CPA là gì? Điều kiện để kế toán viên nhận được chứng chỉ CPA

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 06/01/2025 19:20:00 +07:00
Chứng chỉ CPA là gì? Đối với ngành tài chính kế toán, kiểm toán, CPA là loại chứng chỉ được đánh giá rất cao. Để có được chứng chỉ này, kế toán viên phải là người có kinh nghiệm dày dặn với lượng kiến thức sâu rộng. Cũng vì vậy mà họ thường được rất nhiều nhà tuyển dụng săn đón, mời gọi với cơ hội thăng tiến cực kỳ tốt.

1. CPA là gì?

CPA là từ viết tắt của cịm từ Certified Public Accountants là loại chứng chỉ nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp và tài năng của kế toán viên trong lĩnh vực kế toán. Đánh dấu sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm được nhà nước toàn cầu. Bộ Tài chính là cơ quan cấp chứng chỉ này, đồng thời đây cũng là một chứng minh uy tín cho vai trò của người sở hữu là cố vấn tài chính chuyên nghiệp.

Định nghĩa CPA là gì
Định nghĩa CPA là gì? Đây là một loại chứng chỉ của kế toán

Ngày nay, chứng chỉ CPA được nhiều quốc gia công nhận với nhiều đặc điểm cụ thể tùy thuộc vào yêu cầu, bộ máy quản lý nhà nước và quản lý kinh tế của từng quốc gia. Ví dụ, CPA Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức và cấp bằng với những điều kiện cụ thể. Trong khi đó, CPA tại Úc lại do Hội Kế toán công chức Úc tổ chức và cấp phát. Điều này nhằm thể hiện sự đang dạng và uy tín của các chứng chỉ trên quy mô quốc tế.

Chứng chỉ đăng ký hành nghề kế toán CPA có thời hạn tối đa là 60 tháng (5 năm) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ 5 kể từ khi chứng chỉ có hiệu lực - Theo Thông tư số 296/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016.

2. Vai trò và ý nghĩa của chứng chỉ CPA là gì?

Chức năng, vai trò của chứng chỉ CPA là gì? CPA là minh chứng cho năng lực và kinh nghiệm của một kế toán - kiểm toán viên chuyên nghiệp. Những cá nhân sở hữu chứng chỉ CPA vừa thể được uy tín và trình độ của họ trước công chúng, vừa giúp họ xây dựng thương hiệu cá nhân. Từ đó nâng cao khả năng tìm kiếm công việc và môi trường làm việc phù hợp với nhu cầu của bản thân CPA.

CPA minh chứng cho năng lực của một kế toán
Ý nghĩa của chứng chỉ CPA là gì? Đây là minh chứng cho năng lực của một kế toán

Với tư cách là một kế toán sở hữu chứng chỉ CPA, nhiệm vụ của họ có thể bao gồm:

  • Xác định các vấn đề về tài chính và đề xuất cải thiện trong quy trình, chính sách và thủ tục nội bộ của công ty.
  • Quản lý quá trình đầu tư, phân tích và quản lý kế hoạch kinh doanh, cũng như quản lý sổ sách kế toán, kiểm toán, và các vấn đề liên quan đến thuế.

  • Tư vấn về rủi ro tài chính liên quan đến thực hiện các dự án mới hoặc quá trình sáp nhập, đồng thời hoạch định kế hoạch nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

  • Tư vấn với ban lãnh đạo về các vấn đề tài chính và quản lý tài chính cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

3. Vì sao kế toán viên cần có chứng chỉ CPA?

Chứng chỉ CPA, một bằng chứng kế toán chuyên nghiệp, không chỉ mang lại sự uy tín mà còn mở ra nhiều cơ hội thú vị trong sự nghiệp ke·

Kế toán viên rất cần CPA
Kế toán viên rất cần CPA

Lý do kế toán viên cần chứng chỉ CPA là gì?

  • Kiếm lợi nhuận cao hơn: Những người sở hữu CPA trung bình kiếm được nhiều hơn so với những người không có chứng chỉ tương đương, giữa những người có trình độ và kinh nghiệm tương đồng.

  • Tăng cơ hội việc làm: CPA mở cửa cho nhiều con đường sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, từ công ty kế toán công, doanh nghiệp tư nhân, đến các cơ quan chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận.

