng và bản thân không ngừng phát triển, Job3s tin rằng cơ hội việc làm ngành Y/Dược của bạn luôn rộng mở