Tổng 10 kết quả / Từ khóa "System Engineer"

Tìm việc làm SYSTEM ENGINEER ngày 08/01/2025 update 10 việc làm

Xem nhanh

Công ty Cổ phần viễn thông FPT Pro Company

Hạn nộp: 07/02/2025
Hồ Chí Minh
Còn 30 ngày để ứng tuyển
30 - 35 triệu
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY TNHH SAMSUNG SDS VIỆT NAM Pro Company

Hạn nộp: 28/02/2025
Hà Nội
Còn 51 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 5 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công Ty TNHH LG CNS VIỆT NAM

Hạn nộp: 02/02/2025
Hà Nội
Còn 25 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 1 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

VDI - Công ty Cổ phần Đầu tư Kỹ thuật số Việt

Hạn nộp: 02/02/2025
Hà Nội
Còn 25 ngày để ứng tuyển
Tới 35 triệu
Kinh nghiệm: 2 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GIẢI PHÁP TOÀN CẦU IIJ VIỆT NAM

Hạn nộp: 02/02/2025
Hồ Chí Minh
Còn 25 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 4 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công ty cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC Telecom Pro Company

Hạn nộp: 01/02/2025
Hồ Chí Minh
Còn 24 ngày để ứng tuyển
20 - 35 triệu
Kinh nghiệm: 2 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GIẢI PHÁP TOÀN CẦU IIJ VIỆT NAM

Hạn nộp: 19/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 11 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 4 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHỆ QI

Hạn nộp: 18/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 10 ngày để ứng tuyển
12 - 17 triệu
Kinh nghiệm: 3 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

TEQNOLOGICAL ASIA Co., Ltd

Hạn nộp: 11/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 3 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 1 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công ty TNHH Otani U.P.

Hạn nộp: 31/01/2025
Hà Nội
Còn 23 ngày để ứng tuyển
18.5 - 25 triệu
Kinh nghiệm: 2 năm
Ứng tuyển ngay

Tuyển dụng System Engineer đang là xu hướng trong thời đại công nghiệp 4.0, phù hợp cho những ai đam mê công nghệ. Mức lương dao động từ 15.000.000-30.000.000 VNĐ/tháng, có cơ hội phát triển và lộ trình thăng tiến hấp dẫn.

1. Nhu cầu nhân lực của việc làm System Engineer

Theo thống kê từ các trang việc làm, mỗi tháng có khoảng một nghìn tin tuyển dụng System Engineer được đăng tải, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Điều này cho thấy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này rất lớn. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại chưa thể đáp ứng đủ. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 57.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp, nhưng chỉ khoảng 30% trong số đó đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn của doanh nghiệp. Do đó, cơ hội nghề nghiệp cho việc làm System Engineer vẫn luôn rộng mở.

System Engineer là người thực hiện quá trình xác định vấn đề dựa trên nhu cầu của người dùng và phát triển các giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu suất hệ thống. Kỹ sư hệ thống có nhiệm vụ giám sát hoạt động của hệ thống, đánh giá hiệu quả trong từng giai đoạn vận hành và liên tục tối ưu hóa để giải quyết các vấn đề phát sinh. Hiện nay, tuyển dụng System Engineer đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là tại các công ty công nghệ, tài chính và ngân hàng.

System Engineer tuyển dụng tăng mạnh tại các công ty công nghệ, tài chính và ngân hàng.
System Engineer tuyển dụng tăng mạnh tại các công ty công nghệ, tài chính và ngân hàng.

Xu hướng tuyển dụng năm 2024 cho thấy các doanh nghiệp tập trung tuyển dụng System Engineer hiểu biết những lĩnh vực như cloud computing (điện toán đám mây), trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo mật thông tin. Trong đó, việc triển khai hệ thống trên nền tảng đám mây và tích hợp AI vào các quy trình vận hành được coi là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, những ứng viên tìm việc System Engineer có kinh nghiệm làm việc với các nền tảng như AWS, Azure hoặc Google Cloud Platform được đánh giá rất cao.