  • Sở hữu chứng chỉ CPA là minh chứng cho sự khả năng và kinh nghiệm cần thiết để thành công trong nghề của kế toán viên. Vì kỳ thi CPA thực sự là một cuộc thi khó khăn, đầy thách thức và tính khắt khe.

  • Sự tín nhiệm: Việc trở thành CPA tăng cường sự tín nhiệm từ nhà tuyển dụng, cấp trên, khách hàng và đối tác.

4. Những kỹ năng cần có để đạt được CPA là gì?

Những kỹ năng mà cần có của một kế toán viên để đạt được chứng chỉ CPA là gì? Dưới đây là một số kỹ năng mà kế toán viên cần trau dồi để đạt được chứng chỉ này.

Một số kỹ năng cần có để đạt được CPA
Một số kỹ năng cần có để đạt được CPA

4.1. Kiến thức sâu rộng

Để đạt được chứng chỉ GPA, đương nhiên, kế toán viên phải là người có kiến thức sâu rộng và biết vận dụng kiến thức cùng với các công cụ, phần mềm hỗ trợ một cách thông minh. Đồng thời họ cần thực hiện tốt các kỹ thuật như khai thác dữ liệu, phân tích thống kê…

4.2. Tư duy phản biện

Là CPA, khả năng nhìn nhận tổng thể về tình hình tài chính và tư duy phản biện xuất sắc rất quan trọng. Kế toán cần có khả năng phân tích dữ liệu một cách kỹ lưỡng, đặt vào ngữ cảnh để đưa ra những đề xuất hợp lý và đáng tin cậy.

4.3. Khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là chìa khóa quan trọng khi làm việc với đồng nghiệp, quản lý, nhân viên hoặc khách hàng.

4.4. Tư duy nhạy bén

Hiểu rõ cách hoạt động của doanh nghiệp là quan trọng. Kế toán viên cần hiểu nguyên tắc và chiến lược kinh doanh để tư vấn cho ban lãnh đạo về tác động của quyết định lên tài chính của công ty.

4.5. Tư duy phân tích

Kỹ năng này giúp kế toán viên phát hiện vấn đề trong báo cáo tài chính, hồ sơ giấy tờ và báo cáo dự liệu một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.

4.6. Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức là yếu tố quyết định việc chuẩn bị báo cáo, sắp xếp tài liệu, và giữ kỳ hạn quan trọng. Với nhiều dự án cùng một lúc, tổ chức công việc một cách có hệ thống là không thể thiếu.

4.7. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khả năng phán đoán, xử lý và giải quyết vấn đề là một phần quan trọng của việc làm CPA. Tìm giải pháp cho vấn đề phức tạp và phát triển chiến lược giải quyết vấn đề liên quan đến thuế hoặc thông lệ kinh doanh.

5. Cần làm gì để đạt được chứng chỉ CPA?

Bên cạnh việc sở hữu những kỹ năng ở trên, các kế toán viên cũng cần đáp ứng một số yêu cầu khác để trở thành một CPA. Vậy điều kiện để nhận chứng chỉ CPA là gì?

Yêu cầu để tham gia và vượt qua kỳ thi CPA là gì?
Để đạt được CPA, kế toán viên cần trải qua một kỳ thi quan trọng

Hàng năm có khoảng 5000 ngàn người đăng ký cho kỳ thi CPA và chỉ có khoảng 10% trong số đó vượt qua kỳ thi. Qua đó có thể thấy độ khó và yêu cầu khắt khe của kỳ thi ra sao. Thí sinh cần đạt tổng 38 điểm cho 6 môn thi (không tính ngoại ngữ) và tất cả các môn cần từ 5 điểm trở lên để sở hữu được chứng chỉ này.

Các môn thi gồm:

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

  • Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao

  • Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao

  • Thuế và quản lý nâng cao

  • Tài chính và quản lý nâng cao

  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

  • 1 môn ngoại ngữ trình độ từ C trở lên.

Bên cạnh đó, để tham gia được kỳ thi, các ứng viên cần đảm bảo:

  • Có bằng cử nhân các chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính và ngân hàng. Hoặc bằng cử nhân khác với chứng chỉ về kế toán, kiểm toán từ tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Bằng cử nhân khác với 7% trong tổng chương trình học là các môn về kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động và thuế.

  • ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm kinh nghiệm ở vị trí trợ lý kiểm toán.

  • Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Luật kế toán 2015.

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết và có ý thức chấp hành pháp luật.

6. Chứng chỉ CPA ở Việt Nam

Ở Việt Nam, CPA là gì? Chứng chỉ CPA Việt Nam (Certified Practising Accountant) là minh chứng cho năng lực và phẩm chất của các chuyên gia kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp. Được cấp phép bởi Bộ Tài Chính sau kỳ thi tiêu chuẩn và đáp ứng các điều kiện hành nghề, chứng chỉ này giúp Nhà nước quản lý hoạt động kế toán tại Việt Nam một cách cụ thể.

Chứng chỉ CPA ở Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng
Chứng chỉ CPA ở Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng

Từ năm 2012, Bộ Tài chính công nhận giá trị của Chứng chỉ chuyên gia Kế toán và Chứng chỉ Kiểm toán viên nước ngoài như ACCA của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc và CPA Australia, cho phép chuyển đổi sang CPA Việt Nam thông qua kỳ thi sát hạch.

Bên cạnh đó, Năm 2021, Bộ Tài chính cũng mở rộng cho phép đăng ký chứng chỉ ASEAN CPA, cho phép kế toán viên nước ngoài đủ tiêu chuẩn làm việc trong khu vực ASEAN.

7. Kỳ thi CPA có khó không?

Rất nhiều người sau khi trải qua kỳ thi CPA đều có cùng một nhận xét: đây là một cuộc thách thức nghiêm túc, áp lực và công bằng.

Kỳ thi CPA của những năm tới có thể sẽ khó hơn do sự thay đổi và phát triển của kinh tế thị trường
Kỳ thi CPA của những năm tới có thể sẽ khó hơn do sự thay đổi và phát triển của kinh tế thị trường

Kỳ thi này được đánh giá cao về tính nghiêm túc và công bằng, nơi mà bạn phải chứng minh kiến thức và sự hiểu biết chuyên môn của mình. Đây không phải là một kỳ thi đơn giản; bạn cần khẳng định sự am hiểu sâu rộng và khả năng làm việc trong tương lai.

Kỳ thi CPA không phân biệt đối tượng thí sinh dựa trên điều kiện kinh tế hay bất kỳ yếu tố nào khác. Đây là một kỳ thi đảm bảo tính công bằng cho mọi người, nơi mà mục tiêu của bạn là vượt qua thách thức này không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác ngoài khả năng và nỗ lực của chính bạn.

8. Cơ hội việc làm và mức lương của CPA

Hiện nay tại Việt Nam, theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, có hàng trăm công ty kiểm toán độc lập đang tuyển dụng nhân sự cho vị trí kiểm toán viên. Điều này không chỉ là cơ hội nghề nghiệp lớn cho các ứng viên mà còn phản ánh sự tăng cường mạnh mẽ về nhu cầu kiểm toán chất lượng trong cộng đồng doanh nghiệp tại đây.

Các kế toán viên sở hữu CPA sẽ có cơ hội tìm việc với mức lương rất hấp dẫn
Các kế toán viên sở hữu CPA sẽ có cơ hội tìm việc với mức lương rất hấp dẫn

Vị trí kiểm toán viên tại Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng, đồng thời cũng mở ra cơ hội thu nhập hấp dẫn cho những người làm nghề này. Theo thống kê, thu nhập trung bình của kiểm toán viên ở Việt Nam dao động từ 400 – 500 USD / tháng.

Đối với những kiểm toán viên sở hữu chứng chỉ CPA Hoa Kỳ, CPA Úc…, mức lương có thể nâng lên từ 1.000 – 2.000 USD/tháng, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm của họ. Điều này làm cho vị trí này trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với những người muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam.

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong các kỳ thi

Cpa là gì

Tocfl là gì

Học văn bằng 2 là gì

HSK là gì

JLPT là gì

Hskk là gì

CPA chính là bước đệm quan trọng giúp bạn trở thành một kế toán viên tài năng, được nhiều công ty, doanh nghiệp săn đón với tương lai rộng mở. Bạn nên tìm hiểu rõ các điều kiện và cơ chế của kỳ thi CPA là gì, để làm tiền đề ôn tập và định hướng cho bản thân.

Xem thêm:

  • Nghiệp Vụ Lễ Tân Khách Sạn Là Gì? Lương Lễ Tân Khách Sạn Bao Nhiêu?
  • Developer Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Lập Trình Viên
Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat