Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn xác nhất

Người đi làm sẽ không còn xa lạ gì với khoản đóng bảo hiểm xã hội một lần. Để chính bản thân hiểu được khoản tiền này và có căn cứ bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn cũng cần hiểu được cách tính bảo hiểm xã hội một lần và các thông tin liên quan. Đồng thời, Job3s cũng sẽ hỗ trợ bạn tính BHXH 1 lần đơn giản và đúng theo quy định.

  • BHXH bắt buộc
  • BHXH tự nguyện
  • Cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
Giai đoạn nộp BHXH Mức lương đóng BHXH
1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
1994
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
1994
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
đ
Giai đoạn nộp BHXH Mức lương đóng BHXH Đối tượng tham gia
1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
1994
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
1994
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
đ
Đối tượng khác
  • Đối tượng khác
  • Hộ nghèo
  • Hộ cận nghèo
Giai đoạn nộp BHXH Mức lương đóng BHXH Đối tượng tham gia
1
1994
1
1994
đ
Đối tượng khác
  • Đối tượng khác
  • Hộ nghèo
  • Hộ cận nghèo
Tính BHXH một lần được nhận: 0 (VNĐ)
Diễn giải chi tiết
Giai đoạn nộp BHXH Tháng Mức lương đóng BHXH Hệ số trượt giá Tổng tiền giai đoạn
Tổng tiền đóng BHXH 0 đ
Mức bình quân tiền lương (MBQTL) đóng BHXH (Tổng tiền/số tháng) 0 đ
Hệ số quy định* Số năm MBQL đóng bảo hiểm Mức hưởng BHXH một lần
*Mức hưởng BHXH một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi
(Số tháng lẻ đóng trước năm 2014 được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi)
Tính BHXH một lần được nhận: 0 (VNĐ)
Diễn giải chi tiết
Giai đoạn nộp BHXH Tháng Mức lương đóng BHXH Hệ số trượt giá Tổng tiền giai đoạn
Tổng tiền đóng BHXH 0 đ
Mức bình quân tiền lương (MBQTL) đóng BHXH (Tổng tiền/số tháng) 0 đ
Hệ số quy định* Số năm MBQL đóng bảo hiểm Mức hưởng BHXH một lần
*Mức hưởng BHXH một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi
(Số tháng lẻ đóng trước năm 2014 được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi)
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2018 - hết tháng 12/2021
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2022 - hết tháng 12/2025
Tổng tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH 0 đ
(Nhà nước bắt đầu hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ 01/01/2018)
Tính BHXH một lần được nhận: 0 (VNĐ)
Diễn giải chi tiết
Giai đoạn nộp BHXH Tháng Mức lương đóng BHXH Hệ số trượt giá Tổng tiền giai đoạn
Tổng tiền đóng BHXH 0 đ
Mức bình quân tiền lương (MBQTL) đóng BHXH (Tổng tiền/số tháng) 0 đ
Hệ số quy định* Số năm MBQL đóng bảo hiểm Mức hưởng BHXH một lần
*Mức hưởng BHXH một lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi
(Số tháng lẻ đóng trước năm 2014 được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi)
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2018 - hết tháng 12/2021
Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2022 - hết tháng 12/2025
Tổng tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH 0 đ
(Nhà nước bắt đầu hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ 01/01/2018)

Đóng góp bởi: CEO TONY VŨ

Ngày xuất bản: Thứ Năm, 09/05/2024 10:00:00 +07:00

Người lao động nếu nghỉ việc hoặc không đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 1 năm, có thể nhận được bảo hiểm xã hội 1 lần. Đây được coi là khoản hỗ trợ từ bảo hiểm xã hội và nhà nước dành cho bạn. Để nhận khoản tiền này, người lao động cần nắm được cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn xác nhất.

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là sự bù đắp 1 phần thu nhập dành cho người lao động khi bị ốm đau, thai sản hay gặp tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và hết tuổi lao động hoặc chết.

Căn cứ theo Điều 60, Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định, có 6 trường hợp sẽ được nhận BHXH 1 lần chi tiết dưới đây:

  • Trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu: Nếu đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 54 Luật BHXH 2014, nhưng người lao động chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu, không tham gia BHXH tự nguyện: Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 của Điều 54 Luật BHXH 2014, nhưng lại chưa đủ 15 năm đóng BHXH, không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
  • Bạn ra nước ngoài định cư.
  • Mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng: Người lao động mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng ví dụ như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, bệnh phong và các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Các trường hợp đặc biệt khác quy định tại Điều 2 của Luật BHXH 2014: Người lao động trong trường hợp được quy định tại điểm đ và điểm e của khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 và khi là phục viên, xuất ngũ hoặc thôi việc không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Người lao động cần tìm hiểu rõ điều kiện hưởng BHXH 1 lần
Người lao động cần tìm hiểu rõ điều kiện hưởng BHXH 1 lần

2. Quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng BHXH 1 lần được tính dựa trên số năm bạn đóng BHXH, thời điểm đóng. Dưới đây là chi tiết:

  • Năm đóng trước năm 2014: Mức hưởng sẽ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho 1 năm đã đóng.
  • Năm đóng từ năm 2014 trở đi: Mức hưởng sẽ bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho 1 năm đã đóng.
  • Với trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm: Mức hưởng bằng số tiền đã đóng, nhưng không được vượt quá mức tương đương 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH.
  • Thời điểm hưởng BHXH 1 lần được xác định dựa trên thời điểm ghi nhận của cơ quan BHXH.

3. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn nhất

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định trợ cấp BHXH 1 lần được trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH. Dưới đây là các cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần chuẩn nhất:

Mức hưởng BHXH 1 lần = (1.5 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Trong đó, công thức tính mức bình quân tiền lương (MBQTL) như sau:

MBQTL = (Số tháng đóng BHXH x Mức lương đóng BHXH x Hệ số trượt giá) /Tổng số tháng

Đóng dưới 1 năm:

Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng

Ví dụ: Một người lao động tên B tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023 với mức lương là 5.000.000 đồng, thì mức hưởng BHXH 1 lần sẽ tính như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x 7 x 5,000,000 = 7,700,000 đồng

Đóng trên 1 năm:

Mức hưởng BHXH một lần = (1.5 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Ví dụ: Người lao động tên A có thời gian tham gia BHXH từ tháng 01/2021 đến tháng 4/2023 như sau: Từ 1/2021 - 12/2021: Lương 5,000,000 đồng/tháng, từ 1/2022 - 4/2023: Lương 6,000,000 đồng/tháng. Như vậy, thời gian tham gia BHXH của A là 2 năm 4 tháng.

Vậy, MBQTL đóng BHXH sẽ là:

  1. Từ tháng 1/2021 - 12/2021: Thời gian đã đóng 12 tháng >> Mức tiền lương đóng BHXH 5,000,000 đồng: 5,000,000 x 1.07 x 12 = 64,200,000 đồng.
  2. Từ tháng 1/2022 - 12/2022: Thời gian đã đóng 12 tháng >> Mức tiền lương đóng BHXH 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1.03 x 12 = 74,160,000 đồng.
  3. Từ tháng 1/2023 - 4/2023: Thời gian đã đóng 4 tháng >>> Mức tiền lương đóng BHXH 6,000,000 đồng: 6,000,000 x 1 x 4 = 24,000,000 đồng.

Tổng tiền đã đóng BHXH = 64,200,000 + 74,160,000 + 24,000,000 = 162,360,000 đồng

>> MBQTL đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 162,360,000/28 = 5,798,000 đồng.

>> Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: (1.5 x 5,798,000 x 0) + (2 x 5,798,000 x 2.5) = 28,990,000 đồng.

Lưu ý:

  • Thời gian lẻ tháng đóng BHXH trước 2014 chuyển sang giai đoạn sau 2014.
  • Thời gian tham gia BHXH trong năm ít hơn hoặc bằng 6 tháng được tính là ½ năm, trên 6 tháng tính là 1 năm.
  • Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, quy định bảng trượt giá là như sau:
Đây là quy định bảng trượt giá
Đây là quy định bảng trượt giá

3. Công cụ tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VssID

VssID (Bảo hiểm xã hội số) là ứng dụng dịch vụ thông tin trên thiết bị di động chính thức của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để phục vụ mục đích thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin và thực hiện dịch vụ công cho các cá nhân một cách tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng. Nếu muốn tra cứu thông tin cách tính BHXH 1 lần trên VssID, người lao động có thể thực hiện các bước như sau:

  • Đầu tiên tải và cài cài đặt ứng dụng VssID trên di động và sau đó đăng nhập vào tài khoản VssID.

  • Chọn Thông tin hưởng ở phần tùy chọn trên giao diện của màn hình.

  • Vào mục Một lần, bạn sẽ thấy thông tin chi tiết về tính BHXH 1 lần của người lao động.

4. Quy trình, thủ tục làm bảo hiểm xã hội 1 lần

Sau khi nắm được cách tính BHXH 1 lần, để rút BHXH 1 lần, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Có 2 cách nộp hồ sơ: Hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy.

Hồ sơ bao gồm:

Đối với người lao động trong nước, hồ sơ chuẩn bị bao gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Văn bản đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động.

Đối với người ra nước ngoài, để định cư phải nộp bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng 1 trong các giấy tờ sau đây:

  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp, có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư tại nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; Giấy tờ xác nhận hay thẻ thường trú, cư trú có thời gian từ 5 năm trở lên do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Quy trình nộp trực tiếp:

  • Nộp trực tiếp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi người lao động cư trú.
  • Cơ quan BHXH tiếp nhận, giải quyết và sau đó trả kết quả cho người lao động.
  • Kết quả sẽ gồm Quyết định hưởng BHXH 1 lần, bảng tổng hợp quá trình đóng BHXH, tiền trợ cấp.

Quy trình nộp hồ sơ điện tử (online):

  • Chuẩn bị hồ sơ điện tử bao gồm các bản scan của hồ sơ giấy.
  • Đăng nhập tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Tìm kiếm, chọn mục Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
  • Chọn cơ quan BHXH nơi bạn cư trú, chọn Nộp trực tuyến.
  • Điền đầy đủ thông tin, ký số vào Mẫu số 14A-HSB.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến.
Có công thức cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần rõ ràng và các thủ tục đính kèm
Có công thức cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần rõ ràng và các thủ tục đính kèm

5. Tổng hợp câu hỏi về bảo hiểm xã hội 1 lần

Nhiều người lao động không muốn tốn chi phí hàng tháng dành cho đóng bảo hiểm xã hội hoặc có người cần một khoản tiền để trang trải cho chi phí sinh hoạt hiện tại. Lúc này, họ sẽ chọn nhận thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần. Có khá nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

5.1. Có nên rút BHXH 1 lần không?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không vì sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi người lao động để đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân. Trong quá trình tham gia BHXH, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện và có yêu cầu gửi cơ quan bảo hiểm xã hội thì sẽ được rút theo quy định.

Hiện tại, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành là từ 1 tháng đến dưới 20 năm (trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định). Nhưng, người lao động sẽ không được rút tiền ngay phải chờ sau thời hạn 1 năm (trừ các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngay lập tức không phải đợi) kèm một số điều kiện theo quy định.

Mức hưởng của bảo hiểm xã hội tỷ lệ thuận với mức đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng và thời gian tham gia đóng BHXH. Sau khi hoàn thành rút BHXH 1 lần, việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội sẽ chính thức được tính lại từ đầu. Vì vậy, người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên rút BHXH 1 lần vào thời điểm này hay không?

5.2. Làm bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?

Hiện nay, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ không phân biệt nơi cư trú. Ngoài ra, thủ tục hưởng và việc tính toán các mức hưởng đều giống nhau, do đó người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tại bất cứ bảo hiểm xã hội quận huyện nào trong phạm vi trên toàn quốc. Vì vậy, người lao động đang cư trú tại các tỉnh, thành phố khác nhau không cần thiết phải đến đúng nơi cư trú để nộp hồ sơ.

5.3. Rút bảo hiểm xã hội 1 lần có ảnh hưởng không?

Theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ được tính theo số năm bạn đã đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần, toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó sẽ được xóa bỏ. Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn không cấm người lao động đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần tiếp tục đóng lại để hưởng lương hưu. Sau khi rút, nếu muốn hưởng lương hưu, người lao động phải đóng lại từ đầu.

Tóm lại, sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần và tiếp tục đóng lại, bạn vẫn có thể hưởng lương hưu khi đáp ứng về độ tuổi, thời gian tham gia bảo hiểm. Do đó, việc rút bảo hiểm 1 lần không ảnh hưởng nhiều đến bạn nếu sau này muốn tiếp tục tham gia.

5.4. Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần là bao lâu?

Theo quy định mới, từ ngày 01/7/2025, người lao động sẽ nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, người lao động sẽ nhận được tiền BHXH 1 lần trong thời hạn 10 ngày kể từ khi cơ quan BHXH nhận đầy đủ hồ sơ.

Luật mới bỏ trường hợp sau 1 năm nghỉ việc chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì được rút BHXH 1 lần. Theo đó, bạn tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025 sau 1 năm nghỉ việc, không tham gia BHXH và chưa có đủ 20 năm đóng BHXH sẽ không được rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Người lao động có nhiều thắc mắc khi muốn làm chế độ hưởng BHXH 1 lần
Người lao động có nhiều thắc mắc khi muốn làm chế độ hưởng BHXH 1 lần

Nhìn chung, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần rất đơn giản và dễ dàng. Người lao động có thể tham khảo công thức tính trong bài viết. Từ ngày 1/7/2025, thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần có nhiều sự thay đổi, bạn có thể tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định chính xác phù hợp với tình trạng tài chính hiện tại của bản thân. Hy vọng bài viết trên giúp các bạn giải quyết những vướng mắc hiện tại về vấn đề rút bảo hiểm xã hội.

Chia sẻ tin với bạn bè

Sao chép đường dẫn
Mạng xã hội