Tìm việc làm Thợ xây/Thợ nề có 20 tin tuyển dụng tháng 4/2025

Việc làm thợ xây đang nhận được sự quan tâm lớn của người lao động nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dự án nhà ở, công trình công nghiệp. Các khu vực phát triển như TP.HCM, Hà Nội thường xuyên tuyển dụng vị trí này và đưa ra mức lương khá ổn định từ 6.000.000 - 18.000.0000 VNĐ/tháng, đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

1. Nhu cầu nhân lực của việc làm thợ xây

Nghề thợ xây là việc làm lao động phổ thông thuộc lĩnh vực xây dựng, trực tiếp thực hiện các công việc tại công trình và hoàn thiện cấu trúc theo bản vẽ thiết kế. Thợ xây thường làm việc theo nhóm, phối hợp với các kỹ sư và các đội thợ khác để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của dự án. Mặc dù là công việc vất vả nhưng nghề này sẽ đem lại cơ hội việc làm ổn định và nhiều tiềm năng phát triển.

Theo báo cáo của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm, với tổng số lao động dự kiến đạt 12-13 triệu người vào năm 2030. Từ đây có thể thấy nhu cầu nhân lực trong ngành xây dựng, đặc biệt là vị trí thợ xây, đang gia tăng mạnh mẽ. Mỗi tháng có hàng nghìn tin tìm việc làm thợ xây được đăng tải.

Nhu cầu về việc làm thợ xây đang gia tăng ổn định qua từng năm
Nhu cầu về việc làm thợ xây đang gia tăng ổn định qua từng năm

Các nhà tuyển dụng thường có xu hướng tuyển những lao động có kỹ năng thực hành tốt như xây, trát, lát nền. Ngoài ra, sự thành thạo trong việc sử dụng các công cụ và thiết bị xây dựng hiện đại cũng được ưu tiên. Việc làm thợ xây hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao như Hà Nội, TP.HCM. Đây là các khu vực xuất hiện hàng loạt dự án bất động sản, nhà ở và công trình công cộng lớn.

Nghề thợ xây còn mở ra nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Thợ xây nhiều kinh nghiệm có thể được đề bạt lên các vị trí cao hơn, như tổ trưởng thi công, giám sát công trình. Những người có ý chí học hỏi thêm về kỹ thuật xây dựng và quản lý có thể tiến xa hơn, trở thành kỹ sư xây dựng. Với nhu cầu ngày càng tăng, việc làm thợ xây sẽ là bàn đạp vững chắc để phát triển sự nghiệp lâu dài.

2. Cập nhật mức lương tuyển dụng việc làm thợ xây

Theo thống kê, mức lương của việc làm thợ xây tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. Ngoài mức lương cơ bản, các công ty xây dựng thường có thêm các chế độ phúc lợi như bảo hiểm lao động, hỗ trợ ăn ở và phụ cấp công tác xa. Dưới đây là chi tiết mức lương của từng vị trí cụ thể:

Vị trí công việc Mức lương (VNĐ)
Thợ xây nhà ở 6.000.000 - 10.000.000
Thợ xây công trình công nghiệp 8.000.000 - 15.000.000
Thợ xây hạ tầng (đường, cầu, cống) 12.000.000 - 28.000.000

3. Mô tả công việc cho việc làm thợ xây

Mức lương của việc làm thợ hồ rất đa dạng và hấp dẫn, nhưng để đạt được mức lương đó thì bạn cần hiểu rõ các nhiệm vụ của mình. Dưới đây là những mô tả chi tiết về công việc mà một thợ xây cần thực hiện:

  • Thực hiện các công việc xây dựng như đổ bê tông, xây tường, lắp đặt khung, mái

Đây là nhiệm vụ quan trọng và cũng chiếm phần lớn thời gian của thợ xây. Công việc bao gồm từ khâu chuẩn bị nguyên liệu như trộn vữa, chuẩn bị khung thép cho đến thi công các hạng mục như xây tường gạch, đổ bê tông nền móng, lắp đặt mái nhà. Mỗi giai đoạn đều yêu cầu kỹ thuật chính xác để đảm bảo công trình bền vững và đạt chuẩn kỹ thuật.

Khi xây tường, người thợ phải biết cách trộn vữa đúng tỷ lệ, căn chỉnh gạch thẳng hàng để bảo đảm độ bám dính của các lớp vữa. Khi lắp đặt khung hoặc mái, ứng viên phải làm việc cẩn thận để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn của cấu trúc.

Xây tường gạch, đổ bê tông nền móng, lắp đặt mái nhà là những công việc cơ bản của thợ xây.
Xây tường gạch, đổ bê tông nền móng, lắp đặt mái nhà là những công việc cơ bản của thợ xây.
  • Đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật sẽ cung cấp các thông số chi tiết về cấu trúc, kích thước và bố cục của công trình, giúp người thợ hiểu rõ yêu cầu công việc. Một thợ xây có khả năng đọc bản vẽ tốt sẽ nắm được những yếu tố như độ dày của tường, cách bố trí các cửa, và kích thước của từng hạng mục thi công. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài ra, khả năng hiểu bản vẽ còn giúp thợ xây phối hợp tốt hơn với các kỹ sư và kiến trúc sư để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.

  • Sử dụng và bảo trì công cụ, thiết bị xây dựng

Công việc của một thợ xây luôn gắn liền với việc sử dụng các công cụ và thiết bị như bay xây, búa, máy cắt gạch, máy trộn bê tông, và máy khoan. Việc vận hành thành thạo các thiết bị này sẽ giúp tăng năng suất lao động. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm bảo trì, vệ sinh các thiết bị để đảm bảo độ bền và hiệu suất làm việc. Một thợ xây chuyên nghiệp sẽ luôn chú ý đến việc kiểm tra tình trạng máy móc trước và sau khi sử dụng, từ đó tránh được các sự cố không mong muốn.

  • Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc

An toàn lao động luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong các công trường xây dựng. Thợ xây cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như mũ bảo hiểm, giày chống trượt, găng tay và tuân thủ các quy định an toàn. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân cũng như đồng nghiệp.

4. Khu vực tuyển dụng việc làm thợ xây

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng thợ xây đang tăng cao tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là những khu vực kinh tế trọng điểm và đô thị hóa mạnh. Dưới đây là những khu vực nổi bật:.

4.1. Tuyển dụng việc làm thợ xây tại Hà Nội

Hà Nội là trung tâm chính trị và văn hóa lớn, đông dân cư nên nhu cầu xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng và công trình công cộng đang gia tăng. Nơi đây có nhiều dự án bất động sản như chung cư, biệt thự, khu đô thị lớn, cùng với các công trình giao thông như cầu, đường.

Tại Hà Nội mỗi tháng có vài trăm tin tìm việc làm thợ xây. Mức lương dao động từ 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và loại hình công trình. Với những dự án đòi hỏi tay nghề cao, mức lương có thể cao hơn. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng thường cung cấp chỗ ăn ở miễn phí và hỗ trợ chi phí đi lại

4.2. Tuyển dụng việc làm thợ xây tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của hàng loạt dự án xây dựng quy mô lớn và hiện đại. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành bất động sản, thương mại và hạ tầng giao thông đã tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho thợ xây. Trung bình mỗi tháng có vài trăm tin tìm việc làm thợ xây tại đây.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dự án bất động sản, thương mại đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng thợ hồ
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dự án bất động sản, thương mại đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng thợ hồ

Mức lương cho việc làm thợ xây tại TP. Hồ Chí Minh dao động từ 8.000.000 - 18.000.000 VNĐ/tháng. Sự sôi động của thị trường lao động tại đây là cơ hội lớn cho những ai đang tìm kiếm một công việc ổn định và phát triển.

4.3. Tuyển dụng việc làm thợ xây tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố phát triển mạnh mẽ nhất khu vực miền Trung. Nhu cầu xây dựng tại Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào các công trình khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp và hạ tầng giao thông phục vụ du lịch. Mỗi tháng Đà Nẵng có khoảng một trăm tin tìm việc làm thợ xây, bao gồm cả các dự án lớn và công trình dân dụng.

Mức lương cho việc làm thợ xây tại Đà Nẵng nằm trong khoảng 6.000.000 - 14.000.000 VNĐ/tháng, phù hợp với mức sống tại khu vực này. Ngoài ra, Đà Nẵng nổi tiếng với môi trường sống thoải mái nên chi phí sinh hoạt thấp, đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho những người lao động muốn ổn định cuộc sống lâu dài.

5. Những kỹ năng và yêu cầu cần có cho việc làm thợ xây

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng và làm việc hiệu quả trong ngành xây dựng, người lao động cần trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết. Bao gồm:

  • Kiến thức về vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây dựng

Trong ngành việc làm thợ nề, kiến thức về vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng, giúp người lao động chọn và sử dụng đúng loại vật liệu cho từng hạng mục công trình. Thợ xây cần hiểu rõ đặc điểm của gạch, xi măng, cát, sỏi, thép và bê tông để đảm bảo tính bền vững, an toàn cho công trình. Ngoài ra, việc làm thợ nề thường yêu cầu ứng viên nắm vững về kỹ thuật xây dựng bao gồm cách thi công móng, xây tường, đổ bê tông. Điều này giúp thợ xây giảm thiểu tối đa các lỗi trong quá trình thi công.

  • Kỹ năng sử dụng công cụ và thiết bị xây dựng

Một thợ xây lành nghề cần thành thạo trong việc sử dụng các công cụ như bay, búa, thước đo và các thiết bị chuyên dụng như máy trộn bê tông, máy cắt gạch hoặc máy khoan. Đặc biệt, họ cần hiểu cách vận hành các thiết bị hiện đại một cách an toàn và hiệu quả.

Thợ xây cần cần hiểu rõ và thành thạo trong việc sử dụng các công cụ như bay, búa, thước đo
Thợ xây cần cần hiểu rõ và thành thạo trong việc sử dụng các công cụ như bay, búa, thước đo
  • Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp

Xây dựng là công việc mang tính tập thể cao, đòi hỏi sự phối hợp giữa các thành viên trong đội ngũ như thợ xây, kỹ sư và giám sát công trình. Một thợ xây cần có khả năng giao tiếp tốt để chia sẻ thông tin, lắng nghe chỉ dẫn từ cấp trên và trao đổi với đồng nghiệp. Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ giúp hoàn thành công việc nhanh hơn mà còn tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả và thân thiện.

  • Khả năng làm việc dưới áp lực và trong điều kiện thời tiết khác nhau

Công trường xây dựng không phải là nơi làm việc lý tưởng với nhiệt độ điều hòa hay giờ giấc cố định. Người thợ xây thường phải làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng gắt, mưa lớn hoặc trong những ngày đông giá rét. Vì thế, khả năng chịu áp lực về cả về thời gian và môi trường làm việc là yếu tố quan trọng để người lao động giữ vững tinh thần và đảm bảo tiến độ công trình.

6. Những khó khăn trong việc làm thợ xây

Việc làm thợ xây có tiềm năng phát triển nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức đòi hỏi người lao động phải có bản lĩnh và sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

  • Áp lực thời gian và yêu cầu khắt khe từ khách hàng

Áp lực của việc làm thợ hồ là phải hoàn thành công việc đúng thời hạn. Các dự án xây dựng thường có thời gian thi công cụ thể, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch của dự án. Điều này buộc thợ xây phải làm việc với cường độ cao, thậm chí tăng ca, làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó, yêu cầu từ khách hàng ngày càng khắt khe về chất lượng công trình cũng tạo thêm áp lực cho người lao động, đòi hỏi người thợ phải làm việc thật cẩn thận và tỉ mỉ.

  • Cạnh tranh trong ngành xây dựng

Ngành xây dựng đang ngày càng phát triển, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty cũng như giữa các đội ngũ lao động. Với sự ra đời của nhiều công nghệ xây dựng hiện đại, thợ xây cần không ngừng nâng cao tay nghề để duy trì vị trí của mình. Những lao động thiếu kỹ năng, không chịu học hỏi hoặc không cập nhật các kỹ thuật mới dễ bị đào thải. Do đó, để tồn tại và phát triển trong ngành, người thợ xây phải nỗ lực hết mình để không ngừng hoàn thiện bản thân.

  • Đối mặt với rủi ro và tai nạn lao động

Công trường xây dựng tiềm ẩn nhiều rủi ro như té ngã từ độ cao, va đập với vật liệu hoặc thiết bị hay các sự cố về điện và máy móc. Những nguy cơ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người lao động mà còn gây thiệt hại về kinh tế và làm chậm tiến độ công trình. Vì vậy, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động là điều kiện bắt buộc để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp.

Thợ xây cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp.
Thợ xây cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp.

Việc làm thợ xây là một lĩnh vực tiềm năng, mang đến cơ hội ổn định và phát triển nghề nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, để thành công trong ngành, bạn cần không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng và chuẩn bị tinh thần đối mặt với các thách thức.