Bạn là ?
Bảo hiểm thương mại những năm gần đây phổ biến hơn rất nhiều. Và cũng có không ít cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn tham gia hình thức bảo hiểm này. Thế nhưng không phải ai cũng biết bảo hiểm thương mại là gì?
Bảo hiểm thương mại trong tiếng Anh là Commercial Insurance, là một loại bảo hiểm được tạo ra bởi các doanh nghiệp bảo hiểm thay vì nhà nước. Người tham gia bảo hiểm sẽ ký kết các hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp này và đóng các khoản phí duy trì.
Và khi xảy ra các sự cố như trong hợp đồng đã ghi thì phía doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải chi trả cho bên tham gia bảo hiểm số tiền theo đúng cam kết. Ngoài ra, các hợp đồng bảo hiểm thương mại thường có thời hạn nhất định và người dùng sẽ phải duy trì các khoản phí cho đến khi hết hợp đồng.
Trên thực tế, chưa có văn bản nào quy định về tên gọi hay khái niệm chính thức của bảo hiểm thương mại. Tuy nhiên hiểu một cách đơn giản thì đây là loại bảo hiểm không được tạo ra bởi nhà nước và thường được tạo ra bởi người dùng và một doanh nghiệp bảo hiểm bất kỳ.
Mỗi loại bảo hiểm sẽ có tính đặc trưng rất riêng và bảo hiểm thương mại cũng không ngoại lệ. Dù mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra những đặc điểm riêng cho từng loại bảo hiểm của mình nhưng nhìn chung, các loại bảo hiểm thương mại đều sẽ có một số đặc điểm dưới đây:
Là hình thức bảo hiểm được tạo ra với mục đích chính là thu lợi nhuận, các khoản phí cố định sẽ phải đóng theo kỳ để hưởng tối đa quyền lợi cũng như duy trì hợp đồng.
Bảo hiểm thương mại được duy trì dựa trên hợp đồng ký kết giữa bên được bảo hiểm tức người dùng và bên bảo hiểm là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Phía bảo hiểm - tức các doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ phải đảm bảo thanh toán tiền hay bồi thường nếu các sự kiện, rủi ro,... như trong hợp đồng đã nêu rõ.
Nguyên tắc hoạt động của các loại bảo hiểm thương mại thường là số đông bù số ít.
Phân phối thu nhập trong các loại bảo hiểm thương mại thường là thu nhập không bồi hoàn. Và nếu người dùng không thỏa mãn được các điều kiện như trong hợp đồng đã ghi rõ thì việc chi trả, phân phối sẽ không diễn ra. Bên cạnh đó cũng sẽ không có sự bồi hoàn nào cả.
Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, bảo hiểm thương mại lại trở thành một trong những sự lựa chọn được nhiều đơn vị đặc biệt quan tâm. Vậy những lợi ích mà loại bảo hiểm này đem lại cho các đối tượng người dùng là gì?
Đối với người dùng là các cá nhân
Cá nhân lựa chọn tham gia bảo hiểm thương mại sẽ được bồi hoàn, chi trả các khoản chi phí trong quá trình khám, chữa bệnh theo đúng hợp đồng đã ký. Mức chi trả này sẽ phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm mà các cá nhân đóng. Ngoài ra, một số trường hợp như người dùng tai nạn, qua đời,... đều sẽ được phía bảo hiểm thực hiện các nghĩa vụ theo như đã quy định.
Đối với người dùng là các doanh nghiệp
Bảo hiểm thương mại được xem là phương án an toàn và thiết thực dành cho các doanh nghiệp. Bởi lẽ trong quá trình hoạt động, việc gặp phải các khó khăn về tài chính là điều rất dễ hiểu và hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, bảo hiểm thương mại sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt những nỗi lo về tài chính và tập trung đi sâu vào nguyên nhân, giải quyết vấn đề khó khăn.
