Tìm việc làm Đạo diễn ngày 08/01/2025 update 0 việc làm
Nhu cầu tuyển đạo diễn ngày càng tăng cao vì lĩnh vực về phim ảnh, âm nhạc hay hoạt động nghệ thuật đang phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp luôn mong muốn tuyển đạo diễn có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Mức lương của vị trí việc làm này dao động từ 10.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng.
1. Nhu cầu nhân lực của việc làm đạo diễn
Đạo diễn (Director) là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm soát quá trình tạo ra các tác phẩm nghệ thuật có thể là phim truyền hình, phim tài liệu, điện ảnh, sitcom hoặc các dự án âm nhạc và nghệ thuật.
Đạo diễn đóng vai trò rất lớn tạo nên thành công của một dự án nghệ thuật mà họ tham gia. Công việc của đạo diễn đặt nền móng, định hình và hướng dẫn các nhân viên dưới quyền thực hiện hoá những đề xuất, kế hoạch đã được chuẩn bị từ trước.
Năm 2024, Việt Nam có 3 LHP quy mô tầm cỡ quốc tế bao gồm: LHP quốc tế Hà Nội (HANIFF), LHP Châu Á - Đà Nẵng (DANAFF), LHP quốc tế TP Hồ Chí Minh (HIFF). Đây là những sự kiện được nhiều nhà làm phim, đạo diễn, diễn viên mong chờ, giúp cho nền công nghiệp điện ảnh của nước ta tiệm cận với các cách làm phim từ những nền văn hóa khác. Do đó, nhu cầu tuyển đạo diễn trên thị trường Việt Nam ngày càng lớn, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn.
Không dừng lại ở lĩnh vực phim ảnh, âm nhạc và nghệ thuật có quy mô lớn, nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng tìm kiếm các đạo diễn phim cho các video ngắn nhằm quảng bá sản phẩm, kích thích mua hàng. Có tới hàng trăm tin tuyển dụng vị trí công việc này trên hệ thống trang web việc làm hiện nay. Các doanh nghiệp sẵn sàng chi ra mức lương hấp dẫn nhằm thu hút nhân tài có năng lực và kinh nghiệm.
2. Cập nhật mức lương tuyển dụng việc làm đạo diễn
Đạo diễn được coi là nghề “hốt bạc” tại thị trường Việt Nam hiện nay. Dù là các đạo diễn ít tên tuổi, thu nhập của bạn vẫn phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn và quy mô công ty. Dưới đây là thu nhập chi tiết:
Vị trí công việc | Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) |
Đạo diễn quảng cáo | 10.000.000 - 18.000.000 |
Đạo diễn phim hài ngắn (sitcom) | 10.000.000 - 18.000.000 |
Đạo diễn phim truyền hình | 18.000.000 – 25.000.000 |
Đạo diễn phim điện ảnh | 18.000.000 – 25.000.000 |
Đạo diễn sân khấu và nhạc kịch | 18.000.000 – 25.000.000 |
Ngoài ra, tùy từng lĩnh vực công việc mà mức lương của đạo diễn cũng thay đổi có thể dựa vào số tập phim, quy mô sự kiện.
3. Các vị trí việc làm đạo diễn
Việc làm đạo diễn là một trong những ngày nghề được trọng vọng nhất trong giới nghệ thuật hiện nay vì họ là người cầm trịch các dự án từ điện ảnh đến truyền hình hay các chương trình giải trí khác. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà đạo diễn sẽ thực hiện những công việc khác nhau.
3.1. Đạo diễn phim điện ảnh
Đạo diễn phim điện ảnh là người chịu trách nhiệm chỉ đạo cho một tác phẩm điện ảnh cụ thể. Người làm công việc này cần nắm vững những hoạt động trong quá trình sản xuất các tác phẩm điện ảnh.
Công việc chính:
- Chọn kịch bản phim điện ảnh mình mong muốn.
- Tập hợp cả ê-kíp làm phim.
- Casting dàn diễn viên tham gia phim.
- Thực hiện công tác chỉ đạo cả đoàn làm phim.
- Chỉ đạo diễn xuất của các diễn viên tham gia.
- Thực hiện công tác hậu kỳ cuối cùng.
3.2. Đạo diễn truyền hình
Đạo diễn truyền hình là người chịu trách nhiệm chỉ đạo cả quá trình làm phim truyền hình. Những bộ phim truyền hình thường có nội dung xoay quanh một hoặc một vài nhóm đối tượng.
Công việc chính:
- Lựa chọn, chuẩn bị kịch bản cho bộ phim truyền hình.
- Casting tuyển chọn diễn viên, phân vai.
- Chỉ đạo diễn xuất của các diễn viên tham gia.
- Tổ chức sản xuất cả quá trình làm phim.
- Quản lý công việc quay phim, dựng phim.
- Chỉ đạo mỹ thuật, hóa trang và phục trang.
- Góp phần tham gia quá trình làm hậu kỳ cho phim truyền hình.
3.3. Đạo diễn sân khấu và nhạc kịch
Đạo diễn sân khấu và nhạc kịch là người chịu trách nhiệm chính cho các dự án sân khấu và nhạc kịch tại các nhà hát, sự kiện âm nhạc, nghệ thuật.
Công việc chính:
- Xây dựng kịch bản, dàn dựng và chỉ huy tác phẩm, chương trình sân khấu và nhạc kịch.
- Đánh giá phân tích, xử lý kịch bản sân khấu và nhạc kịch.
- Chỉ đạo diễn xuất của các diễn viên.
- Dàn dựng, sản xuất và sưu tầm các tài liệu liên quan đến tác phẩm.
- Trình duyệt, sửa chữa nâng cao tác phẩm sân khấu, nhạc kịch.
- Theo dõi hiệu quả của tác phẩm với xã hội sau khi chương trình ra mắt.
3.4. Đạo diễn quảng cáo
Đạo diễn quảng cáo là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ mọi mặt từ sáng tạo đến khi thực hiện của một TVC quảng cáo.
Công việc chính:
- Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ các cảnh quay sao cho phù hợp với tiêu chí của nhãn hàng đưa ra.
- Lựa chọn diễn viên phù hợp và tuyển quay phim, âm thanh, hóa trang và nhân viên kỹ thuật.
- Điều phối toàn bộ quá trình quay quảng cáo.
- Đảm bảo tiến độ quá trình sản xuất video quảng cáo đúng lịch trình.
- Tham gia quá trình hậu kỳ như cắt ghép, xử lý âm thanh, hiệu ứng hình ảnh cho video quảng cáo.
3.5. Đạo diễn phim hài ngắn (sitcom)
Đạo diễn phim hài ngắn (sitcom) là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình sản xuất ra một bộ phim hài có thời lượng ngắn.
Công việc chính:
- Tham gia vào quá trình chỉ đạo và giám sát ekip sản xuất series phim ngắn.
- Casting diễn viên và chịu trách nhiệm nội dung.
- Phối hợp với bộ phận biên tập, thiết kế để đưa ra sản phẩm phim ngắn chất lượng cao, hấp dẫn.
- Update các xu hướng mới, những nội dung video hài ngắn để thay đổi kịp thời.
- Thực hiện công việc khác theo yêu cầu của BLĐ công ty.
4. Khu vực tuyển dụng việc làm đạo diễn
Việc làm đạo diễn là ngành nghề đang rất phát triển trên thị trường hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đầu tư tuyển đạo diễn có tay nghề để đảm bảo dự án mình tham gia thành công. Tuy nhiên, khu vực tuyển dụng nhiều vị trí này chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn.
4.1. Tuyển đạo diễn tại Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và luôn được nhà nước đầu tư phát triển văn hóa. Đây là khu vực có nhiều sự kiện âm nhạc nghệ thuật được tổ chức, kéo theo nhu cầu tuyển đạo diễn sân khấu, nhạc kịch tăng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đầu tư khá nhiều vào tuyển đạo diễn phim ngắn (sitcom) và đạo diễn quảng cáo để thúc đẩy mua hàng. Mức lương của công việc này dao động từ 20.000.000 - 25.000.000/tháng, tùy thuộc vào quy mô sự kiện, quy mô công ty và lĩnh vực việc làm.
4.2. Tuyển đạo diễn TP. HCM
TP. HCM là thành phố thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật trọng điểm trực thuộc nhà nước. Đây cũng là nơi có nhiều sân khấu nhạc kịch được đầu tư. Do đó, nhu cầu tuyển đạo diễn sân khấu và nhạc kịch, đạo diễn âm nhạc tăng cao. Ngoài ra, TP. HCM cũng là khu vực có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên nhu cầu tuyển đạo diễn quảng cáo phục vụ cho việc quảng bá hàng hóa và thương hiệu khá nhiều. Mức lương của việc làm đạo diễn khu vực này dao động từ 30.000.000 - 35.000.000 VNĐ/tháng.
4.3. Việc làm đạo diễn tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố có nhiều sự kiện nổi bật được tổ chức thường niên mỗi năm như lễ hội bắn pháo hoa, lễ hội ẩm thực, lễ hội âm nhạc… Do đó, nhu cầu tuyển đạo diễn chỉ đạo những chương trình văn hóa nghệ thuật tại khu vực này luôn rất cao so với nhiều tỉnh thành khác. Các doanh nghiệp luôn đưa ra chế độ đãi ngộ tốt với các ứng viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này, với mức lương dao động từ 15.000.000 - 18.000.000 VNĐ/dự án tùy thuộc vào quy mô chương trình.
5. Những kỹ năng và yêu cầu cần có cho việc làm đạo diễn
Việc làm đạo diễn là công việc có thu nhập khá hấp dẫn nhưng nếu muốn được các doanh nghiệp lựa chọn, bạn cần phải thỏa mãn những yêu cầu dưới đây:
Kiến thức về nghệ thuật và kỹ thuật điện ảnh
- Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện ảnh: Một đạo diễn cần có kiến thức chuyên sâu về các khía cạnh của điện ảnh có thể bao gồm như kỹ thuật quay phim, ánh sáng, khả năng biên kịch và chỉ đạo diễn xuất.
- Kỹ năng sáng tạo nghệ thuật: Sở hữu khả năng sáng tạo sẽ giúp đạo diễn có thể để biến ý tưởng từ kịch bản thành những hình ảnh sống động trên màn ảnh. Một đạo diễn cũng cần khả năng thẩm định nghệ thuật để đưa ra quyết định về góc máy, dựng cảnh và ánh sáng.
- Khả năng thực hiện ý tưởng: Đạo diễn điện ảnh cần có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo, mới lạ giúp cho bộ phim nổi bật và thu hút hơn.
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm
- Khả năng lãnh đạo: Công việc chính của một đạo diễn là chỉ đạo và hướng dẫn.
- Khả năng quản lý: Đạo diễn phải có khả năng quản lý các thành viên trong đoàn như diễn viên, nhà sản xuất, quay phim và những nhân viên trong đội ngũ sản xuất. Một đạo diễn cùng cần khả năng quản lý thời gian, ngân sách.
Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và thuyết phục
- Kỹ năng giao tiếp: Đạo diễn tiếp xúc với nhiều người từ ekip làm phim đến các nhà báo, truyền thông, do đó những người này cần phải có cách trao đổi thông tin khéo léo.
- Lắng nghe và thuyết phục: Đạo diễn cần biết cách hướng dẫn, chỉ đạo và hướng dẫn đội ngũ sản xuất để đạt được mục tiêu. Đây cũng là người cần khả năng lắng nghe để thấu hiểu nhân viên.
Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
Trên phim trường hoặc sau cánh gà, rất nhiều tình huống phát sinh có thể xảy ra ví dụ như vấn đề trang phục, sức khỏe thậm chí những xung đột cá nhân. Do đó, đạo diễn phải là người có khả năng giải quyết những tình huống và đưa ra các quyết định giúp cho công việc suôn sẻ hơn.
Khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật
Một đạo diễn cần phải có óc sáng tạo, tầm nhìn xa trông rộng sẽ để lại ấn tượng trong lòng fan. Bất kỳ một bộ phim, vở kịch hay một chương trình nào cũng cần tới yếu tố thẩm mỹ vì nó sẽ đánh vào phần nghe và phần nhìn của người xem.
Ngoài ra, để có thể trở thành đạo diễn giỏi, bạn cũng cần sự tỉ mỉ, có đam mê với nghề và luôn ham học hỏi.
6. Những khó khăn trong ngành việc làm đạo diễn
Ngành việc làm đạo diễn đang có nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh những tiềm năng, công việc này cũng đòi hỏi một số thách thức:
Cạnh tranh trong ngành công nghiệp giải trí
Trong ngành công nghiệp giải trí, việc làm đạo diễn gặp nhiều cạnh tranh vì bạn sẽ phải đối mặt rất nhiều người cùng ngành nghề. Nếu không có khả năng chuyên môn và tư duy thẩm mỹ, đạo diễn non kinh nghiệm sẽ khó có thể tìm được các dự án lớn hay tạo ra các bộ phim hay.
Khó khăn trong việc quản lý ngân sách và thời gian sản xuất
Đạo diễn là người chịu trách nhiệm chính của toàn bộ dự án. Bạn là người sẽ phải xử lý hầu hết tất cả các công việc. Do đó, đạo diễn có thể gặp một số vấn đề phát sinh liên quan đến ngân sách. Hơn thế, những người làm việc này cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi thời gian sản xuất dự án sao cho kịp tiến độ.
Ngoài ra, đạo diễn khi có dự án thường khá bận rộn với công việc và không có thời gian dành cho gia đình. Những người làm về lĩnh vực phim ảnh, âm nhạc hay phải di chuyển tới các địa điểm khác để quay.
Đối mặt với áp lực từ nhà sản xuất và khán giả
Một tác phẩm thành công là dự án được nhiều khán giả quan tâm và đón nhận. Tuy nhiên, các đạo diễn cũng gặp phải nhiều tác phẩm thất bại thậm chí nhận những lời chê bai từ công chúng. Do đó, họ gặp nhiều áp lực vì vừa phải làm theo ý nhà sản xuất vừa thu hút được khán giả và vẫn đảm bảo được “đứa con tinh thần” của mình ra đời hoàn thiện nhất.
Nhìn chung, nhu cầu tuyển đạo diễn tại thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng rất vượt trội. Nhiều doanh nghiệp tích cực đầu tư vào ngành nghề này để mang lại doanh thu lợi nhuận lớn hơn. Hơn thế, việc làm đạo diễn hiện nay cũng khá đa dạng ở các lĩnh vực như điện ảnh, truyền hình, âm nhạc và quảng cáo. Nếu có tài năng về công việc này và mong muốn mức thu nhập hấp dẫn, bạn có thể lựa chọn trở thành đạo diễn.