Không chỉ dừng lại ở mức lương hấp dẫn, nghề System Engineer còn mang đến lộ trình thăng tiến rõ ràng. Một System Engineer có thể bắt đầu từ vai trò kỹ thuật viên, sau đó phát triển lên các vị trí như trưởng phòng kỹ thuật, giám đốc công nghệ.

2. Cập nhật mức lương tuyển dụng việc làm System Engineer

Mức lương của các công ty khi tuyển dụng System Engineer phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. Theo thống kê từ các trang tuyển dụng, mức lương trung bình của các vị trí phổ biến như sau:

Mức lương theo vị trí công việc:

Vị trí công việc Mức lương trung bình
System Engineer 15.000.000 - 30.000.000
Network Engineer 12.000.000 - 25.000.000
Software Engineer 18.000.000 - 35.000.000
DevOps Engineer 25.000.000 - 50.000.000

Mức lương theo cấp bậc:

Vị trí công việc Mức lương trung bình
Thực tập sinh System Engineer 6.000.000 - 8.000.000
Junior System Engineer 10.000.000 - 15.000.000
Senior System Engineer 20.000.000 - 30.000.000
System Engineer Leader 30.000.000 - 40.000.000
System Engineer Manager 40.000.000 - 60.000.000

3. Các vị trí việc làm System Engineer

Việc làm System Engineer đa dạng các vị trí, đều mang tính chuyên môn cao, phục vụ cho các mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vị trí tuyển dụng System Engineer phổ biến nhất:

3.1. System Engineer

System Engineer chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin phức tạp, bao gồm phần cứng và phần mềm. Công việc tập trung vào việc xây dựng các nền tảng vững chắc cho hệ thống, bao gồm lựa chọn và cấu hình các phần cứng, phần mềm, và các công nghệ nền tảng (ví dụ như server, hệ điều hành). Các công ty công nghệ lớn, ngân hàng, tập đoàn bán lẻ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics ở TPHCM, Hà Nội thường tuyển dụng System Engineer.

Nền tảng chuyên môn quan trọng nhất cho vị trí này là kiến thức về phần cứng, phần mềm và các nền tảng quản lý hệ thống như Linux hoặc Windows Server. Để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, kỹ sư hệ thống cần thành thạo việc vận hành trên các nền tảng điện toán đám mây như AWS, Azure, hoặc Google Cloud. Các chứng chỉ như Red Hat Certified Engineer (RHCE) hoặc Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE) cũng được ưu tiên.

3.2. Network Engineer

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, viễn thông, và dịch vụ công nghệ thông tin thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng Network Engineer, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có một số chứng chỉ chuyên môn như CCNA (Cisco Certified Network Associate) hoặc CCNP (Cisco Certified Network Professional).

Network Engineer là một nhánh quan trọng của việc làm System Engineer, tập trung vào việc xây dựng thiết kế hạ tầng mạng của doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi khả năng làm việc với các thiết bị mạng như router, switch và firewall. Network Engineer phải đảm bảo rằng hệ thống mạng luôn trong trạng thái kết nối ổn định và bảo mật tuyệt đối.

3.3. Software Engineer

Software Engineer là người sáng tạo và phát triển phần mềm từ những ý tưởng ban đầu cho đến khi sản phẩm hoàn chỉnh. Vị trí này không chỉ tham gia vào việc viết mã, thiết kế giải pháp phần mềm, kiểm thử ứng dụng. Công việc của Software Engineer yêu cầu khả năng làm việc với các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C++, và sử dụng các công cụ phát triển phần mềm hiện đại.

Vị trí này đặc biệt quan trọng trong các công ty fintech, thương mại điện tử và những doanh nghiệp triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc học máy (Machine Learning) nhằm để phát triển các sản phẩm sáng tạo và có khả năng tích hợp hệ thống. Nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh ở các khu vực như Hà Nội, TPHCM. Yêu cầu ứng viên cần có bằng cử nhân về Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hoặc các chứng chỉ chuyên sâu về lập trình.

3.4. DevOps Engineer

DevOps Engineer là người chịu trách nhiệm tích hợp chặt chẽ giữa đội phát triển phần mềm và đội vận hành, giúp rút ngắn thời gian triển khai và cải thiện độ ổn định của hệ thống. Để thành công ở vị trí này, ứng viên cần nắm vững các công cụ tự động hóa như Docker, Kubernetes, cũng như các quy trình CI/CD (Continuous Integration/Continuous Deployment).

Mục tiêu DevOps Engineer là tự động hóa các quy trình và cải thiện khả năng triển khai phần mềm
Mục tiêu DevOps Engineer là tự động hóa các quy trình và cải thiện khả năng triển khai phần mềm

Vị trí này đang được tuyển dụng mạnh tại các công ty phát triển phần mềm, các tổ chức tài chính-ngân hàng, và những doanh nghiệp cung cấp giải pháp cloud ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội. Với sự gia tăng của các dự án chuyển đổi số, DevOps Engineer hiện là nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào hướng tới sự phát triển bền vững.

4. Những kỹ năng và yêu cầu cần có cho system engineer

Để được tuyển dụng vào vị trí System Engineer, ứng viên cần trang bị một bộ kỹ năng chuyên môn và mềm vững chắc. Những kỹ năng này không chỉ giúp ứng viên thực hiện tốt công việc hàng ngày mà còn là chìa khóa để đạt được các vị trí cao hơn trong ngành. Dưới đây là yêu cầu chính khi tuyển dụng System Engineer:

  • Kiến thức về cấu trúc hệ thống và thiết kế phần mềm

Một System Engineer cần hiểu rõ cấu trúc tổng thể của hệ thống, từ phần cứng, phần mềm cho đến mạng lưới kết nối. Kiến thức về cách thiết kế và tích hợp các thành phần hệ thống không chỉ giúp bạn đảm bảo hiệu suất hoạt động mà còn giúp hệ thống vận hành ổn định.

Chẳng hạn, việc xây dựng kiến trúc cho hệ thống ERP trong doanh nghiệp lớn tuyển dụng System Engineer có khả năng kết nối dữ liệu giữa các phòng ban, thiết kế cơ sở dữ liệu tối ưu và đảm bảo rằng hệ thống có thể mở rộng khi doanh nghiệp phát triển.

  • Kỹ năng lập trình và sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến (Python, Java, C++, v.v.)

Lập trình không là nền tảng cốt lõi mà công ty yêu cầu khi tuyển dụng System Engineer. Việc thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Python, Java, hoặc C++ giúp bạn có thể viết các script tự động hóa quy trình, tối ưu hóa tài nguyên và xử lý các lỗi phát sinh. Một System Engineer có thể sử dụng Python để viết chương trình tự động kiểm tra trạng thái hệ thống, cảnh báo khi có lỗi hoặc triển khai các ứng dụng một cách nhanh chóng qua CI/CD pipelines.

Yêu cầu cơ bản của các công ty khi tuyển dụng System Engineer biết sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến
Yêu cầu cơ bản của các công ty khi tuyển dụng System Engineer biết sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Khả năng phân tích giúp System Engineer đánh giá chính xác các vấn đề của hệ thống, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Trong môi trường IT hiện đại, sự cố có thể phát sinh bất kỳ lúc nào, từ lỗi phần cứng đến các lỗ hổng bảo mật. Một System Engineer giỏi phải có khả năng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và khắc phục nó trong thời gian ngắn nhất. Khi hệ thống mạng gặp sự cố gây gián đoạn kết nối, System Engineer cần nhanh chóng phân tích logs, kiểm tra cấu hình thiết bị mạng và đưa hệ thống trở lại trạng thái ổn định.

  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

System Engineer không làm việc độc lập mà thường xuyên phối hợp với các bộ phận khác như phát triển phần mềm, vận hành, và bảo mật. Do đó, kỹ năng giao tiếp hiệu quả là vô cùng quan trọng. Ứng viên cần biết cách trình bày các khái niệm kỹ thuật phức tạp theo cách dễ hiểu cho những người không thuộc chuyên môn IT, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với đội ngũ để đạt được mục tiêu chung.

5. Những khó khăn của việc làm system engineer

Tuyển dụng system engineer đầy tiềm năng và cơ hội phát triển rộng mở trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Tuy nhiên, vị trí này cũng đối mặt với nhiều thách thức đặc thù. Dưới đây là một số khó khăn ứng viên gặp phải:

  • Cạnh tranh trong việc cung cấp giải pháp hệ thống chất lượng

Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, việc cung cấp các giải pháp công nghệ tối ưu là một cuộc đua không ngừng nghỉ. Các System Engineer phải không ngừng cải tiến kỹ năng và tìm kiếm những phương pháp mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc phải luôn "đi trước" đối thủ về mặt công nghệ, đồng thời duy trì sự ổn định và hiệu quả cho hệ thống. Mức độ cạnh tranh gay gắt trong ngành khiến các kỹ sư phải không ngừng sáng tạo và linh hoạt trong cách tiếp cận.

  • Khó khăn trong việc cập nhật công nghệ mới và xu hướng thị trường

Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, từ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, cho đến Internet of Things. Điều này đòi hỏi System Engineer luôn phải học hỏi và làm quen với các công nghệ mới. Việc triển khai một hệ thống ứng dụng AI vào doanh nghiệp, System Engineer cần có thời gian để tìm hiểu cách tích hợp AI với các nền tảng hiện tại mà không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống. Việc không bắt kịp xu hướng công nghệ có thể khiến kỹ sư bị tụt hậu và mất lợi thế cạnh tranh trong nghề.

Việc cập nhật, ứng dụng các công nghệ mới hiện nay là rất cần thiết
Việc cập nhật, ứng dụng các công nghệ mới hiện nay là rất cần thiết
  • Áp lực từ việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thời hạn dự án

Hệ thống IT phải vận hành liên tục 24/7, và bất kỳ sự cố nào cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, System Engineer thường xuyên đối mặt với những áp lực về thời gian và tiến độ dự án. Đặc biệt, trong các dự án lớn như triển khai hệ thống ERP hoặc tích hợp cloud, việc đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn mà không làm giảm chất lượng là một thách thức không nhỏ. Kỹ sư hệ thống phải làm việc ngoài giờ để xử lý sự cố hoặc hoàn tất các phần việc còn lại, đôi khi dẫn đến căng thẳng kéo dài.

6. Tầm quan trọng của System Engineer trong doanh nghiệp

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, công nghệ thông tin không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Với vai trò này, tuyển dụng System Engineer trở thành mắt xích không thể thiếu. Dưới đây là những lợi ích vị trí System Engineer đem lại:

  • Đóng góp của System Engineer vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Tuyển dụng System Engineer đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống IT - nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh. Một hệ thống ổn định không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì năng suất mà còn giảm thiểu gián đoạn, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí. Với sự hỗ trợ của System Engineer, doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển chiến lược dài hạn mà không lo ngại về các vấn đề kỹ thuật.

Việc xây dựng hệ thống ổn định giúp doanh nghiệp duy trì năng suất
Việc xây dựng hệ thống ổn định giúp doanh nghiệp duy trì năng suất
  • Vai trò của kỹ sư hệ thống trong việc tối ưu hóa quy trình làm việc

System Engineer thường xuyên xây dựng và triển khai các giải pháp tự động hóa quy trình, từ đó giúp giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất làm việc. Việc tự động hóa các tác vụ như giám sát hệ thống, sao lưu dữ liệu hoặc phát hiện sự cố giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp. Những cải tiến này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình mà còn tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.

  • Tác động của kỹ sư hệ thống đến hiệu suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Một hệ thống công nghệ thông tin mạnh mẽ là yếu tố quyết định đến hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Khi hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả, nhân viên có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng mà không bị gián đoạn. Điều này không chỉ cải thiện năng suất nội bộ mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vai trò tuyển dụng System Engineer rất quan trọng vì vị trí này không chỉ là có vai trò vận hành mà còn thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Nhu cầu tuyển dụng System Engineer ngày càng tăng cao, trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng với mức lương hấp dẫn, lộ trình thăng tiến rõ ràng và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Nếu bạn đam mê công nghệ và muốn chinh phục những thử thách mới, ngành System Engineer chắc chắn là lựa chọn lý tưởng để xây dựng sự nghiệp thành công.

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat