Bạn là ?
Có vẻ ít ai nhắc đến CV xin việc phục vụ nhưng thực chất, nếu ứng viên nào chuẩn bị được tài liệu này chắc chắn sẽ ghi điểm ngay với nhà tuyển dụng. Nhất là những khách sạn, nhà hàng, quán cafe,... cao cấp lại càng cần thiết. Nếu bạn đang muốn làm nhân viên phục vụ nhưng lại đau đầu không biết nên viết CV nhân viên phục vụ thế nào, xem ngay mẫu và cách viết bên dưới để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Trước hết, chúng ta cần phải xác định một điều: CV có quan trọng và cần thiết không? Câu trả lời ở đây là CÓ. CV xin việc là một hồ sơ vô cùng quan trọng khi đi xin việc, nó chính là đại diện cho bản thân ứng viên để “trò chuyện” với nhà tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá và xác định xem ứng viên có phù hợp với yêu cầu của công ty về vị trí đang tuyển hay không.
Vì vậy, ngay từ bước đầu, chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ về công ty ứng tuyển để chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc phục vụ đầy sự trau chuốt về nội dung và hình thức, đảm bảo hợp với yêu cầu của bên tuyển dụng nhất.
TopCV ứng tuyển việc làm phục vụ chính là bản mô tả tóm tắt thông tin của cá nhân ứng viên về: họ tên, số điện thoại, địa chỉ, email,… để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được thông tin cơ bản về ứng viên.
CV xin việc phục vụ được dùng để ứng tuyển cho vị trí nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, quán cafe,… hay các sự kiện. Ứng viên có thể lựa chọn thời gian làm việc linh hoạt là partime hoặc fulltime trong CV xin việc phục vụ, tùy vào công ty và vị trí mà ứng viên ứng tuyển.
>> Xem thêm: Tuyệt chiêu viết CV nhân viên thu mua hút hồn nhà tuyển dụng
Bạn có thể là một người thích viết và có thể viết ra được nhiều bài giới thiệu hay về bản thân hay cũng có thể là một người có kỹ năng viết không tốt, điều đó không quá quan trọng. Đối với một bản CV xin việc phục vụ, nó phải chưa đầy đủ các thông tin về các nội dung dưới đây:
Bạn sẽ phải nêu qua một số thông tin cơ bản về bản thân để bên tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn nếu bạn vượt qua bài test CV của họ.
Thông tin cơ bản sẽ bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ hiện đang sinh sống và làm việc, số điện thoại liên hệ, email cá nhân,… Lưu ý: đối với email, đó là phương tiện trao đổi thông tin vô cùng phổ biến và được các nhà tuyển dụng sử dụng rất nhiều, bạn nên để email thể hiện tính chuyên nghiệp bằng tên cá nhân, tránh những tên thể hiện sự trẻ con, cảm tính và không chuyên nghiệp.
Nếu đang sở hữu một email như vậy, lời khuyên của tôi dành đến bạn là hãy dành 3 phút để tạo cho mình một email mới. Ngay dưới phần Họ và tên, bạn nên để vị trí tuyển dụng mà bạn đang quan tâm. Ví dụ: Nguyễn Lê Thị Thơm Tho - Nhân viên lễ tân.
Thực ra, mục này trong CV xin việc phục vụ đối với những anh chị đã đi làm, họ xác định được bản thân mong muốn điều gì và sẽ rất dễ dàng để viết. Nhưng đối với những bạn mới đi làm và đang muốn tìm một môi trường, công việc để học tập, trau dồi kinh nghiệm, để nuôi sống bản thân,… thì sẽ rất e ngại không biết nên viết như thế nào để không bị nhà tuyển dụng đánh giá quá tệ.
Mục tiêu chính là cái bản thân mong muốn và hướng đến trong tương lai. Nếu bạn thực sự yêu thích vị trí và công ty đang ứng tuyển, bạn có thể chia sẻ mục tiêu thật sự của mình cho bên tuyển dụng, họ sẽ đánh giá rất cao đối với những ứng viên xác định được mục tiêu phấn đấu cho bản thân mình.
Đối với những bạn chưa xác định được, thì mình có thể đi làm, thử sức ở lĩnh vực hiện tại mình đang quan tâm, trau dồi kinh nghiệm và xác định cho mình mục tiêu phấn đấu của bản thân. Bạn cũng đừng nóng vội nha, mỗi người tự có quỹ thời gian riêng và định hướng của mình và không cần phải so sánh với người khác.
Ví dụ mục tiêu công việc:
- Mục tiêu ngắn hạn:
+ Muốn được học tập, làm việc và trải nghiệm công việc thực tế.
+ Nâng cao khả năng giao tiếp làm việc nhóm với mọi người.
+ Nâng cao kỹ năng tìm ra, xử lý và khắc phục vấn đề.
- Mục tiêu dài hạn:
Sau 2 năm trở thành quản lý nhà hàng, khách sạn, cafe,…
Với vị trí nhân viên phục vụ, nếu đã bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc trong bất cứ lĩnh vực gì, hãy cố gắng nêu ra nhé! Đừng trình bày dài dòng lan man, bạn chỉ cần viết thời gian làm việc, tên công ty, tên vị trí đã làm và mô tả sơ qua về công việc đó nhé.
Nếu chưa có kinh nghiệm gì, bạn có thể bỏ qua phần này nhé.
Đây là phần bạn phải thể hiện ra được những điểm mạnh của cá nhân. Đặc biệt, đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, bạn càng phải làm nổi bật lên những ưu thế này của mình để nhà tuyển dụng có thể chú ý đến bạn.
Những kỹ năng quan trọng đối với vị trí nhân viên phục vụ là khả năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp ứng xử, khả năng xử lý vấn đề,… nếu bạn có những ưu điểm đó, hãy làm nổi bật lên, nếu có thể, hãy nêu lên ví dụ cụ thể về việc mình đã làm. Việc chứng cụ thể sẽ giúp cho lời nói của mình đáng tin và trở nên giá trị hơn.
Chú ý đối với phần nêu những kỹ năng trong CV xin việc phục vụ, mình có thể có rất nhiều điểm mạnh, nhưng hãy chỉ nêu những điểm mạnh liên quan đến công việc. Hãy tóm tắt, sơ lược nhất, không rườm rà, dài dòng và thể hiện quá lố như thể khoe khoang.
Chẳng hạn như:
- Kỹ năng giao tiếp, thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh: đây chắc chắn là một lợi thế vô cùng to lớn.
- Kỹ năng xử lý vấn đề
- Kỹ năng làm việc nhóm: việc bạn kết hợp với các nhân viên khác để hoàn thành công việc cũng vô cùng quan trọng.
- Là một người nhanh nhẹn, hoạt bát, nắm bắt tâm lý khách hàng nhanh chóng.
- Là một người chu toàn, yêu thích sự sạch sẽ và thích công việc dọn dẹp.
Ghi rõ trình độ học vấn trong CV xin việc phục vụ để nhà tuyển dụng nắm được. Theo như luật lao động, đối với nhân viên phục vụ, phải đủ từ 15 tuổi trở nên mới được nhận vào làm, điều này cũng bảo đảm cho bên tuyển dụng đánh giá được trình độ nhân viên.
Không phải rảnh rỗi mà nhà tuyển dụng đi đọc nội dung về phần sở thích của ứng viên, mà nó là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về các ứng viên của mình. Lưu ý, khi trình sở thích của cá nhân, các bạn nên trình bày bằng các gạch đầu dòng ngắn gọn.
Khi viết mẫu CV xin việc cho vị trí nhân viên phục vụ, các chi tiết nhỏ có thể trông như không quan trọng, nhưng lại rất được nhà tuyển dụng để ý. Vì vậy, bạn cần tránh những sai sót phổ biến khi viết CV, bao gồm:
Trong CV xin việc phục vụ chuyên nghiệp, việc mắc lỗi chính tả là không được chấp nhận. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thiếu cẩn thận và mất thiện cảm nếu bạn để lọt lỗi sai chính tả.
Việc viết dài dòng và không tập trung vào vấn đề chính cũng là một sai lầm phổ biến khi viết CV xin việc nhân viên phục vụ. Cách tốt nhất là sử dụng gạch đầu dòng các ý, chỉ viết ngắn gọn nội dung cần thiết nhưng vẫn đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
CV nhân viên phục vụ tối thiểu phải bao gồm các phần: thông tin cá nhân, định hướng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng. Việc sắp xếp bố cục của CV xin việc phục vụ là vô cùng quan trọng, vì nó sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi thông tin và đánh giá khái quát về bạn. Bố cục phải rõ ràng và giữa các phần cần có khoảng cách hợp lý.
Nhà tuyển dụng thường xem xét các yếu tố hình thức trước tiên như màu sắc, font chữ và bố cục khi xem một bản CV. Vì vậy, bạn nên lưu ý chọn một bản CV phù hợp và tránh các sai lầm như chọn sai font hoặc màu sắc quá lòe loẹt.
Với mẫu CV xin việc nhân viên phục vụ trong ngành nhà hàng, khách sạn, nên sử dụng những gam màu trang nhã và đơn sắc như xanh da trời, xanh lá cây, vàng tươi kết hợp với màu trắng. Font chữ thường được sử dụng là Times New Roman, Helvetica, Arial.
>> Xem thêm: Những giấy tờ trong hồ sơ xin việc nhà nước chuẩn nhất
Trên đây là những chia sẻ của Job3s về mẫu CV xin việc phục vụ, rất mong có thể giúp được cho các bạn đang loay hoay chưa biết viết như nào! Truy cập vào website job3s.com.vn để tìm kiếm cơ hội việc làm liên quan như việc làm phu bếp, tìm việc cộng tác viên, tìm việc làm thêm tại nhà,... Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết của mình, mong rằng các bạn sớm tìm được cho mình một công việc phù hợp nhé!
Mẫu CV hot theo ngành nghề