Danh sách mẫu Thư xin việc đẹp nhất hiện nay

Thư xin việc 04
unlike like Xem trước Dùng mẫu này

Tạo và tải mẫu thư xin việc hay và ấn tượng nhất 2025

Đóng góp bởi: CEO TONY VŨ
Ngày xuất bản: Thứ Năm, 09/05/2024

Tạo và tải những mẫu thư xin việc chuyên nghiệp sẽ giúp ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội nhận được lời mời phỏng vấn. Với kho mẫu ứng tuyển đa dạng trên nền tảng job3s.com.vn, ứng viên chỉ cần thao tác đơn giản là có ngay một mẫu thư xin việc mang phong cách riêng.

1. Viết thư xin việc/Thư ứng tuyển - Cách nổi bật khi tìm việc

Mẫu thư xin việc (Cover letter) là hồ sơ quan trọng giúp ứng viên giới thiệu bản thân, thể hiện năng lực và sự phù hợp đối với vị trí tuyển dụng, khác biệt so với CV vốn tập trung vào kinh nghiệm và kỹ năng.

Mặc dù đây không phải yếu tố bắt buộc, song trên thực tế, một mẫu thư xin việc ấn tượng có thể giúp ứng viên nâng cao cơ hội được nhà tuyển dụng gọi đến phỏng vấn. Vì vậy, việc đầu tư thời gian vào viết một mẫu thư xin việc chuyên nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi thế cho ứng viên trong quá trình tìm việc.

Mẫu thư xin việc hay còn gọi là cover letter giúp ứng viên giới thiệu về bản thân, khả năng mình có thể làm việc
Mẫu thư xin việc hay còn gọi là cover letter giúp ứng viên giới thiệu về bản thân, khả năng mình có thể làm việc

2. Mẫu thư xin việc theo ngôn ngữ ngắn gọn lấy lòng nhà tuyển dụng

Viết mẫu thư xin việc theo ngôn ngữ phù hợp không chỉ giúp ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và am hiểu về văn hóa doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng công ty, ứng viên nên lựa chọn ngôn ngữ và form thư ứng tuyển phù hợp, bởi mỗi quốc gia đều có đặc trưng và yêu cầu riêng biệt trong quá trình quá trình tuyển dụng.

2.1. Mẫu thư xin việc Tiếng Việt chuyên nghiệp

Mẫu thư xin việc Tiếng Việt chuyên nghiệp thường sử dụng khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc công ty đa quốc gia yêu cầu ứng viên gửi thư bằng ngôn ngữ bản địa. Điểm đặc trưng của loại thư này là sự rõ ràng, mạch lạc trong câu từ, tránh các thuật ngữ khó hiểu hoặc quá văn hoa.

So với thư bằng các ngôn ngữ khác, thư xin việc bằng Tiếng Việt cần nhấn mạnh đến sự hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và phong cách giao tiếp chính thống. Khi viết, ứng viên cần lưu ý đúng ngữ pháp, tránh sai chính tả và sử dụng giọng văn trang trọng, phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Mẫu thư xin việc bằng tiếng Việt khi gửi cho nhà tuyển dụng
Mẫu thư xin việc bằng tiếng Việt khi gửi cho nhà tuyển dụng

2.2. Mẫu thư xin việc tiếng Anh hay nhất

Đối với mẫu thư xin việc bằng Tiếng Anh, ứng viên thường sử dụng khi ứng tuyển vào các công ty quốc tế hoặc công ty có yêu cầu tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Thư xin việc bằng Tiếng Anh thường tập trung vào điểm mạnh cá nhân và sự phù hợp với công việc một cách cụ thể và trực tiếp, tránh cách nói lan man, dài dòng. Ứng viên cần lưu ý sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp, tránh lạm dụng các từ ngữ thô tục và luôn đảm bảo không mắc lỗi chính tả hoặc ngữ pháp cơ bản.

Thư xin việc bằng Tiếng Anh thường ngắn gọn tập trung vào điểm mạnh cá nhân của ứng viên
Thư xin việc bằng Tiếng Anh thường ngắn gọn tập trung vào điểm mạnh cá nhân của ứng viên

2.3. Mẫu thư xin việc tiếng Nhật đúng chuẩn

Mẫu thư xin việc bằng Tiếng Nhật đòi hỏi ứng viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về ngôn ngữ và hình thức. Tiếng Nhật có hệ thống kính ngữ phức tạp, yêu cầu người viết sử dụng đúng cách xưng hô và thể hiện sự tôn trọng tối đa đối với nhà tuyển dụng. Điểm khác biệt lớn của thư xin việc tiếng Nhật so với các ngôn ngữ khác là sự chú trọng đến độ chi tiết và sự khiêm tốn trong cách thể hiện bản thân.

Với mẫu xin việc tiếng Nhật, ứng viên cần đặc biệt cần chỉn chu trong từng chi tiết
Với mẫu xin việc tiếng Nhật, ứng viên cần đặc biệt cần chỉn chu trong từng chi tiết

2.4. Mẫu thư xin việc tiếng Trung hay nhất

Mẫu thư xin việc bằng Tiếng Trung thường được sử dụng trong các công ty Trung Quốc hoặc các công ty đa quốc gia có liên kết với thị trường Trung Quốc. Mẫu thư này cần phải đảm bảo sử dụng ngôn từ trang trọng, ngắn gọn và tập trung vào năng lực cá nhân, tương tự với cách viết thư bằng Tiếng Việt.

Tuy nhiên, đặc trưng của Tiếng Trung là sự chú trọng đến thứ bậc và tôn trọng người nhận, do đó khi viết thư, ứng viên cần lưu ý cách xưng hô đúng chuẩn và thể hiện sự kính trọng. Việc sử dụng từ ngữ chính xác và không mắc lỗi ngữ pháp là điều quan trọng để tạo ấn tượng chuyên nghiệp.

Việc viết đúng chính tả và ngữ pháp là điều đặc biệt quan trọng trong mẫu thư xin việc bằng Tiếng Trung
Việc viết đúng chính tả và ngữ pháp là điều đặc biệt quan trọng trong mẫu thư xin việc bằng Tiếng Trung

2.5. Mẫu thư xin việc tiếng Hàn ngắn gọn, dễ viết

Mẫu thư xin việc bằng Tiếng Hàn thường ưu tiên sự ngắn gọn và rõ ràng, phù hợp với văn hóa làm việc nhanh chóng và hiệu quả của Hàn Quốc. Đặc trưng của loại thư này là cấu trúc câu đơn giản, dễ hiểu, nhấn mạnh vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

Khác với các ngôn ngữ khác, thư xin việc bằng Tiếng Hàn không quá chú trọng vào việc diễn giải dài dòng mà tập trung vào tính thực tiễn. Khi viết, ứng viên cần chú ý đến việc sử dụng kính ngữ phù hợp, thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.

Khi viết, ứng viên cần chú ý đến việc sử dụng kính ngữ phù hợp, thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng
Khi viết, ứng viên cần chú ý đến việc sử dụng kính ngữ phù hợp, thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng

2.6. Mẫu thư xin việc ngôn ngữ khác

Trên thực tế, mẫu thư xin việc bằng các ngôn ngữ khác như Tiếng Nhật, Tiếng Thái hay các ngôn ngữ Đông Nam Á đều có những đặc trưng riêng, phù hợp với văn hóa và phong cách giao tiếp của từng quốc gia. Mỗi loại thư đều yêu cầu ứng viên tuân thủ các quy tắc ngôn ngữ đặc thù, đảm bảo tính trang trọng và chuyên nghiệp trong cách diễn đạt.

Ngoài ra, cấu trúc cơ bản của thư xin việc vẫn cần được duy trì, bao gồm phần giới thiệu, nội dung chính và kết luận. Khi viết thư xin việc bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác, ứng viên cần chú ý đến ngữ pháp, ngôn từ phù hợp và văn hóa đặc trưng để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Mỗi loại thư đều yêu cầu ứng viên tuân thủ các quy tắc ngôn ngữ đặc thù riêng
Mỗi loại thư đều yêu cầu ứng viên tuân thủ các quy tắc ngôn ngữ đặc thù riêng

3. Mẫu thư xin việc/Cover Letter theo ngành nghề

Việc lựa chọn mẫu thư xin việc theo ngành nghề đóng vai trò quan trọng giúp ứng viên tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi ngành nghề có yêu cầu và đặc thù riêng, do đó một lá thư xin việc được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp ứng viên thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và sự chuyên nghiệp, từ đó tăng cơ hội trúng tuyển.

Dưới đây là bảng các mẫu thư xin việc tiêu biểu theo từng lĩnh vực tại Job3s giúp ứng viên tạo dấu ấn khác biệt trong mắt nhà tuyển dụng.

Mẫu thư xin việc Báo chí - Truyền hình

Mẫu thư xin việc Bảo hiểm

Mẫu thư xin việc Bảo vệ

Mẫu thư ứng tuyển Biên - Phiên dịch

Mẫu thư xin việc Bưu chính viễn thông

Mẫu thư ứng tuyển Chăm sóc khách hàng

Mẫu thư xin việc Cơ khí - Chế tạo

Mẫu thư xin việc Dầu khí - Địa chất

Mẫu thư xin việc Dệt may - Da giày

Mẫu thư xin việc Công chức - Viên chức

Mẫu thư ứng tuyển Dịch vụ

Mẫu thư ứng tuyển Du lịch

Mẫu thư ứng tuyển Freelancer

Mẫu thư ứng tuyển Giáo dục - Đào tạo

Mẫu thư ứng tuyển Giao thông vận tải

Mẫu thư ứng tuyển Hành chính - Văn phòng

Mẫu thư xin việc Hóa học - Sinh học

Mẫu thư ứng tuyển In ấn - Xuất bản

Mẫu thư ứng tuyển Phần cứng - mạng

Mẫu thư ứng tuyển IT phần mềm

Mẫu thư ứng tuyển KD Bất Động Sản

Mẫu thư ứng tuyển Kế toán - Kiểm toán

Mẫu thư ứng tuyển Khách sạn - Nhà hàng

Mẫu thư ứng tuyển Khu công nghiệp

Mẫu thư ứng tuyển Kiến Trúc - TK Nội Thất

Mẫu thư ứng tuyển Kỹ thuật

Mẫu thư ứng tuyển Kỹ thuật ứng dụng

Mẫu thư ứng tuyển Làm bán thời gian

Mẫu thư ứng tuyển Làm đẹp - Spa

Mẫu thư ứng tuyển Lao động phổ thông

Mẫu thư ứng tuyển Luật - Pháp lý

Mẫu thư ứng tuyển Marketing - PR

Mẫu thư ứng tuyển Môi trường - Xử lý chất thải

Mẫu thư ứng tuyển Mỹ phẩm - Thời trang - Trang sức

Mẫu thư ứng tuyển Ngân hàng

Mẫu thư ứng tuyển Ngành nghề khác

Mẫu thư ứng tuyển Nghệ thuật - Điện ảnh

Mẫu thư ứng tuyển Nhân sự

Mẫu thư ứng tuyển Nhân viên kinh doanh

Mẫu thư ứng tuyển Nhập liệu

Mẫu thư ứng tuyển Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp

Mẫu thư ứng tuyển Ô tô - Xe máy

Mẫu thư ứng tuyển Phát triển thị trường

Mẫu thư ứng tuyển Phục vụ - Giúp việc

Mẫu thư ứng tuyển Quan hệ đối ngoại

Mẫu thư ứng tuyển Quản lý điều hành

Mẫu thư ứng tuyển Quản trị kinh doanh

Mẫu thư ứng tuyển Sinh viên làm thêm

Mẫu thư ứng tuyển Sinh viên mới tốt nghiệp

Mẫu thư ứng tuyển Thẩm định - Quản lý chất lượng

Mẫu thư ứng tuyển Thể dục - Thể thao

Mẫu thư ứng tuyển Thiết kế - Mỹ thuật

Mẫu thư ứng tuyển Thiết kế web

Mẫu thư ứng tuyển Thư ký - Trợ lý

Mẫu thư ứng tuyển Thực phẩm - Đồ uống

Thư xin việc Thương mại điện tử

Thư xin việc Tư vấn

Thư xin việc Vận hành sản xuất

Thư xin việc Vận tải - Lái xe

Thư xin việc Vật tư - Thiết bị

Mẫu thư ứng tuyển Việc làm bán hàng

Mẫu thư ứng tuyển Việc làm thêm tại nhà

Mẫu thư ứng tuyển Xây dựng

Mẫu thư ứng tuyển Xuất - Nhập khẩu

Mẫu thư ứng tuyển Y tế - Dược

4. Cách viết thư xin việc đúng chuẩn, tạo ấn tượng

Để ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên, cách viết thư xin việc đúng chuẩn cấu trúc là yếu tố vô cùng quan trọng. Một lá thư được trình bày chuyên nghiệp, rõ ràng và tạo ấn tượng sẽ giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác.

Tham khảo những hướng dẫn chi tiết để bạn có thể viết một mẫu thư xin việc đúng chuẩn cấu trúc để thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng.

Phần chào hỏi

Trong thư xin việc, phần chào hỏi rất quan trọng để tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Ứng viên nên dùng cách xưng hô phù hợp như “Kính gửi” hoặc “Kính chào” kèm tên người nhận để thể hiện sự tôn trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty. Ứng viên cũng cần tránh sử dụng ngôn ngữ thân mật, sai tên hoặc bỏ qua phần chào hỏi, vì điều này có thể gây ấn tượng xấu về sự thiếu chuyên nghiệp. Một mẹo nhỏ cho phần này là ứng viên cần làm rõ vị trí ứng tuyển để nhà ứng tuyển dễ dàng theo dõi. Đồng thời, hãy kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi gửi để đảm bảo không có lỗi chính tả hay ngữ pháp.

Phần giới thiệu

Phần giới thiệu trong thư xin việc là cơ hội để ứng viên khẳng định bản thân và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Phần giới thiệu cần làm rõ vị trí ứng tuyển và nguồn thông tin về cơ hội việc làm, nhấn mạnh kỹ năng hoặc kinh nghiệm nổi bật liên quan đến vị trí, kèm theo số liệu cụ thể hoặc thành tích để tăng tính thuyết phục. Ứng viên nên tránh sử dụng ngôn ngữ chung chung, thiếu ví dụ minh họa và nên diễn đạt một cách ngắn gọn, súc tích, chỉ tập trung vào những điểm mạnh nổi bật của ứng viên để tạo ấn tượng tốt nhất.

Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, ứng viên nên nhấn mạnh kỹ năng hoặc kinh nghiệm nổi bật của bản thân
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, ứng viên nên nhấn mạnh kỹ năng hoặc kinh nghiệm nổi bật của bản thân

Nội dung thư xin việc

Phần nội dung trong thư xin việc là nơi ứng viên trình bày lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ở phần này, ứng viên cần cung cấp chi tiết về kỹ năng và kinh nghiệm liên quan, đồng thời cụ thể hóa cách ứng viên có thể đóng góp cho công ty thông qua những con số thống kê chi tiết về thành tích của mình.

Tips cho nội dung thư xin việc của bạn dễ dàng “ăn điểm” chính là chú trọng vào việc sử dụng từ khóa trong mô tả công việc để thể hiện sự hiểu biết về yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tránh trình bày thông tin thừa thãi hay chỉ liệt kê kỹ năng mà không có ví dụ minh họa, đồng thời, hãy kiểm tra kỹ ngữ pháp và chính tả để đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Phần kết thúc

Phần kết thúc của thư ứng tuyển sẽ là cơ hội để ứng viên để lại ấn tượng mạnh mẽ và thể hiện sự chuyên nghiệp. Ứng viên nên bắt đầu bằng cách bày tỏ sự cảm ơn vì đã xem xét đơn xin việc của bạn, điều này cho thấy bạn tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng. Tiếp theo, hãy khẳng định lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển và bày tỏ mong muốn được trao đổi thêm trong buổi phỏng vấn.

Một mẹo hữu ích là sử dụng câu kết thúc thể hiện sự chủ động, như "Tôi rất mong được trao đổi thêm về cơ hội này trong buổi phỏng vấn". Bên cạnh đó, ứng viên cũng nên tránh kết thúc thư bằng những câu văn thể hiện sự mơ hồ, hời hợt, chung chung, như vậy sẽ rất dễ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Mẫu thư xin việc chuyên nghiệp sẽ có phần lời cảm ơn nhà tuyển dụng
Mẫu thư xin việc chuyên nghiệp sẽ có phần lời cảm ơn nhà tuyển dụng

Lưu ý về hình thức thư xin việc

  • Hãy luôn đảm bảo thư xin việc được định dạng một cách chuyên nghiệp bằng cách căn đều hai bên và giữ khoảng cách hợp lý giữa các đoạn.

  • Nên sử dụng các font chữ dễ đọc như Times New Roman, Arial hoặc Calibri với cỡ chữ từ 11 - 12 để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi nội dung.

  • Bạn nên in đậm những phần quan trọng hoặc các ý muốn nhấn mạnh để tăng khả năng gây ấn tượng.

  • Đặc biệt, tránh tuyệt đối lỗi chính tả và việc viết tắt, trừ khi đó là từ ngữ thông dụng hoặc thuật ngữ chuyên ngành.

5. Hướng dẫn tạo và tải thư xin việc độc đáo, miễn phí bằng nền tảng Job3s.com.vn

Thay vì mất quá nhiều thời gian để tự viết thư xin việc, ứng viên có thể tận dụng các nền tảng như Job3s.com.vn để tạo ra những mẫu thư chuyên nghiệp chỉ trong vài phút. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn là cách hiệu quả để tạo ra những ấn phẩm chuyên nghiệp. Ứng viên sẽ không còn phải lo lắng về việc sai sót ngữ pháp hay bố cục, thay vào đó tập trung vào việc thể hiện những điểm mạnh của bản thân.

Cách tạo mẫu thư xin việc trên Job3s sẽ trải qua những bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang webite job3s.com.vn và đăng ký tài khoản mới theo hướng dẫn (nếu ứng viên đã có tài khoản thì có thể bỏ qua bước này và đăng nhập).

Đối với những ứng viên đã từng sử dụng website Job3s có thể bỏ qua bước đăng kí này
Đối với những ứng viên đã từng sử dụng website Job3s có thể bỏ qua bước đăng kí này

Bước 2: Ấn vào mục “Hồ sơ & CV” chọn “Mẫu thư xin việc”.

Hãy chú ý để không bấm nhầm vào mục “Mẫu đơn xin việc”
Hãy chú ý để không bấm nhầm vào mục “Mẫu đơn xin việc”

Bước 3: Di con trỏ đến mẫu thư xin việc mà ứng viên mong muốn và nhấn chọn “Dùng mẫu này”.

Ấn vào “Dùng mẫu này” để sử dụng mẫu thư mà bạn mong muốn
Ấn vào “Dùng mẫu này” để sử dụng mẫu thư mà bạn mong muốn

Bước 4: Điều chỉnh ngôn ngữ, cỡ chữ và màu sắc theo phong cách riêng của bạn.

Tùy vào mỗi công ty, ứng viên có thể lựa chọn mẫu đơn xin việc theo ngôn ngữ thích hợp
Tùy vào mỗi công ty, ứng viên có thể lựa chọn mẫu đơn xin việc theo ngôn ngữ thích hợp

Bước 5: Lưu và sử dụng mẫu thư xin việc.

Sau khi đã chỉnh sửa xong, ứng viên cần kiểm tra kỹ lưỡng nội dung một lần nữa trước khi ấn “lưu thư”
Sau khi đã chỉnh sửa xong, ứng viên cần kiểm tra kỹ lưỡng nội dung một lần nữa trước khi ấn “lưu thư”

6. Cách gửi thư ứng tuyển "trúng đích", tăng cơ hội phỏng vấn

Hiện nay, có hai cách chính để gửi mẫu thư xin việc cho nhà tuyển dụng là tải trực tiếp lên trang web của công ty hoặc gửi qua email.

Đối với nhiều doanh nghiệp có hệ thống tuyển dụng riêng, ứng viên sẽ cần điền thông tin và gửi thư xin việc dưới định dạng chuẩn (thường là PDF). Trong trường hợp này ứng viên cần đảm bảo đặt tên tệp một cách rõ ràng và chuyên nghiệp như “Thư ứng tuyển vị trí …. - Nguyễn Văn A

Hiện nay, gửi thư ứng tuyển qua email là phương thức phổ biến nhất. Khi gửi mẫu thư xin việc qua email, ứng viên cần chú ý:

  • Tiêu đề email: Nên ghi rõ "Ứng tuyển [Vị trí] – Họ tên".

  • Nội dung email: Ngắn gọn, giới thiệu bản thân và đề cập đến các tài liệu đính kèm.

  • Tệp đính kèm: Đặt tên file theo dạng “Họ tên – Thư xin việc”.

Lưu ý rằng khi gửi email, ứng viên cần kiểm tra chính tả, ngữ pháp và tránh các lỗi không đáng có để thể hiện tính chuyên nghiệp.

Một mẫu thư xin việc ấn tượng không chỉ giúp ứng viên nổi bật giữa hàng trăm hồ sơ khác mà còn thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp nhất cho công việc. Vì vậy, việc xây dựng một mẫu thư xin việc hoàn hảo là bước đầu tiên trong hành trình chinh phục sự nghiệp. Nếu ứng viên đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ để tạo mẫu thư xin việc chuyên nghiệp và miễn phí, nền tảng job3s.com.vn chính là lựa chọn lý tưởng, giúp ứng viên dễ dàng xây dựng một mẫu thư xin việc cuốn hút, đảm bảo gây ấn tượng mạnh mẽ nhà tuyển dụng.