Bạn là ?
Xây dựng được bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh đúng chuẩn sẽ giúp cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên phù hợp. Vì thế, bài viết dưới đây, Job3s sẽ tổng hợp những câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường được sử dụng nhiều. Bên cạnh đó, còn có các gợi ý cách trả lời mà nhiều ứng viên có thể tham khảo.
Dù trong mẫu CV xin việc đã có thông tin của ứng viên nhưng hầu hết các nhà tuyển dụng muốn nghe lại phần giới thiệu bản thân. Qua những câu hỏi phỏng vấn, họ có thể nhìn ra được phong cách và điều mà ứng viên tự tin nhất.
Đây là một dạng câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mà hầu hết các ứng viên nào cũng đều nhận được. Cách giới thiệu bản thân sẽ phần nào nói lên phong cách, điểm tự tin cũng như tính cách của ứng viên đó.
Với câu hỏi này khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng luôn muốn hiểu rõ và xem ứng viên có thật sự phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp hay không. Có thể nói, kỹ năng thuyết trình và thấu hiểu tâm lý khách hàng luôn là yếu tố cần thiết của một nhân viên kinh doanh.
Nếu ứng viên đưa ra những minh chứng cụ thể cho lời nói của mình thì sẽ dễ dàng thu hút nhà tuyển dụng hơn. Còn đối với những điểm yếu của bản thân, các bạn phải thành thật. Tuy nhiên, hãy trả lời khéo léo để đưa ra các giải pháp biến nhược điểm thành điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Kể cả khi viết CV dựa trên mô tả công viêc nhân viên kinh doanh, hẳn ứng viên cũng đã trình bày về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Ở vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn khai thác sâu và xác quyết hơn. Các ứng viên có thể mạnh dạn nói ra những mong muốn của bản thân trong quá trình làm việc như thuyết trình, kỹ năng giao tiếp hoặc các vị trí cao hơn trong công ty. Các bạn nên trình bày những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách chi tiết. Để qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được bạn có chí cầu tiến hay không và có thật sự phù hợp với định hướng lâu dài của công ty.
Câu hỏi dạng này thường được nhà tuyển dụng hay hỏi nhất, kể cả phỏng vấn nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm hay đã có kinh nghiệm. Vì thế, để trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra những ưu điểm của bản thân có thể đáp ứng tốt vị trí mà công ty đang tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nếu có thể thì hãy đề cập đến mục tiêu trong tương lai và thể hiện ý chí cầu tiến muốn được học hỏi cũng như trau dồi kiến thức chuyên môn hơn nữa.
Các ứng viên có thể trả lời rằng sẽ tìm kiếm những khách hàng mới cho doanh nghiệp và đảm bảo được KPI hàng tháng của công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề cập thêm về chiến lược và những kế hoạch mà bạn nghĩ đến nhằm đạt được mục tiêu.
Những câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Bên cạnh đó còn giúp xác định sự phù hợp với vị trí và nhu cầu công việc. Vậy dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các câu hỏi quan trọng khi phỏng vấn.
Khái niệm của chu kỳ ngắn hạn là tập trung vào việc hoàn thành đơn một cách nhanh chóng. Còn đối với chu kỳ bán hàng dài hạn thì sẽ tập trung vào việc tiếp cận khách hàng cẩn thận hơn. Tùy vào mỗi chu kỳ mà bạn nên cung cấp những cách tiếp cận khác nhau để phù hợp với tình huống.
Với câu hỏi tuyển dụng nhân viên kinh doanh này, vì làm ở vị trí bán hàng nên đòi hỏi ứng viên phải cập nhật sản phẩm thường xuyên. Hoặc trên thị trường có xu hướng nào mới thì có thể học hỏi bởi trong khi làm việc ở vị trí này, việc nắm bắt xu hướng luôn là điều quan trọng.
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh này thường được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm đến. Các bạn có thể quan sát thái độ của khách hàng để quyết định bạn có nên tiếp tục chào bán sản phẩm nữa hay không.
Nếu như khách không có thiện chí mua thì bạn nên hỏi họ tại sao không lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Tiếp đến, bạn có thể kiểm tra những mẫu sản phẩm này và phân tích đưa ra các cách mới nhằm tiếp cận khách hàng mới trong tương lai.
Ứng viên có thể trả lời trung thực nhưng vẫn bày tỏ mong muốn làm việc qua các bước trong quy trình bán hàng ở công ty. Tuy nhiên, bạn cũng cần đề cập đến những bước có trong quy trình mà bạn đã trải qua để doanh nghiệp biết được bạn đã hiểu quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh.
Ở bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh này, bạn nên xác định động lực chính của bản thân là gì khi bắt đầu công việc. Động lực có thể là địa vị, tiền bạc hay niềm vui khi được làm việc với khách hàng. Tùy vào động lực của bạn là gì, công ty đánh giá liệu bạn có thể tiến xa với họ và cũng muốn xem bạn có thực sự phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Ứng viên cần thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc và hãy tách biệt cuộc sống riêng tư với công việc. Điều bạn cần lưu ý là trong quá trình là một nhân viên kinh doanh, hãy luôn tươi cười và niềm nở với khách hàng dù ngày đó bạn đã trải qua những điều tồi tệ nào.
Trước khi trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh ở trên, bạn cần xem xét văn hóa ở công ty như thế nào. Ví dụ, nếu sự hợp tác giữa những nhân viên bán hàng là điều quan trọng đối với công ty mà bạn đang ứng tuyển thì bạn nên đánh giá cao sức mạnh của tinh thần đồng đội.
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh cho các ứng viên khi được hỏi câu này, bạn sẽ được thể hiện sự sáng tạo của bản thân. Đồng thời qua đó, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn đã dành thời gian tìm hiểu về quy trình làm việc của công ty hay chưa.
Ở trường này, bạn có thể sử dụng những tính từ mà khách hàng đã để lại cho bạn sau quá trình làm việc. Còn nếu không thì bạn có thể sử dụng các tính từ mà sếp hoặc đồng nghiệp ở công ty thường miêu tả về bạn. Thêm vào đó, bạn nên đưa ra một tình huống cụ thể khi mà họ đã nhận xét về bạn. Ví dụ như nhiệt tình, chăm chỉ và vui tính.
Trong tháng đầu tiên làm việc, bạn nên thể hiện ra kế hoạch của mình và cho doanh nghiệp biết bản thân luôn là người sẵn sàng học hỏi thêm các nghiệp vụ mới. Đồng thời, bạn hãy đặt ra những mốc thời gian nhất định trong vòng 1 tháng đầu đó rằng bạn sẽ đạt được các thành tựu nào.
Khi đối mặt với việc không đạt KPI doanh thu trong một tháng, quan trọng là không chỉ tìm cách giải quyết vấn đề, mà còn thể hiện sự định kiến và khả năng học hỏi từ trải nghiệm đó. Nhiều ứng viên có thực lực sẽ trả lời rằng họ cần kiểm điểm lại bản thân và đặt mục tiêu SMART cho tháng tới để bù lại cho tháng vừa rồi.
Trong câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh này, nhà tuyển dụng có thể lắng nghe ứng viên trả lời với một mô tả người mua lý tưởng trong quá trình mua hàng ra sao. Sau đó, hãy đánh giá về cách nhìn nhận của ứng viên dành cho khách hàng đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh.
Ngày nay, truyền thông mạng xã hội đang dần trở thành tâm điểm trong hầu hết các ngành công nghiệp. Nếu ứng viên không sử dụng các kênh xã hội để tìm hiểu xu hướng, nghiên cứu hay tìm kiếm cơ hội thì họ đã chậm hơn một bước cho những yêu cầu hiện tại của nhà tuyển dụng.
Trong quá trình phỏng vấn nhân viên kinh doanh, không chỉ nhà tuyển dụng muốn đánh giá ứng viên. Bên cạnh đó, người ứng tuyển cũng cần lấy được thông tin về công ty để đảm bảo sự phù hợp và hiểu rõ về môi trường làm việc.
Trong câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, bạn nên kể ra các thành tích đạt được trong công việc. Ví dụ như danh hiệu nhân viên xuất sắc, tập thể đạt KPI nhanh nhất hoặc bất kỳ dự án nào thành công.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và được phỏng vấn nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm, bạn có thể đưa ra những hoạt động hay thành tích nổi bật khi còn học ở trường. Bên cạnh đó, một kinh nghiệm mà các ứng viên cần biết là doanh nghiệp sẽ rất thích những số liệu cụ thể. Vì thế, hãy cung cấp đầy đủ cũng như đưa ra cách thức xác minh thông tin của bạn là sự thật.
Trong các câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này để hiểu được ứng viên sẽ xử lý tình huống và có những giải pháp như thế nào. Nếu như ứng viên đã có kinh nghiệm thì có thể trả lời dựa trên góc nhìn cá nhân. Hơn nữa, các bạn cũng có thể dựa vào kiến thức đã được học ở trường để trả lời.
Với câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh này, bạn nên trả lời thành thật và chân thành. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng nhìn nhận vấn đề của bạn, cách xử lý tình huống cũng như khả năng học hỏi, tìm tòi.
Sẽ có rất nhiều áp lực xảy ra đến từ doanh nghiệp lẫn phía khách hàng đối với một nhân viên kinh doanh. Doanh số hay khó khăn trong quá trình bán hàng luôn là áp lực trong nhiều công ty. Còn áp lực về khách hàng thường sẽ là vấn đề từ chối sản phẩm, khó tính, phản ứng tiêu cực hay khiếu nại về dịch vụ/ sản phẩm,....
Các ứng viên có thể sử dụng những kỹ năng, tố chất của mình để trình bày cách bạn đã áp dụng và thích nghi, vượt qua áp lực, từ đó dẫn đến kết quả. Điều này giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn về khả năng giải quyết vấn đề cũng như cách đối mặt áp lực của ứng viên.
Để có thể trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh của nhà tuyển dụng, ứng viên nên lưu ý đến những điều sau đây:
Cuối cùng, đừng quên nói cảm ơn tới người phỏng vấn sau khi kết thúc. Khi về nhà bạn cũng nên gửi mail để cảm ơn và thể hiện sự mong chờ kết quả phỏng vấn.
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu cv xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu sơ yếu lí lịch
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc
Tham khảo ngay các câu hỏi phỏng vấn phổ biến đa dạng ngành nghề, lĩnh vực:
Phỏng vấn tiếng anh | Phỏng vấn marketing | Phỏng vấn content marketing | Phỏng vấn ban sự kiện | Phỏng vấn câu lạc bộ |
Phỏng vấn thực tập sinh | Câu hỏi cho nhà tuyển dụng | Phỏng vấn lễ tân khách sạn | Phỏng vấn front end | Phỏng vấn ban đối ngoại |
Đặt câu hỏi phỏng vấn | Phỏng vấn giao dịch viên | Phỏng vấn designer | Phỏng vấn nodejs | Phỏng vấn nhân viên kinh doanh |
Phỏng vấn kế toán | Phỏng vấn ngân hàng | Phỏng vấn tester | Phỏng vấn sql |
Việc chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sẽ giúp cho ứng viên thêm phần tự tin và bình tĩnh hơn. Hy vọng với những thông tin qua bài viết, các bạn sẽ nắm được những tố chất cần thiết của một nhân viên kinh doanh. Để tìm kiếm cơ hội làm việc hấp dẫn thì đừng quên truy cập Job3s nhé!
Mẫu CV hot theo ngành nghề