Đối với người dùng là các ngân hàng thương mại
Một đối tượng người dùng khá quen thuộc của các doanh nghiệp bảo hiểm chính là các ngân hàng thương mại. Lựa chọn bảo hiểm thương mại, các ngân hàng có thể giải quyết vấn đề tín dụng một cách dễ dàng hơn.
Đây cũng là phương án hiệu quả và được đánh giá là khá tối ưu để ngân hàng có thể chi trả, giải ngân nguồn vốn cho các doanh nghiệp khi cần.
Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề
Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của bảo hiểm thương mại đã cho thấy được vai trò của loại bảo hiểm này đối với cả người dùng lẫn nền kinh tế. Một số vai trò chính phải kể đến như sau.
Là yếu tố giúp ổn định tài chính cho người dùng bảo hiểm, nền tảng để ổn định cả đời sống lẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh
Người dùng bảo hiểm sẽ được chi trả các khoản phí theo đúng hợp đồng đã ký kết với bên doanh nghiệp bảo hiểm. Điều này sẽ giúp các cá nhân có thể kịp thời khắc phục các rủi ro, sớm ổn định cuộc sống.
Còn đối với các doanh nghiệp, việc chi trả đúng mức, kịp thời sẽ giúp họ có thể nhanh chóng tái sản xuất và hoạt động bình thường. Từ đó có thể nhanh chóng ổn định trở lại, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Là nguồn tích trữ để đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống an toàn hơn
Các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm thương mại thường thực hiện nhiều hoạt động nhằm gia tăng mức sống, giúp cuộc sống an toàn hơn và giảm bớt nỗi lo cho cả các cá nhân lẫn tập thể. Vai trò này được thể hiện khá rõ ràng qua các hoạt động hỗ trợ tài chính, phối hợp tổ chức cho các hoạt động xã hội,...
Bằng cơ chế tăng tích lũy và tiết kiệm, bảo hiểm thương mại là một trong những yếu tố giúp ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước
Hằng năm, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm với nhà nước. Đây chính là cách để tăng tích lũy một cách đều đặn cho nguồn ngân sách.
Bên cạnh đó, mỗi khi xảy ra các rủi ro, thiên tai, hay những vấn đề để lại hậu quả lớn đối với các đối tượng dùng bảo hiểm thương mại thì quỹ bảo hiểm cũng sẵn sàng chi trả. Điều này sẽ giúp nhà nước có thể bớt đi phần nào áp lực với việc này.
Là một trong những yếu tố giúp phát triển thị trường tài chính, phát triển sản xuất cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện
Hầu hết các quỹ bảo hiểm chưa được sử dụng sẽ được dùng và đem đi đầu tư sinh lời. Điều này giúp tận dụng tối đa nguồn tiến vốn không hề nhỏ vẫn nằm rải rác trong dân cư suốt thời gian dài. Từ đó cung cấp nguồn vốn đáng kể, thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn diện.
Ổn định phần nào thu nhập, hạn chế tình trạng thất nghiệp tự nhiên và trá hình
Các loại bảo hiểm thương mại thường sẽ sinh ra các khoản lời nhất định. Và thường phải hoàn thành các điều kiện của hợp đồng thì người dùng mới có thể nhận được. Chính vì thế nên đây cũng là một cách giúp người dùng ổn định thu nhập cũng như hạn chế được rất nhiều tình trạng thất nghiệp.
Là hai loại bảo hiểm được phát hành và chịu trách nhiệm bởi các đối tượng khác nhau nên không khó hiểu khi bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội có những đặc điểm riêng biệt. Vậy thì hai loại bảo hiểm này giống và khác nhau ở những điểm nào?
Cả Bảo hiểm thương mại lẫn Bảo hiểm xã hội đều được tạo ra với mục đích để bù đắp các khoản thu nhập cho những người đã tham gia bảo hiểm khi không may gặp rủi ro hoặc mất, giảm khả năng lao động.
Mức chi trả, bồi hoàn sẽ dựa trên các mức đóng góp mà người dùng bảo hiểm tham gia.
Tiêu chí | Bảo hiểm thương mại | Bảo hiểm xã hội |
Căn cứ Luật | Hoạt động dựa trên các quy định trong 3 bộ luật là Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 và Luật Sở hữu trí tuệ | Hoạt động dựa trên Luật Bảo hiểm xã hội |
Mục đích tham gia | - Mục đích chính là thu lợi nhuận. - Chi trả đúng và kịp thời mức bồi hoàn cho người được bảo hiểm theo những gì mà hợp đồng đã quy định. | - Không vì mục đích lợi nhuận. - Bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm trong một số trường hợp như ốm đau, tai nạn, thai sản, hết tuổi lao động,... |
Đơn vị tổ chức và thực hiện, chịu trách nhiệm với người dùng | Các doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng được quy định của pháp luật về bảo hiểm | Nhà nước |
Hình thức tham gia | Tự nguyện | Tự nguyện hoặc bắt buộc |
Các căn cứ để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn | Các điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng | - Quy định của Pháp luật về bảo hiểm cho người lao động - Các văn bản pháp lý liên quan đã được ban hành. |
Đối tượng tham gia | Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có điều kiện đều có thể tham gia | Các cá nhân đã được quy định rõ tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội |
Đối tượng thụ hưởng | Người tham gia bảo hiểm hoặc thân nhân của họ | Người tham gia bảo hiểm hoặc các đối tượng đã được chỉ định theo luật. |
Các chế độ người dùng được hưởng | 3 chế độ chính gồm: - Bảo hiểm phi nhân thọ gồm BH dân sự, BH tài sản,... - BH nhân thọ gồm sinh kỳ, tử kỳ - BH sức khỏe gồm các chế độ thương tật, bệnh tật hay ốm đau | 5 chế độ theo quy định của Nhà nước gồm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất. |
Quy định | Đóng theo thỏa thuận giữa 2 bên dựa trên các mức mà bên doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm đưa ra | Đóng theo các mức đã được quy định sẵn trong Luật Bảo hiểm xã hội. |
Trước những lợi ích mà bảo hiểm thương mại đem lại, đây đã và đang là sự lựa chọn của nhiều cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Dựa theo góc độ sử dụng, phương thức hay nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm thương mại được chia thành 3 loại chính là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Vậy đặc điểm cụ thể của từng loại bảo hiểm là như thế nào? Hãy cùng Job3S theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Nhiều người có nhu cầu mua bảo hiểm cho các tài sản với mục đích hạn chế được những mất mát khi tài sản gặp sự cố hay rủi ro. Khi đã tham gia bảo hiểm và đang trong thời hạn mà tài sản gặp các vấn đề như bị mất cắp, cháy nổ,... thì khách hàng sẽ được phía bảo hiểm chi trả khoản phí nhất định.
Một số quy định cụ thể về bảo hiểm thương mại dành cho đối tượng là tài sản mà người dùng cần biết như:
Quy định về đối tượng được bảo hiểm: là các tài sản của người tham gia bảo hiểm như ô tô, xe máy, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa,...
Thời hạn của bảo hiểm: Thường là kéo dài trong thời gian 1 năm. Sau khi hết hạn, khách hàng có thể tiếp tục tái ký để tiếp tục hưởng quyền lợi.
Người tham gia bảo hiểm chỉ cần đóng phí 1 lần duy nhất
Bảo hiểm thương mại dành cho tài sản thì không có đáo hạn hợp đồng.
Bảo hiểm thương mại dành cho tài sản còn được chia thành nhiều loại nhỏ như: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm cho xe cơ giới,...
Bảo hiểm về con người là một trong những loại bảo hiểm thương mại phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong bảo hiểm về con người cũng được chia thành 2 loại chính là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.
Đặc điểm cụ thể của từng loại như sau:
Đặc điểm | Bảo hiểm sức khỏe | Bảo hiểm nhân thọ |
Đối tượng được hưởng bảo hiểm | Đối tượng được hưởng chính là sức khỏe, thân thể và tính mạng của con người. | |
Mục đích tham gia | Hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe cũng như hỗ trợ về mặt tài chính khi khám chữa bệnh. | Có thể xem như một quỹ đầu tư, dự phòng tài chính cho tương lai |
Thời hạn có hiệu lực của bảo hiểm | Có kỳ hạn nhất định và thường gặp nhất là 1 năm. Sau khi hết thời hạn, người tham gia có thể tiếp tục gia hạn để hưởng các quyền lợi | Thời gian phụ thuộc vào thỏa thuận của cả 2 bên và ghi rõ trên hợp đồng, có thể là 5 năm, 8 năm,... hoặc trọn đời. |
Thời hạn đóng phí | Mỗi lần mua đóng phí 1 lần | Đóng phí định kỳ theo quy định đã ghi trong hợp đồng như theo tháng, quý hoặc theo năm. |
Đáo hạn hợp đồng | Không có tiền đáo hạn sau khi hết hạn. | Người tham gia sẽ được nhận tiền đáo hạn sau khi kết thúc hợp đồng hoặc theo các trường hợp đã được quy định sẵn như trong hợp đồng. |
Các loại sản phẩm bảo hiểm cụ thể | Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thân thể Bảo hiểm tai nạn,... | Bảo hiểm trọn đời Bảo hiểm tử kỳ Bảo hiểm hỗn hợp Bảo hiểm liên kết đầu tư,.... |
Trong số các loại bảo hiểm thương mại thì có lẽ bảo hiểm về trách nhiệm dân sự là một trong những khái niệm được ít người biết tới nhất. Đây là loại bảo hiểm hướng tới đối tượng là trách nhiệm dân sự hay nghĩa vụ bồi thường. Đây cũng là loại bảo hiểm thường được thực hiện với hình thức là bắt buộc.
Tương tự một số loại bảo hiểm thương mại khác, bảo hiểm về trách nhiệm dân sự thường có thời hạn 1 năm, có thể gia hạn để tiếp tục hưởng quyền lợi. Người tham gia có thể đóng phí 1 lần vào thời điểm mua hoặc đóng phí theo kỳ hạn.
Đặc biệt, bảo hiểm thương mại về trách nhiệm dân sự cũng không có đáo hạn. Một số loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường gặp phải kể đến như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy được thực hiện dưới hình thức bắt buộc
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe có giới với người thứ 3 hoặc với hành khách trên xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người sử dụng lao động với người lao động,...
Bảo hiểm thương mại đang là loại bảo hiểm thu hút được sự tham gia của rất nhiều cá nhân, tập thể và cả các doanh nghiệp. Một trong những lý do làm nên sức hút cho loại bảo hiểm này chính là ý nghĩa của nó đối với người dùng.
Bảo hiểm thương mại được xem như một khoản tích trữ, một quỹ đầu tư sinh lời với mục đích thu thêm lợi nhuận phòng cho tương lai. Điều này sẽ giúp người tham gia bảo hiểm có thể giảm bớt phần nào các vấn đề về kinh tế khi xảy ra các sự cố, rủi ro như những gì mà hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên đã quy định.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao thì bảo hiểm thương mại cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay có 3 loại bảo hiểm thương mại cụ thể gồm:
- Bảo hiểm dành cho tài sản với mục đích hạn chế thiệt hại nếu tài sản được bảo vệ gặp phải rủi ro không đáng có.
- Bảo hiểm con người gồm bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ. Mục đích chính của loại bảo hiểm này chính là để bảo vệ sức khỏe của người tham gia bảo hiểm trước những tình huống bất ngờ như bệnh tật, ốm đau, tai nạn,...
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm hướng tới đối tượng là trách nhiệm hoặc nghĩa vụ phải bồi thường khi gây ra sự cố nào đó mà để lại hậu quả.
Bảo hiểm trách nhiệm chung thương mại hay còn được gọi là bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Đây là loại bảo hiểm được ký kết nhằm mục đích chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dù là về người hay tài sản mà người tham gia bảo hiểm hoặc hoạt động kinh doanh của họ gây ra cho bên thứ 3.
Bảo hiểm trách nhiệm chung thương mại hoạt động dựa trên sự kết hợp của 2 chính sách bảo hiểm là trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm công cộng.
Đây cũng là loại bảo hiểm được lựa chọn nhiều bởi các cá nhân, tập thể hoặc các doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm về vấn đề nợ pháp lý, tài chính hay một số vấn đề liên quan.
Bảo hiểm hỗn hợp được biết đến là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm nhân thọ. Đây cũng là một loại bảo hiểm thương mại và hướng tới đối tượng được bảo vệ là con người.
Theo căn cứ pháp lý của Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thi loại bảo hiểm này được sử dụng để bảo hiểm cho con người khi xảy ra sự kiện chết hoặc sống đến thời hạn xác định đã ghi trong hợp đồng.
Tính hỗn hợp của loại bảo hiểm này được thể hiện qua việc phía bảo hiểm sẽ chi trả, bồi hoàn các chi phí phát sinh trong cả 2 trường hợp. Một trường hợp chính là người được bảo hiểm chết trong thời hạn xác định. Và trường hợp còn lại chính là người được bảo hiểm tiếp tục sống đến thời hạn xác định.
Đây là một trong những điều đặc biệt quan trọng với những ai có ý định sử dụng bảo hiểm thương mại. Phạm vi bảo hiểm là quy định về về các trường hợp rủi ro, tổn thất hay các chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng. Và nếu các sự kiện hay trường hợp này xảy ra thì phía bảo hiểm phải tiến hành thanh toán đúng mức và đúng hạn cho phía người được bảo hiểm.
Đây là khái niệm khá thường gặp khi nhắc thời bảo hiểm thương mại. Thời hạn bảo hiểm chính là khoảng thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong thời gian đó, phía bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường thiệt hại hoặc hoặc thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo như trong hợp đồng đã ký kết. Và thời hạn hợp đồng này cũng sẽ được thỏa thuận giữa 2 bên trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.
Theo Pháp luật bảo hiểm thương mại thì quỹ tài chính của các công ty, doanh nghiệp bảo hiểm thương mại đến từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn vốn cụ thể phải kể đến gồm có nguồn vốn đến từ chủ sở hữu doanh nghiệp; nguồn phí bảo hiểm mà các cá nhân, tập thể hay các đơn vị tham gia bảo hiểm đóng góp; nguồn vốn phát sinh từ các hoạt động đầu tư sử dụng quỹ bảo hiểm; nguồn vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.
Qua bài viết trên đây, Job3S đã đem đến cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về bảo hiểm thương mại cũng như các đặc điểm quan trọng mà người tham gia cần chú ý. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đọc có thể cân nhắc để chọn lựa được loại bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình.
Bảo hiểm thương mại là loại bảo hiểm được ký kết giữa người tham gia với bên đơn vị bảo hiểm. Và các đơn vị này thường là các doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức tư nhân có đủ tư cách pháp lý theo quy định.
Bảo hiểm thương mại hướng đến đa dạng đối tượng người dùng. Và với mỗi đối tượng thì bảo hiểm thương mại lại đem đến những lợi ích riêng.
Bảo hiểm thương mại đóng vai trò rất quan trọng không chỉ với người dùng mà còn với cả nền kinh tế nói chung, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
Bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội có điểm chung về mục đích tham gia cũng như việc chi trả dựa trên định mức đóng góp. Tuy nhiên, mỗi loại bảo hiểm sẽ có những đặc điểm riêng biệt.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, hiện nay có 3 loại bảo hiểm thương mại chính là bảo hiểm dành cho tài sản, bảo hiểm dành cho con người và bảo hiểm về trách nhiệm.
Mẫu CV hot theo ngành nghề