
Tìm việc làm Quản lý/Giám sát chuỗi cung ứng có 17 tin tuyển dụng tháng 4/2025
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Nhu cầu tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tăng cao nhiều năm nay vì hoạt động hậu cần, vận chuyển hàng hóa đang thay đổi theo xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta. Các doanh nghiệp luôn có chế độ đãi ngộ tốt với các ứng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề với mức lương 10.000.000 - 18.000.000 VNĐ/tháng.
1. Nhu cầu nhân lực của việc làm quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain management - SCM) là quá trình tích hợp quản lý giữa cung và cầu. Công việc của nhân viên quản lý chuỗi cung ứng là lập kế hoạch, quản lý các hoạt động như khai thác nguồn cung ứng, sản xuất và các hoạt động logistics, sau đó biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm, giao cho khách hàng.
Vai trò của nhân viên quản lý chuỗi cung ứng là nhằm đảm bảo các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, làm hài lòng khách hàng trong suốt quá trình phân phối, lưu trữ, giữ mức chi phí tối thiểu. Vì tính quan trọng của việc làm quản lý chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm các ứng viên có trình độ và kỹ năng tốt.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành, rất nhiều trường ĐH, CĐ tích cực đào tạo lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, nhưng chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nhân lực. Hiện nay, có khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực này.
Trên các trang web việc làm, nhiều công ty tìm kiếm các ứng viên có chuyên môn và kỹ năng, và sẵn sàng đưa ra chế độ đãi ngộ tốt cùng mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, để tìm được nhân viên đáp ứng đủ yêu cầu là thách thức khá lớn với các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng.

2. Cập nhật mức lương tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng
Theo thống kế, thu nhập tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và quy mô công ty. Mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra khi tuyển dụng nhân viên chi tiết dưới đây:
Vị trí công việc | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
Quản lý chuỗi cung ứng trong sản xuất | 9.000.000 - 14.000.000 |
Quản lý chuỗi cung ứng trong ngành dịch vụ | 10.000.000 - 15.000.000 |
Quản lý chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử | 11.000.000 - 15.000.000 |
3. Mô tả công việc cho việc làm quản lý chuỗi cung ứng
Một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ đảm nhận các trách nhiệm khác nhau ở các giai đoạn của quá trình cung ứng. Dưới đây là công việc chi tiết:
Lập kế hoạch và tổ chức chuỗi cung ứng
- Phân loại các dạng vật tư theo nhóm, lập kế hoạch thời gian thực hiện theo tiến độ của dự án.
- Khảo sát thị trường, xây dựng bảng giá dự kiến theo từng lô, theo gói nguyên vật liệu.
- Đề xuất hình thức mua sao cho phù hợp nhất.
- Rà soát khối lượng nguyên vật liệu nhập vào, hàng tồn kho theo tháng, quý.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng cung ứng.
- Theo sát quá trình thực hiện, có định hướng thiết lập quy trình phù hợp.
- Điều chỉnh kế hoạch cung ứng cần thiết đảm bảo kế hoạch diễn ra thuận lợi.
Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng
- Khảo sát thị trường, tìm hiểu thông tin các hệ thống các nhà cung cấp vật tư.
- Duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp.
- Xây dựng hệ thống đánh giá của các nhà cung cấp để đưa ra quyết định tiếp tục hợp tác lâu dài hay không.
- Tạo dựng, phát triển mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo quá trình cung ứng có thể diễn ra suôn sẻ.
Giám sát quy trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa
- Giám sát quá trình cung cấp, cập nhật tình trạng đơn hàng.
- Kiểm kê số lượng, chất lượng nguyên vật liệu nhập để khớp với hợp đồng mua bán.
- Tiến hành nghiệm thu, làm việc với kế toán hoàn tất quá trình mua bán.
- Phụ trách hoạt động công nợ của doanh nghiệp và đối tác.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh khi mua bán, vận chuyển hàng hóa.
Phân tích và tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng
- Phân tích, tìm nguồn hàng giá rẻ để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Cân đối chi phí hàng hóa nhập vào và vận chuyển ra.
- Đàm phán với đối tác đảm bảo quá trình cung ứng diễn ra thuận lợi.
- Đề xuất lại mức giá sàn hợp lý cho bộ phận kinh doanh để mặt hàng đảm bảo có tính cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung trên thị trường.
- Theo dõi và báo cáo kết quả từng tháng, quý, năm.
4. Tổng hợp vị trí công việc trong việc làm quản lý chuỗi cung ứng
Việc làm quản lý chuỗi cung ứng đang là ngành nghề khá hot trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Công việc của những nhân viên này thay đổi tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
4.1. Quản lý chuỗi cung ứng trong sản xuất
Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ có nhiệm vụ quản lý các hoạt động khai thác nguồn cung ứng, sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Công việc của những người này là chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi toàn bộ quá trình từ nhập hàng đến xuất hàng trong công ty, từ đó đảm bảo công việc hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi, hiệu quả, lợi nhuận cao.

4.2. Quản lý chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử
Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng trong lĩnh vực thương mại điện tử là những người có nhiệm vụ quản lý các hoạt động cung ứng, sản xuất và logistics trên các sàn như shopee, lazada, tiktok… Công việc của họ giúp đảm bảo các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh hoạt động hiệu quả, đơn hàng gửi tới tay người tiêu dùng chuẩn, chính xác và đúng thời gian quy định.
4.3. Quản lý chuỗi cung ứng trong ngành dịch vụ
Một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ có nhiệm vụ sử dụng các nguồn lực cần thiết sản xuất dịch vụ, chuyển đổi các nguồn lực thành dịch vụ nhằm hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng. Các chuỗi cung ứng dịch vụ hình thành từ sự kết nối thông tin với nhu cầu và khả năng cung ứng. Khi các chuỗi cung ứng dịch vụ vận hành, một số thành phần trong chuỗi phối hợp với nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu khách hàng tốt nhất có thể.
5. Khu vực tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng
Nhu cầu tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn nơi có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và có nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
5.1. Tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tại Hà Nội
Tại Hà Nội, rất nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất tại đây. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các ngành nghề tại khu vực này luôn duy trì ở mức cao. Đối với tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp tại Hà Nội cũng rất “khát” nhân lực và liên tục tìm kiếm các ứng viên ở vị trí công việc này. Tuy nhiên, tỉ lệ cạnh tranh lao động ở đây luôn rất cao vì người dân ở các tỉnh thành phố lân cận đều kéo đến Hà Nội tìm kiếm cơ hội.
Với mức lương dao động từ 9.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng, các doanh nghiệp hi vọng tìm kiếm được nhân viên quản lý chuỗi cung ứng có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
5.2. Tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tại TP. HCM
TP. HCM là khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam với nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Nhu cầu tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tại đây cũng tăng cao vì sự phát triển hoạt động hậu cần, vận chuyển hàng hóa tại TP. HCM đang đi lên. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ở đây luôn dồi dào vì nhiều lao động từ các tỉnh thành phố lân cận tới đây lập nghiệp, kéo theo tỉ lệ cạnh tranh công việc khu vực này rất lớn.
Các nhà tuyển dụng luôn đưa ra chế độ đãi ngộ tốt với các ứng viên có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng tại TP. HCM, với mức lương dao động từ 8.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
5.3. Tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những thành phố được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế vì là vùng trọng điểm miền Trung của nước ta. Nhu cầu tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tại đây cũng tăng cao nhiều năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu về vận chuyển hàng hóa và phát triển hậu cần. Đây là cơ hội tốt cho các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các nhà tuyển dụng thường đưa ra mức lương từ 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng khi tìm kiếm nhân viên quản lý chuỗi cung ứng.
6. Những kỹ năng và yêu cầu cần có cho việc làm quản lý chuỗi cung ứng
Công việc của nhân viên quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến quá trình lập kế hoạch, vận hành hệ thống giao hàng hóa. Do đó, các nhà tuyển dụng luôn có những yêu cầu đặc biệt về mặt kỹ năng cho các ứng viên.
Kiến thức về logistics và quản lý kho
- Có kiến thức về ngành logistics vì công việc của nhân viên quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến vận hành đơn, quản lý đơn hàng, xuất nhập kho.
- Có khả năng quản lý kho hàng, biết về hệ thống quản lý kho.
- Biết cập nhật thông tin về hệ thống quản lý hàng hóa và cách vận hành quá trình giao nhận hàng hóa.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
- Phân tích các dữ liệu hoạt động kinh doanh, thị trường và sản phẩm nhằm đưa ra các quyết định chiến lược cho công ty.
- Nếu phát sinh vấn đề trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng, nhân viên cần linh hoạt khi đưa ra giải pháp.
- Ngăn chặn các rủi ro và tổn thất cho doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết
- Có kỹ năng thương thuyết giúp bạn đạt thỏa thuận với các đối tác trong chuỗi cung ứng.
- Vì phải thường phải giao tiếp với các bên liên quan như nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng cần kỹ năng này để đưa thông tin hiệu quả, rõ ràng, dễ hiểu.
- Kỹ năng lãnh đạo giúp tạo động lực, thúc đẩy nhân viên thực hiện công việc hiệu quả, đưa ra các quyết định chiến lược chính xác, đúng đắn.
- Kỹ năng quản lý: Lên kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt động chuỗi cung ứng, đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, đạt mục tiêu đề ra.
Kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng
- Có khả năng dùng tin học thành thạo giúp quản lý dữ liệu, sử dụng các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
- Có kỹ năng theo dõi, đánh giá nhằm đưa ra các cải tiến, tối ưu hóa hoạt động quản lý.
Ngoài những kỹ năng trên, các doanh nghiệp luôn yêu cầu ứng viên khi tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng có trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên chuyên ngành Quản trị, Kế toán, Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty; có ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

7. Những khó khăn trong việc làm quản lý chuỗi cung ứng
Việc làm quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành có nhiều cơ hội phát triển với nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội và tiềm năng, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng cũng gặp một số thách thức.
Áp lực công việc và khối lượng công việc lớn
Công việc của nhân viên quản lý chuỗi cung ứng có thể liên quan đến nhiều bên từ các nhà cung cấp, sản xuất và đại lý phân phối đến các khách hàng. Việc tương tác giữa các bên trong chuỗi cung ứng thực sự là một thách thức khá lớn đối với các ứng viên.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp vì sự tăng số lượng của các bên liên quan cùng sự phân tán địa lý, do đó người quản trị cần có sự hiểu biết sâu rộng cùng khả năng quản lý hoạt động từ các nguồn cung cấp đến khách hàng. Chính điều này tạo ra áp lực công việc lớn lên vai các nhân viên quản lý chuỗi cung ứng.
Cạnh tranh trong ngành chuỗi cung ứng
Trước sức bùng nổ của ngành chuỗi cung ứng, sự canh tranh giữa các ngành nghề và doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng tăng theo. Các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ dễ dàng chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với những doanh nghiệp logistics truyền thống.
Một áp lực cạnh tranh khác là sự xuất phát từ khách hàng của những đơn vị kinh doanh lĩnh vực logistics. Thông qua chuyển đổi số, khách hàng tự tổ chức hoạt động logistics và tự xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình mà không cần các nhà cung ứng dịch vụ.
Đối mặt với các rủi ro trong vận chuyển và cung ứng
Ngành việc làm quản lý chuỗi cung ứng phải đối mặt với những rủi ro nội bộ và bên ngoài tác động. Đối với rủi ro nội bộ như hoạt động, quy trình không theo đúng tiến độ, những dự báo, đánh giá và lập kế hoạch không đầy đủ; sự gián đoạn chuỗi cung ứng khiến cho quá trình vận hành không trôi chảy.
Đối với những rủi ro từ bên ngoài, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng phải xử lý một số vấn đề phát sinh như nguyên liệu thô của doanh nghiệp không giao đúng hạn, gây ra sự gián đoạn sản xuất sản phẩm, nguyên liệu. Những yếu tố như thời tiết cũng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng.
Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng quản lý chuỗi cung ứng tại nước ta đang có xu hướng tăng nhiều năm nay. Rất nhiều doanh nghiệp tích cực đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực này, kéo theo cơ hội việc làm cho các ứng viên có chuyên môn và trình độ về quản lý lĩnh vực này. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường được đào tạo về ngành đều mong muốn tìm kiếm công việc ổn định với mức lương hấp dẫn. Lựa chọn trở thành một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng là cơ hội khá tốt đối với những bạn trẻ hiện nay.