Tìm việc làm Giáo viên/Giảng viên/Gia sư có 728 tin tuyển dụng tháng 4/2025

Xem nhanh

Xem nhanh

Hạn nộp: 07/05/2025
Hà Nội Còn 27 ngày để ứng tuyển 8 - 15 triệu Kinh nghiệm: 1 năm

Xem nhanh

Xem nhanh

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng với mức lương hấp dẫn trung bình từ 11.000.000 - 18.000.000 VNĐ/tháng, chế độ đãi ngộ tốt cùng cơ hội thăng tiến cao. Việc làm giảng viên đang mở ra nhiều cơ hội cho những ai đam mê giảng dạy và muốn thử sức trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp.

1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm giảng viên

Giảng viên (Professor) là những người có trình độ sau đại học trong một chuyên ngành hoặc lĩnh vực cụ thể, chịu trách nhiệm giảng dạy và đào tạo tại các cơ sở giáo dục như trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Tại Việt Nam, để trở thành giảng viên, ứng viên phải có ít nhất là bằng thạc sĩ đúng với chuyên ngành giảng dạy.

Giảng viên đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn giúp sinh viên có định hướng nghề nghiệp, phát triển các kỹ năng mềm cần thiết trước khi bước vào thị trường lao động.

Ngoài ra, giảng viên còn tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, soạn tài liệu, giáo trình chuyên ngành, thực hiện các công việc theo sự phân công của bộ môn và nhà trường.

Hiện nay, các trường cao đẳng, đại học không ngừng mở rộng chương trình đào tạo, cải thiện chất lượng giáo dục, vậy nên nhu cầu tuyển dụng việc làm giảng viên có trình độ chuyên môn luôn ở mức cao. Với những giảng viên có bằng tiến sĩ và nhiều năm kinh nghiệm sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như phó giáo sư hay giảng viên cao cấp.

Bên cạnh đó, một số trường đại học đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tạo cơ hội cho giảng viên tham gia các dự án nghiên cứu, hội thảo quốc tế để nâng cao năng lực chuyên môn.

Giảng viên đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội
Giảng viên đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội

2. Mức lương trung bình của việc làm giảng viên

Mức lương của giảng viên tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vị trí, nơi làm việc. Dưới đây là mức lương trung bình của giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học:

Mức lương giảng viên là viên chức tại các cơ sở giáo dục công lập

Mức lương của giảng viên đại học, viên chức trong đơn vị công lập được quy định trong Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT và Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT như sau:

Mức lương giảng viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp ưu đãi

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở được quy định rõ tại điều 3 của nghị định 73/2024 là 2.340.000 VNĐ/tháng.
  • Hệ số lương của giảng viên đại học theo quy định của Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT như sau:

Chức danh

Loại viên chức

Hệ số lương

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp, đại học cao cấp

Viên chức loại A3, nhóm 1

6,2 – 8,0

14.508.000 – 18.720.000

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính, đại học chính

Viên chức loại A2, nhóm 1

4,4 – 6,78

10.296.000 – 15.862.200

Giảng viên đại học, trợ giảng, cao đẳng sư phạm

Viên chức loại A1

2,34 – 4,98

5.475.600 – 11.653.200

Lưu ý: Mỗi cấp bậc của giảng viên sẽ tương ứng với một hệ số lương riêng. Những người mới vào nghề thường có hệ số lương ở mức khởi đầu nên thu nhập thường thấp hơn. Khi có nhiều kinh nghiệm và thành tích trong ngành thì hệ số lương sẽ tăng dần. Bên cạnh lương chính, giảng viên có thể nhận thêm các phụ cấp ưu đãi khác.

Mức lương giảng viên đại học ký theo hợp đồng

Giảng viên ký hợp đồng lao động với các trường cao đẳng, đại học sẽ được hưởng lương và thưởng theo thỏa thuận với nhà trường. Tuy nhiên, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, cụ thể:

  • Trường thuộc vùng I là 4.680.000 VNĐ/tháng.

  • Trường thuộc vùng II là 4.160.000 VNĐ/tháng.

  • Trường thuộc vùng III là 3.640.000 VNĐ/tháng.

  • Trường thuộc vùng IV là 3.250.000 VNĐ/tháng.

Mức lương của giảng viên tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vị trí, nơi làm việc
Mức lương của giảng viên tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vị trí, nơi làm việc

3. Mô tả chi tiết công việc của việc làm giảng viên

Giảng viên là người đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục, giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Vậy nên, họ thường đảm nhận nhiều công việc như:

  • Tham gia giảng dạy và đào tạo: Giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy, xây dựng và phát triển, đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo. Đồng thời, tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập và hướng dẫn sinh viên tham gia thí nghiệm, thực hành. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách để phục vụ cho việc giảng dạy.

  • Nghiên cứu khoa học: Giảng viên làm việc tại các cơ sở giáo dục phải tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ để nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo.

  • Phát triển năng lực chuyên môn: Giảng viên cần không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và phương pháp giảng dạy. Ngoài ra họ phải tham gia tích cực vào các hoạt động thực tiễn để cải thiện hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

  • Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: Giảng viên không chỉ là người truyền đạt tri thức mà còn là tấm gương về đạo đức và phong cách làm việc. Họ cần tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trung thực trong giảng dạy, giữ gìn phẩm chất tốt, xây dựng hình ảnh uy tín trong môi trường giáo dục.

Mô tả chi tiết công việc của giảng viên trong cơ sở giáo dục
Mô tả chi tiết công việc của giảng viên trong cơ sở giáo dục

4. Những việc làm giảng viên phổ biến hiện nay

Sau khi tốt nghiệp chương trình sau đại học, giảng viên có thể làm việc tại các vị trí khác nhau như:

4.1. Việc làm giảng viên cơ hữu

Giảng viên cơ hữu là nhân viên chính thức của trường đại học, chịu trách nhiệm giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các chương trình đào tạo của trường. Họ là đội ngũ giảng viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước và được ký hợp đồng với thời hạn 3 năm hoặc không xác định thời gian theo quy định của Bộ Lao động.

Để trở thành giảng viên cơ hữu, ứng viên cần có bằng Thạc sĩ trở lên theo đúng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Họ được đào tạo về các kỹ năng sư phạm, có phẩm chất, đạo đức tốt để đảm bảo truyền đạt kiến thức đến sinh viên hiệu quả.

4.2. Việc làm giảng viên thỉnh giảng

Giảng viên thỉnh giảng là những người được mời đến giảng dạy theo hợp đồng ngắn hạn tại các cơ sở giáo dục. Họ thường là chuyên gia trong chuyên ngành hoặc một lĩnh vực cụ thể và có trình độ học vấn từ đại học trở lên.

Công việc của giảng viên thỉnh giảng bao gồm giảng dạy các chuyên đề, truyền đạt lý thuyết, hướng dẫn sinh viên thực hành và tham gia các hoạt động nghiên cứu. Vị trí này cũng có thể tham gia vào hội đồng chấm đồ án, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ hoặc tham gia biên soạn giáo trình, viết sách tham khảo và tài liệu giảng dạy.

Ngoài ra, giảng viên thỉnh giảng còn chịu trách nhiệm tham gia vào hoạt động nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ phát triển giáo dục trong trường.

Sau khi tốt nghiệp chương trình sau đại học, giảng viên có thể làm việc tại các vị trí
Sau khi tốt nghiệp chương trình sau đại học, giảng viên có thể làm việc tại các vị trí (nguồn Internet)

5. Khu vực tuyển dụng việc làm giảng viên nhiều nhất

Nhu cầu tuyển dụng việc làm giảng viên ngày càng tăng tại các thành phố lớn, mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho những ai có niềm đam mê dạy học:

5.1. Việc làm giảng viên Hà Nội

Hà Nội là một trong những trung tâm giáo dục lớn của cả nước, nơi tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học. Với mật độ dân số đông cùng số lượng sinh viên ngoại tỉnh đổ về học tập ngày càng tăng khiến các trường phải mở thêm lớp, ngành học mới.

Mỗi năm thường có nhiều giảng viên nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đòi hỏi các trường phải tuyển người thay thế. Vậy nên, tất cả những yếu tố trên khiến nhu cầu tuyển việc làm giảng viên tại Hà Nội luôn ở mức cao.

5.2. Việc làm giảng viên TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế và giáo dục lớn của cả nước với nhiều trường đại học, cao đẳng và học viện, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giảng viên luôn ở mức cao.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng đã tạo động lực cho các trường mở rộng nhiều chuyên ngành mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ tài chính, digital marketing. Nhiều trường đại học cũng đang đẩy mạnh việc thu hút giảng viên có trình độ chuyên môn nhằm nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo.

5.3. Việc làm giảng viên Đà Nẵng

Tuy nhu cầu tuyển dụng việc làm giảng viên tại Đà Nẵng không lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn ở mức khá cao. Nơi đây là trung tâm giáo dục, kinh tế lớn nhất miền Trung, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng.

Đồng thời nhu cầu nhân lực ngành du lịch, công nghệ, logistics ngày càng lớn nên các trường có xu hướng mở rộng chương trình đào tạo, tạo ra nhiều cơ hội việc làm giảng viên.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm giảng viên ngày càng tăng tại các thành phố lớn, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp
Nhu cầu tuyển dụng việc làm giảng viên ngày càng tăng tại các thành phố lớn, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp

6. Yêu cầu trình độ, kỹ năng đối với việc làm giảng viên

Trên thực tế, mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những yêu cầu riêng đối với giảng viên. Tuy nhiên để hoàn thành tốt công việc hướng dẫn sinh viên, ứng viên cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản dưới đây:

Trình độ và chuyên môn

  • Bằng cấp: Để trở thành giảng viên tại trường đại học cao đẳng, ứng viên cần có bằng tốt nghiệp sau đại học từ thạc sĩ trở lên đúng với chuyên ngành giảng dạy. Ngoài ra có trình độ ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo quy định của bộ giáo dục.

  • Trình độ chuyên môn: Ứng viên cần phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, nắm vững mục tiêu, kế hoạch và nội dung chương trình giảng dạy. Biết cách soạn giáo trình khoa học, hướng dẫn sinh viên viết luận án, khóa luận và luôn cập nhật các phương pháp giảng dạy hiệu quả.

  • Có công trình nghiên cứu được công nhận: Ở vị trí như giáo sư hay giảng viên cao cấp có vai trò lãnh đạo, tổ chức định hướng về đào tạo đại học nên ứng viên yên cầu thường cao hơn và khắt khe hơn. Vị trí này yêu cầu có bằng tiến sĩ chuyên ngành, có kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở bậc đại học hoặc sau đại học, trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, họ cần có ít nhất một công trình nghiên cứu được công nhận để khẳng định năng lực của mình.

Kỹ năng mềm

Bên cạnh trình độ chuyên môn, giảng viên cũng cần có những kỹ năng mềm quan trọng để thực hiện tốt vai trò của mình như:

  • Đạo đức nghề nghiệp: Giảng viên không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn phải là người định hướng tư duy và nhân cách cho sinh viên. Một giảng viên có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ tạo dựng được lòng tin, sự tôn trọng và giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, vai trò của mình trong xã hội.

  • Tinh thần trách nhiệm và kỷ luật: Giảng viên cần có tinh thần trách nhiệm cao và tính kỷ luật để đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như quản lý lớp học hiệu quả. Tính kỷ luật còn giúp giảng viên duy trì môi trường học tập nghiêm túc, sinh viên có thể tập trung học tập và phát triển tốt nhất.

  • Tinh thần học hỏi: Trong một môi trường giáo dục luôn có xu hướng đổi mới, giảng viên cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới, tìm hiểu những phương pháp giảng dạy hiện đại để áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình. Tinh thần học hỏi không chỉ giúp giảng viên nâng cao năng lực cá nhân mà còn mang đến những trải nghiệm học tập tốt nhất cho sinh viên.

  • Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu: Kỹ năng lắng nghe giúp giảng viên nhận biết được những vấn đề khó khăn mà sinh viên đang gặp phải. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để giúp sinh viên vượt qua thử thách, phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng.

Giảng viên cần có những kỹ năng mềm quan trọng để hoàn thành tốt công việc của mình
Giảng viên cần có những kỹ năng mềm quan trọng để hoàn thành tốt công việc của mình

Việc làm giảng viên là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục, giúp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng giảng viên ngày càng cao với cơ hội làm việc tại các trường đại học, cao đẳng công lập hoặc tư nhân, các trung tâm giáo dục. Công việc này không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà còn yêu cầu kỹ năng sư phạm, nghiên cứu khoa học.