Doanh nghiệp SMEs là gì? Những điều bạn chưa biết về doanh nghiệp SMEs

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 13/03/2024 18:30:00 +07:00
Trong những năm gần đây, cụm từ SMEs là gì hay doanh nghiệp SMEs là gì xuất hiện phổ biến và trở thành thắc mắc chung khá nhiều người. Hiện các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam đang có sự thay đổi đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, dịch vụ và xuất khẩu. Trong tương lai, mô hình doanh nghiệp này hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

1. Doanh nghiệp SMEs là gì?

SMEs là viết tắt của cụm từ "Small and Medium-sized Enterprises", theo tiếng Việt nghĩa là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp SMEs là chỉ doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ về vốn điều lệ, lực lượng lao động và doanh thu.

Khái niệm SMEs là gì?
Tìm hiểu về khái niệm SMEs là gì

Doanh nghiệp SMEs là mô hình kinh doanh có khả năng phát triển vượt bậc tại Việt Nam và trên thế giới. Mô hình này chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp và tạo ra môi trường làm việc cho 50% người lao động toàn thế giới.

Khi nghe qua về doanh nghiệp SMEs, nhiều người sẽ lầm tưởng với doanh nghiệp Startup. Tuy nhiên trên thực tế, theo định nghĩa doanh nghiệp SMEs là gì, 2 mô hình doanh nghiệp này có nhiều đặc điểm và định hướng khác nhau.

2. Đặc điểm của các doanh nghiệp SMEs

Mỗi quốc gia hoặc mỗi khu vực sẽ có những đặc điểm và quy định riêng liên quan tới định nghĩa doanh nghiệp SMEs là gì. Theo quy định ở Việt Nam, doanh nghiệp SMEs hay được hiểu là doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy định như sau:

Tham khảo một số đặc điểm của các doanh nghiệp SMEs
Tham khảo một số đặc điểm của các doanh nghiệp SMEs
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Có lực lượng lao động không quá 10 người.

  • Doanh nghiệp nhỏ: Các lĩnh vực công, nông, lâm nghiệp và thủy sản có từ 100 người trở xuống. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ không quá 50 người.

  • Doanh nghiệp vừa: Các lĩnh vực công, nông, lâm nghiệp và thủy sản có từ 200 người trở xuống. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ không quá 100 người.

Hầu hết doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều là các doanh nghiệp SMEs và hoạt động ở đa dạng các lĩnh vực. Đổi mới về sáng tạo, tư duy; khả năng thích nghi và cạnh tranh cao là các điểm nổi bật của các doanh nghiệp SMEs.

Do quy mô nhỏ nhưng hoạt động nhiều nên họ thường gặp nhiều vấn đề trong việc duy trì vốn đầu tư để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay nhà nước đang tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp SMEs tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhờ các khoản vay và hỗ trợ từ chính phủ.

3. Sự khác nhau của doanh nghiệp SMEs và Startup

Khi đã hiểu các doanh nghiệp SMEs là gì, chúng ta sẽ cùng phân tích về sự khác nhau của doanh nghiệp SMEs và Startup. Vậy sự khác biệt giữa Start up và SMEs là gì? Dưới đây là bảng phân biệt giữa doanh nghiệp SMEs và Startup bạn có thể tham khảo:

Đặc điểm

Doanh nghiệp SMEs

Doanh nghiệp Startup

Quy mô

Vừa, nhỏ và siêu nhỏ

Nhỏ

Tuổi đời

Mới hoặc đã hoạt động trên thị trường được nhiều năm

Mới

Mục tiêu kinh doanh

- Thường có cấu trúc theo mô hình có sẵn trên thị trường.

- Thường sẽ có xu hướng phát triển bền vững và ổn định.

- Thường sử dụng các mô hình mới, hiện đại, có tầm nhìn lớn.

- Xu hướng phát triển đột phá, tăng trưởng mạnh và nhanh.

Yêu cầu vốn

Không yêu cầu quá nhiều về vốn.

Thường cần nguồn vốn lớn trong giai đoạn chuyển hóa, phát triển.

Lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh

- Dựa vào mô hình cũ và dựa vào nhu cầu thị trường nên thường tỉ lệ cạnh tranh không quá cao và dễ đạt lợi nhuận.

- Lợi thế cạnh tranh của mô hình này dựa trên ý tưởng độc đáo và mang tính đột phá.

- Vì sản phẩm thường có tính khác lạ nên thường không đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường hiện tại.

- Bên cạnh đó, thời gian đầu có thể nhận lỗ khá nhiều do đầu tư lớn.

Quy trình vận hành

Quy trình vận hành khép kín, thường bí mật, không có tính chuyển giao và thường tập trung vào phát triển mô hình, dịch vụ.

Thường tập trung nâng cao khả năng quy trình hóa để có thể chuyển giao công việc cho nhiều người.

Nguồn tài trợ

Thường được nhận sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp lớn.

Thường được nhận hỗ trợ từ doanh nghiệp và các nhà đầu tư mạo hiểm

Ứng dụng công nghệ

- Chủ yếu sử dụng các công nghệ thường, đã có sẵn và phổ biến trên thị trường.

- Chỉ nâng cấp khi cần tăng hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh.

- Theo đuổi công nghệ mới, thường ít sử dụng những phần mềm, công nghệ đã phổ biến trên thị trường.

- Liên tục phát triển, cập nhật công nghệ tiên tiến nhằm đạt mục tiêu ban đầu.

Yếu tố rủi ro

Thường có tính ổn định nên rất bền vững và ít rủi ro.

Vì mục tiêu mang tính cách mạng và dự đoán nhu cầu của thị trường với số vốn đầu tư lớn nên thường có rủi ro khá cao.

Đã có không ít công ty Startup gặp thất bại sau 1 vài năm hoạt động.

Chủ sở hữu

Thường là công ty gia đình, ít kêu gọi vốn từ bên ngoài.

Thường là doanh nhân trẻ, ít vốn điều lệ và thường kêu gọi đầu tư bên ngoài.

4. Phân loại doanh nghiệp SMEs

Theo quy định của nhà nước Việt Nam về định nghĩa các doanh nghiệp SMEs là gì, mô hình này sẽ được phân chia dựa theo linh vực kinh doanh, quy mô và vốn điều lệ:

Lĩnh vực

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng

- Lực lượng lao động đóng bình quân: 200 người trở xuống

- Tổng vốn điều lệ: Không quá 100 tỷ

- Tổng doanh thu: Không quá 200 tỷ

- Không phải là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định.

- Lực lượng lao động đóng bình quân: 100 người trở xuống

- Tổng vốn điều lệ: Không quá 20 tỷ

- Tổng doanh thu: Không quá 50 tỷ

- Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

- Lực lượng lao động đóng bình quân:10 người trở xuống

- Tổng vốn điều lệ: Không quá 3 tỷ

- Tổng doanh thu: Không quá 3 tỷ

Thương mại và dịch vụ

- Lực lượng lao động đóng bình quân: 100 người trở xuống

- Tổng vốn điều lệ: Không quá 300 tỷ

- Tổng doanh thu: Không quá 100 tỷ

- Không phải là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định.

- Lực lượng lao động đóng bình quân: 50 người trở xuống

- Tổng vốn điều lệ: Không quá 50 tỷ

- Tổng doanh thu: Không quá 100 tỷ

- Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

- Lực lượng lao động đóng bình quân:10 người trở xuống

- Tổng vốn điều lệ: Không quá 3 tỷ

- Tổng doanh thu: Không quá 3 tỷ

5. Những thuận lợi và thách thức của các doanh nghiệp SMEs

Thuận lợi và thách thức của các doanh nghiệp SMEs là gì? Doanh nghiệp SMEs có nhiều thách thức và đây luôn là nhóm được nhà nước ưu tiên hỗ trợ.

khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp SMEs là gì?
Khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp SMEs trong thời buổi kinh tế 4.0

5.1. Thuận lợi

  • Nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam ngày nay đang tăng cao và mức chi phí nhân công không quá lớn.

  • Phát triển theo xu hướng thị trường, ứng dụng công dụng công nghệ số để nâng cao doanh số và hiệu quả kinh doanh.

  • Thị trường Việt Nam đang ở thời điểm dân số vàng, đồng thời thu nhập và nhu cầu mua sắm, sử dụng dịch vụ tăng cao. Đây sẽ là một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội phát triển.

5.2. Thách thức

  • Các doanh nghiệp SMEs thường có quy mô nhỏ và tài sản hạn chế nên không phải lúc nào cũng có thể thuận lợi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng nhà nước.

  • Do chủ sở hữu thường là của doanh nghiệp gia đình nên còn nhiều hạn chế về trình độ năng lực quản lý và chuyên môn. Dẫn đến khó đổi mới và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

  • Do có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp còn phải chịu sự ảnh hưởng lớn từ các thương hiệu lớn.

  • Hầu hết doanh nghiệp SMEs vẫn còn khá “khiêm tốn” về cơ sở vật chất, dẫn đến việc tụt hậu về đầu tư công nghệ so với những đối thủ cạnh tranh mới.

  • Do còn nhiều “thiếu sót” về năng lực quản trị và định hướng nên đa số các doanh nghiệp SMEs chưa có sự đầu tư hiệu quả vào các chiến lược kinh doanh, marketing dẫn đến doanh số khó cải thiện.

  • Những hạn chế về công nghệ sản xuất và nhân lực còn khiến doanh nghiệp SMEs khó hội nhập vào các hoạt động kinh doanh chuỗi cung ứng. Làm hạn chế khả năng kết nối doanh nghiệp đầu tư, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp SMEs.

6. Vai trò của các doanh nghiệp SMEs với nền kinh tế Việt Nam

Vai trò của doanh nghiệp SMEs là gì? Mắc dù, SMEs là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng SMEs đã đóng góp tới gần 50% GDP toàn cầu. Từ đó có thể thấy, các doanh nghiệp SMEs có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế, trong đó Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Vai trò của các doanh nghiệp SMEs là gì?
Vai trò của các doanh nghiệp SMEs là gì? SMEs đã đóng góp tới gần 50% GDP toàn cầu

Các doanh nghiệp SMEs có vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế xã hội, cụ thể là:

  • Tạo công ăn việc làm cho phần lớn người lao động trên thị trường, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

  • Đóng góp từ 35 - 53% GDP hàng năm của cả nước và chiếm 19 - 31% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu trong và ngoài nước.

  • Thúc đẩy khả năng tiêu thụ hàng hóa trong nước, giúp kinh tế tăng sự trao đổi, phát triển bền vững nhờ lượng sản xuất tạo ra giá trị trao đổi kinh tế, đồng thời đáp ứng và nâng cao nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

  • Trở thành trụ cột cho kinh tế địa phương, tăng ngân sách nhà nước, nâng cao chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Để từ đó thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị.

  • Đa dạng hóa thị trường, tạo nguồn cung ứng dồi dào cho thị trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp chất lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cao hơn.

  • Tạo cơ hội cho các nhân lực trẻ chất lượng cao có cơ hội được đào tạo, trải nghiệm và nâng cao trình độ. Thúc đẩy các tài năng trẻ có thêm động lực và môi trường để phát triển.

Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong các loại hình tổ chức

MNC là gì

MNCs là gì

Startup là gì

Phi lợi nhuận là gì

Smes là gì

Những thay đổi, nâng cấp của SME mang đến sự cạnh tranh và nhiều cơ hội mới cho kinh tế toàn cầu. Trong nhiều năm tới, các doanh nghiệp SMEs sẽ tiếp tục là mô hình kinh doanh được chú trọng phát triển của nhà nước. Việc hiểu biết và nắm bắt doanh nghiệp SMEs là gì hay có đặc điểm gì sẽ là lợi thế để bạn tìm kiếm được môi trường làm việc và định hướng phù hợp cho mình.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat