Tổng 0 kết quả / Từ khóa "Luật/Pháp lý"

Tìm việc làm Luật/Pháp lý ngày 07/01/2025 update 0 việc làm

None suitable job Chưa tìm thấy việc làm phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn

Nhu cầu tuyển dụng việc làm luật càng ngày càng gia tăng, cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương cạnh tranh từ 2.000.000 - 41.000.000 VNĐ/tháng cùng tiềm năng phát triển vượt bậc. Các vị trí trong ngành luật không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn yêu cầu các kỹ năng mềm quan trọng.

1. Nhu cầu việc làm Luật sư/Pháp lý/Pháp chế hiện nay

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong tổng nhu cầu nhân lực từ năm 2020 đến giai đoạn 2025-2030, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính chiếm tỷ trọng 33% trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo.

Hiện nay, theo thống kê từ Bộ Tư pháp, đến ngày 31/12/2023, cả nước có khoảng 17.727 luật sư đang hành nghề, 23.194 chứng chỉ hành nghề luật sư và 18.016 thẻ luật sư đã được cấp.

Tuy có nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành luật nhưng chất lượng đào tạo hiện tại chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu tuyển dụng, tạo ra khoảng trống lớn trong thị trường lao động việc làm luật. Tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu tuyển dụng việc làm pháp lý ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của các công ty, tập đoàn lớn và các tổ chức xã hội.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm Luật đang tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn
Nhu cầu tuyển dụng việc làm Luật đang tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn

2. Cập nhật mức lương tuyển dụng Việc làm Luật / Pháp lý

Mức lương trong ngành Luật khá hấp dẫn, tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm của ứng viên. Các việc làm làm pháp lý như luật sư, cố vấn pháp lý và chuyên viên pháp chế có mức lương khởi điểm từ 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng, có thể lên đến 30.000.000 VNĐ hoặc cao hơn với những người có kinh nghiệm lâu năm.Dưới đây là bảng cập nhật chi tiết mức lương cho từng công việc trong ngành này, có sự biến động tùy vào lĩnh vực và thời điểm.

Mức lương theo vị trí

Việc làm Luật sư /Pháp lý/Pháp chế

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

Nhân viên pháp chế

7.000.000 - 13.000.000

Luật sư

7.000.000 - 20.000.000

Nhân viên pháp lý

7.000.000 - 25.000.000

Mức lương theo cấp bậc

Việc làm Pháp chế

Mức lương dao động

Thực tập Pháp chế

2.000.000 - 5.000.000

Nhân viên Pháp chế

7.000.000 - 13.000.000

Chuyên viên pháp chế

15.000.000 - 25.000.000

Trưởng phòng pháp chế

21.000.000 - 41.000.000

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và lĩnh vực cụ thể, mức lương cho việc làm Luật có thể biến động, thay đổi tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, và yêu cầu chuyên môn của từng vai trò.

3. Phân biệt việc làm Luật sự/Pháp lý/Pháp chế

Trong ngành luật, mỗi vị trí như Luật sư, nhân viên Pháp chế và nhân viên Pháp lý đều có vai trò, nhiệm vụ riêng biệt, phù hợp với những nhu cầu tuyển dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh để giúp ứng viên hiểu rõ hơn về từng công việc làm luật:

Tiêu chí

Luật sư

Nhân viên Pháp chế

Nhân viên pháp lý

Khái niệm

Luật sư là người được cấp phép đại diện pháp lý, bào chữa cho khách hàng trong các vụ kiện.

Nhân viên Pháp chế chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các vấn đề pháp lý nội bộ trong doanh nghiệp.

Nhân viên Pháp lý là người hỗ trợ pháp lý, xử lý các thủ tục và hồ sơ liên quan đến pháp luật.

Vai trò

Bảo vệ quyền lợi, giải quyết tranh chấp pháp lý cho khách hàng.

Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, xây dựng quy trình pháp lý nội bộ.

Hỗ trợ quy trình pháp lý, nghiên cứu và xử lý các tài liệu, hồ sơ pháp luật.

Công việc cụ thể

Tư vấn, bào chữa trong các vụ án, đàm phán và thương lượng pháp lý cho khách hàng.

Soạn thảo quy định, hợp đồng, đảm bảo tuân thủ pháp luật doanh nghiệp.

Xử lý hồ sơ pháp lý, cung cấp tài liệu pháp lý và hỗ trợ luật sư.

Tóm lại:
  • Luật sư: là nghề yêu cầu trình độ chuyên môn cao và thường xuyên đối mặt với tranh chấp.

  • Nhân viên Pháp chế: là công việc phù hợp với những ai có kinh nghiệm pháp luật và muốn làm việc ổn định trong doanh nghiệp.

  • Nhân viên Pháp lý: dễ tiếp cận hơn cho người mới, thường xuyên xử lý tài liệu và hỗ trợ các bộ phận pháp lý.

Trong số các vị trí trên, nhu cầu tuyển dụng cho Nhân viên Pháp chế và Nhân viên Pháp lý hiện nay khá cao do các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc tuân thủ pháp luật.

Để tìm được công việc phù hợp, ứng viên cần phân biệt rõ ràng luật sư, nhân viên phát chế và nhân viên pháp lý
Để tìm được công việc phù hợp, ứng viên cần phân biệt rõ ràng luật sư, nhân viên phát chế và nhân viên pháp lý

4. Những việc làm Luật sư/Pháp lý/Pháp chế phổ biến

Công việc làm pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và công bằng xã hội. Với sự phát triển của kinh tế và hội nhập quốc tế, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực pháp lý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là các vị trí như luật sư, chuyên viên pháp chế và công chứng viên. Sau đây là các vị trí tiêu biểu trong ngành việc làm pháp lý.

4.1. Việc làm Luật sư

Luật sư là người chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại tòa án và giải quyết các tranh chấp pháp lý. Ngoài ra, việc làm luật sư cũng tham gia soạn thảo và kiểm tra các hợp đồng pháp lý, đại diện cho khách hàng trong các cuộc đàm phán và làm việc với các cơ quan chính phủ khi cần thiết.

Để thành công trong lĩnh vực việc làm luật, luật sư cần có kiến thức pháp luật vững chắc, kỹ năng phân tích và lập luận sắc bén. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục cũng vô cùng quan trọng để giúp luật sư thuyết phục và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Ngoài ra, luật sư cần có Chứng chỉ Hành nghề Luật sư từ Học viện Tư pháp và thường xuyên cập nhật kiến thức qua các khóa học chuyên sâu.

Luật sư là một trong nghề phổ biến trong việc làm ngành Pháp lý
Luật sư là một trong nghề phổ biến trong việc làm ngành Pháp lý

4.2. Việc làm pháp chế

Nhân viên pháp chế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm rằng các hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật. Họ có nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho ban lãnh đạo và các phòng ban khác, rà soát các hợp đồng và văn bản pháp lý, đồng thời tham gia giải quyết các tranh chấp và khiếu nại phát sinh. Ngoài ra, họ còn phải theo dõi các thay đổi trong quy định pháp luật để cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp.

Các kỹ năng cần thiết cho vị trí nhân viên pháp chế bao gồm khả năng phân tích, tư duy chiến lược và kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Việc làm luật này cũng cần có kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian hiệu quả. Chuyên viên pháp chế có khả năng thăng tiến lên các vị trí quản lý trong công ty hoặc trở thành đối tác tại các công ty luật.

Chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp rà soát các hợp đồng, khiếu nại… đảm bảo về mặt pháp lý
Chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp rà soát các hợp đồng, khiếu nại… đảm bảo về mặt pháp lý

4.3. Việc làm pháp lý

Nhân viên pháp lý là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn công việc của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc của việc làm luật này bao gồm soạn thảo và xem xét các tài liệu pháp lý, cung cấp tư vấn pháp lý cho các bộ phận khác trong công ty. Họ cũng có thể đại diện cho doanh nghiệp trong các cuộc làm việc với các cơ quan nhà nước.

Để làm tốt công việc nhân viên pháp lý, các kỹ năng cần thiết bao gồm khả năng phân tích, tư duy logic, và hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp luật. Kỹ năng giao tiếp và thương lượng cũng rất quan trọng để có thể làm việc hiệu quả với các bên liên quan.

 Ứng tuyển vào vị trí nhân viên tư vấn pháp luật ưng viên cần trau dồi khả năng giao tiếp vững vàng
Ứng tuyển vào vị trí nhân viên tư vấn pháp luật ưng viên cần trau dồi khả năng giao tiếp vững vàng

5. Các công ty tuyển dụng Luật sư/Pháp lý/Pháp chế cao

Việc làm luật hiện nay đang có nhu cầu cao tại nhiều công ty và tổ chức, bao gồm các công ty luật, ngân hàng, và các doanh nghiệp khác. Mỗi loại hình công ty có yêu cầu và đặc thù riêng, đòi hỏi ứng viên cần trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng công việc.

5.1. Công ty Luật

Các công ty luật chuyên về tư vấn và giải quyết các tranh chấp pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Ứng viên việc làm luật trong môi trường này cần có kiến thức sâu rộng về luật, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề và kỹ năng nghiên cứu pháp lý. Nhiều công ty luật lớn như Luật Minh Khuê, LNT & Partners hay YKVN luôn tìm kiếm các ứng viên giàu kinh nghiệm với kỹ năng phân tích và xử lý tình huống phức tạp.

5.2. Ngân hàng

Các ngân hàng cũng có nhu cầu cao về nhân viên pháp chế để giám sát và đảm bảo các hoạt động tài chính tuân thủ quy định pháp luật. Trong việc làm pháp lý tại ngân hàng, ứng viên cần có kiến thức về luật kinh doanh và tài chính, kỹ năng soạn thảo và kiểm tra hợp đồng, cùng khả năng dự đoán và phòng ngừa rủi ro pháp lý. Một số ngân hàng lớn thường xuyên tuyển dụng nhân sự pháp chế là MBBank, VPBank, TPBank.

Rất nhiều việc làm luật đang được các ngân hàng lớn săn đón
Hiện nay có rất nhiều việc làm luật đang được các ngân hàng lớn săn đón

5.3. Doanh nghiệp khác

Ngoài các công ty luật và ngân hàng, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất, bất động sản và thương mại điện tử cũng tuyển dụng vị trí pháp chế để đảm bảo các hoạt động của họ tuân thủ pháp luật. Ứng viên trong lĩnh vực việc làm luật cần kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng và giải quyết tranh chấp nội bộ. Các tập đoàn lớn như Hòa Phát, Sun Group và FPT thường xuyên đăng tuyển dụng nhân sự việc làm pháp lý.

6. Một số hình thức tuyển dụng nhân viên Luật sư /Pháp lý/Pháp chế

Việc làm luật hiện nay có nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức. Các hình thức tuyển dụng phổ biến bao gồm tuyển dụng nhân viên pháp chế mới ra trường, nhân viên pháp lý yêu cầu kinh nghiệm và không yêu cầu kinh nghiệm. Mỗi hình thức đều có yêu cầu và đặc thù công việc riêng.

6.1. Tuyển dụng nhân viên pháp chế mới ra trường

Đối với việc làm pháp lý cho nhân viên mới ra trường, các doanh nghiệp thường tìm kiếm những ứng viên có kiến thức cơ bản về luật pháp và khả năng học hỏi nhanh. Công việc chủ yếu bao gồm hỗ trợ đội ngũ pháp chế trong các nhiệm vụ hành chính, chuẩn bị tài liệu và nghiên cứu luật.

6.2. Tuyển dụng nhân viên pháp lý yêu cầu kinh nghiệm

Đối với các vị trí việc làm luật yêu cầu kinh nghiệm, nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng chuyên sâu và kinh nghiệm làm việc thực tế từ 2-3 năm trở lên. Công việc bao gồm soạn thảo hợp đồng, tư vấn pháp lý cho các phòng ban, và giải quyết các tranh chấp nội bộ.

Đối với việc làm luật có chuyên môn cao doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên tuyển nhân viên có kinh nghiệm
Đối với việc làm luật có chuyên môn cao doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên tuyển nhân viên có kinh nghiệm

6.3. Tuyển dụng nhân viên pháp lý không yêu cầu kinh nghiệm

Với các việc làm pháp lý không yêu cầu kinh nghiệm, các công ty thường tập trung vào các kỹ năng mềm và tiềm năng phát triển của ứng viên. Các công việc này thường bao gồm hỗ trợ pháp lý, chuẩn bị tài liệu và các công việc hành chính trong bộ phận pháp chế.

7. Khu vực tuyển dụng Luật sư /Pháp lý/Pháp chế nhiều

Trong thị trường việc làm luật hiện nay, một số khu vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất bao gồm Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Mỗi khu vực có đặc điểm riêng về ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng, phù hợp với sự phát triển của từng vùng.

7.1. Việc làm Luật sư /Pháp lý/Pháp chế Hà Nội

Các công ty luật, tổ chức tư vấn pháp lý và các cơ quan nhà nước tại Hà Nội thường xuyên tìm kiếm nhân viên pháp chế, luật sư, và chuyên viên pháp lý. Nhu cầu tuyển dụng việc làm luật tại đây lên đến vài trăm tin tuyển dụng chủ yếu đến từ sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn và các tổ chức phi chính phủ (theo số liệu của các trang tuyển dụng uy tín). Những ứng viên có cơ hội làm việc tại đây sẽ được tiếp cận với nhiều dự án pháp lý thú vị và có khả năng phát triển nghề nghiệp tốt.

7.2. Việc làm Luật sư /Pháp lý/Pháp chế TP.HCM

Là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước, TP.HCM luôn có nhu cầu tuyển dụng luật sư tuy nhiên ít hơn so với Hà Nội chỉ có gần 200 tin tuyển dụng trên các nền tảng tìm việc.

Các ngân hàng, tập đoàn đa quốc gia và công ty công nghệ tại đây không ngừng tìm kiếm các chuyên gia pháp lý để đáp ứng nhu cầu về tư vấn, soạn thảo hợp đồng và xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp. Sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp trong và ngoài nước chính là động lực thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng này.

Với sự phát triển kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng việc làm luật rất cao
Với sự phát triển kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng việc làm luật rất cao

7.3. Việc làm Luật sư /Pháp lý/Pháp chế Đà Nẵng

Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch và bất động sản, nhưng đây không phải là một điểm nóng về tuyển dụng việc làm pháp lý với số lượng tương đối nhiều tin tuyển dụng trên nền tảng tìm việc.

Các công ty bất động sản và du lịch cần đến đội ngũ pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng và chính sách. Ngoài ra, nhiều tổ chức và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây cũng đang tìm kiếm nhân viên pháp lý để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

8. Yêu cầu đối với việc làm Luật sư /Pháp lý/Pháp chế

Các nhà tuyển dụng việc làm ngành Luật hiện nay đòi hỏi ứng viên không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải trang bị nhiều kỹ năng thiết yếu. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân sự có thể xử lý hiệu quả các tình huống pháp lý phức tạp và đáp ứng nhu cầu của công việc làm ngành luật. Dưới đây là một số kỹ năng và yêu cầu cần thiết đối với các ứng viên tìm kiếm việc làm luật.

  • Kỹ năng đàm phán và thương lượng: Khả năng đàm phán và thương lượng về các vấn đề pháp lý là một yêu cầu quan trọng, giúp nhân sự đạt được thỏa thuận có lợi cho khách hàng hoặc tổ chức, đặc biệt trong các tranh chấp hợp đồng và thương mại.

  • Kỹ năng tranh biện và hùng biện: Tranh biện và hùng biện là kỹ năng không thể thiếu đối với những người làm trong lĩnh vực luật, đặc biệt khi tham gia vào các phiên tòa hoặc các cuộc họp với khách hàng. Khả năng diễn đạt logic và thuyết phục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quan điểm.

  • Kiến thức pháp luật vững vàng: Ứng viên cần nắm chắc kiến thức pháp luật cơ bản và chuyên sâu, bao gồm luật dân sự, luật hình sự, luật thương mại và các quy định pháp lý liên quan.

  • Kỹ năng phân tích và lập luận: Đây là kỹ năng quan trọng giúp ứng viên có thể đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp pháp lý hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tổ chức.

  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: Việc làm luật yêu cầu nhân viên thường xuyên trao đổi, thương lượng và tư vấn pháp lý, do đó kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là rất cần thiết.

  • Kỹ năng nghiên cứu và viết báo cáo: Công việc pháp lý đòi hỏi khả năng nghiên cứu sâu, đọc hiểu tài liệu pháp luật và tổng hợp thông tin thành các báo cáo chi tiết và chính xác.

  • Các chứng chỉ và khóa học chuyên ngành: Chứng chỉ hành nghề luật sư là bắt buộc đối với những vị trí cần đại diện pháp lý hoặc tư vấn pháp luật chính thức. Ngoài ra, các khóa học chuyên sâu sẽ giúp ứng viên nâng cao chuyên môn.

Để trở thành ứng viên pháp luật nổi bật, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, ứng viên tìm việc làm pháp lý nên thành thạo các công cụ tìm kiếm thông tin hiện đại như Google Search và các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung như ChatGPT.

Chứng chỉ hành nghề là thứ không thể thiếu khi ứng viên tìm việc làm luật
Chứng chỉ hành nghề là thứ không thể thiếu khi ứng viên tìm việc làm luật

Tin tuyển dụng việc làm luật luôn thu hút những cá nhân đam mê lĩnh vực pháp lý với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn. Từ các vị trí như luật sư, chuyên viên pháp lý đến công chứng viên, mỗi nghề đều mang lại giá trị và tiềm năng phát triển. Tham gia vào cộng đồng pháp lý từ sớm sẽ mở ra cho ứng viên tiếp cận những cơ hội phát triển sự nghiệp bền vững và tạo ra những giá trị đích thực.

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat