Viết đơn xin việc quản lý nhà hàng gây ấn tượng nhà tuyển dụng

Đóng góp bởi:  
Thứ Ba, 06/07/2021 10:29:00 +07:00
Ngành ăn uống (F&D) luôn có sức hút vô cùng đặc biệt đối với những thế hệ quản lý, bởi lẽ vị trí này là vị trí mang tính chủ chốt trong việc giữ vững chỗ đứng của một nhà hàng/địa điểm ăn uống nhất định và là chìa khóa để danh tiếng nhà hàng được bay cao, bay xa hơn. Chính vì đặc điểm “nhiều công việc trong một” và tính thử thách đặc trưng của vị trí này, mà đơn xin việc quản lý nhà hàng của bạn cần phải được chăm chút một cách chỉn chu nhất có thể để làm hài lòng ban giám đốc nhà hàng.

1. Vị trí quản lý nhà hàng bao gồm những nhiệm vụ như thế nào?

Để chuẩn bị tâm lý cho những ai có hứng thú với ngành F&D nói chung và vị trí này nói riêng, thì vị trí việc làm quản lý nhà hàng luôn được kính trọng một phần vì đặc trưng “gánh vác” nhiều công việc trong cùng một lúc. Giống như nguồn nhiên liệu để cho các bánh xe được hoạt động một cách trơn tru, công việc của người quản lý nhà hàng phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều tasks (nhiệm vụ) khác nhau để có thể đảm bảo được nhà hàng đang vận hành tốt, không có lỗi lầm gì.

Viết đơn xin việc quản lý nhà hàng
Viết đơn xin việc quản lý nhà hàng

1.1. Công việc nhân sự/đối nội trong nhà hàng

Người đưa ra những quy định, luật lệ, quy tắc trong nhà hàng từ đó có thể lựa chọn ra nhân viên sau này chính là người quản lý nhà hàng. Trong nhiều trường hợp, sự khắt khe này có thể gây mất cảm tình đối với nhân viên, nhưng nếu biết xử lý thấu tình đạt lý, thì hoàn toàn người quản lý vẫn có thể kiểm soát được nhân viên và giữ cho bầu không khí làm việc được thoải mái. Tuy nhiên, sự nghiêm túc là yếu tố bắt buộc khi trở thành người quản lý.

Xem thêm: Mô tả công việc quản lý khách sạn

Quản lý nhà hàng có khó không?
Quản lý nhà hàng có khó không?

Bên cạnh đó, công việc giám sát nhân viên cũng vô cùng quan trọng, điều này là chìa khóa căn bản để đưa mọi việc trở lại vào “guồng” vận hành trọn vẹn. Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần phải sắp xếp công tác training, đào tạo các thành viên trong nhà hàng, từ đó có thể đưa ra những quyết định cuối cùng về vị trí làm việc của họ. Về mặt tâm lý thì người làm quản lý cũng cần có mức độ EQ nhất định, khi họ còn phải giám sát về vấn đề sức khỏe, tinh thần lao động của các nhân viên, dựa vào đó xây dựng chế tài khen thưởng, phê bình cho những nhân viên xứng đáng. Công việc đối nội trong nhà hàng là quan trọng nhất đối với người làm quản lý.

Xem ngay: CV quản lý nhà hàng

1.2. Công việc liên quan tới tài chính

Có một đầu óc “nảy số” nhanh về vấn đề tài chính cũng là một điểm cộng đáng nể cho những ai đang có ý định muốn làm quản lý nhà hàng đó các bạn. Vì công việc chính là kinh doanh và thu lợi nhuận, không thể không đặt vấn đề tài chính lên đầu.

Công việc quản lý nhà hàng ra sao?
Công việc quản lý nhà hàng ra sao?

Người quản lý nhà hàng có nhiều công tác liên quan tới tài chính như: giám sát lượng thu - chi trong ngày, giám sát thông báo tài chính về vấn đề nguyên vật liệu, đề ra những kế hoạch để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài chính. Bên cạnh đó, đặc thù công việc nhà hàng - khách sạn thường có tiền tip, công việc kiểm tra số lượng tiền tip mỗi ngày của nhân viên để có thể có những chương trình tri ân, khen thưởng đội ngũ nhân viên để khuyến khích tinh thần của họ cũng rất cần được lưu tâm. Sự thật đã chứng minh rằng để thành công được trong ngành F&D là rất khó khăn, nên những đầu óc tài chính thông minh thực sự cần thiết trong thời điểm hiện tại.

1.3. Công việc đối ngoại/giải quyết vấn đề khách hàng

Một người thì mười ý, dù có là quản lý cao siêu tới đâu đi chăng nữa thì bạn không thể đảm bảo được sự hài lòng của tất cả mọi người, vậy thì hãy đảm bảo rằng đa số đang hài lòng vì chất lượng phục vụ của bạn. Vì ngành liên quan tới ăn uống, vệ sinh - một phần thiết yếu của cuộc sống kết hợp với đặc tính phụ thuộc của nguyên liệu, nên những sự cố đáng tiếc rất dễ xảy ra. Trong những trường hợp không may như thế này bùng phát, thì cần có bàn tay giải quyết của người quản lý. Ngoài ra, những chương trình sale, ưu đãi cho khách VIP, những sự kiện tri ân…. đều rất quan trọng trong việc xây dựng data khách hàng, chưa kể tới công tác nghiên cứu tâm lý khách hàng hiện nay cũng đang được quan tâm rộng rãi. Đây là bước vô cùng quan trọng để nhà hàng có thể có chỗ đứng nhất định trong ngành, chứng minh được câu nói “Khách hàng là thượng đế” trứ danh từ xưa tới nay.

Đơn xin việc quản lý nhà hàng viết như thế nào?
Đơn xin việc quản lý nhà hàng viết như thế nào?

2. Đơn xin việc quản lý nhà hàng gồm những gì?

Trước khi viết đơn xin việc quản lý nhà hàng, cần phải phân biệt được giữa đơn xin việc quản lý nhà hàng và CV cho công việc quản lý nhà hàng. Rất nhiều người phạm vào lỗi sai lầm này mà đánh mất đi cơ hội một cách đáng tiếc.

Tuyển dụng Quản lý điều hành

2.1. Trình bày đơn xin việc một cách khoa học

Để apply vào vị trí quản lý, một vị trí cao cần có chuyên môn và yêu cầu kinh nghiệm cao thì cần cả đơn xin việc và CV đính kèm. Các bạn nhớ nhé.

Đơn xin việc vào vị trí quản lý nhà hàng đều có mẫu sẵn trên mạng internet. Mẫu thường bao gồm một phần ghi người gửi, người nhận, thông tin cá nhân của người ứng tuyển, một phần giới thiệu và một phần trình bày kỹ năng của bản thân. Các phần nên được trình bày rạch ròi, theo hình thức đoạn văn, nếu bạn viết tay được thì càng tốt nếu chữ đẹp.

Quản lý nhà hàng nhiều việc không?
Quản lý nhà hàng nhiều việc không?

2.2. Trình bày các phần trong đơn xin việc

Ngay phần đầu tiên - người gửi người nhận cũng cần sự cẩn thận trong trình bày của người ứng viên. Bạn cần phải ghi rõ tên, chức vụ, phòng ban của bên sẽ nhận đơn xin việc của mình, ví dụ như:

Ban Giám đốc Công ty TNHH Nghệ An Quán

Bà Lê Thu Thảo - Trưởng Bộ phận hành chính - nhân sự của Công ty TNHH Nghệ An Quán

Đơn xin làm việc gồm những gì?
Đơn xin làm việc gồm những gì?

Về phần giới thiệu bản thân, nên trình bày lý do tìm được công việc, tìm được thông báo tìm việc ở đâu, và những chứng nhận, kỹ năng của bản thân và lựa chọn vị trí công việc mà bạn chọn. Phần này nên viết ngắn gọn, không quá dài dòng, tiết kiệm chữ cho phần tiếp theo, chính là phần trình bày khả năng chuyên môn của bản thân. Như ở trên, công việc quản lý nhà hàng là vị trí “gánh” nhiều việc, nên nếu bạn có chuyên môn nhất định về vấn đề tài chính, nhân sự…. thì đừng ngần ngại mà thể hiện kỹ năng của bản thân, những ứng dụng có thể thực hiện trong vị trí này của nhà hàng và hơn thế nữa là mục tiêu công việc khi được chính thức nhận việc. Bước “chốt hạ” cho ấn tượng đầu cho các nhà tuyển dụng là đây chứ đâu! Chuyên môn tốt, có sự tự tin vừa phải và thái độ cầu tiến, thì xác suất trúng tuyển của bạn cũng cao hơn nhiều rồi đấy. Chỉ cần đảm bảo về vấn đề trình bày, chính tả và hoàn thành trơn tru CV xin việc nữa thôi là các ứng viên thêm phần tự tin ít nhiều.

Trên đây là những bước viết đơn xin việc vị trí quản lý nhà hàng mà các bạn nếu quan tâm có thể tham khảo. Chúc các bạn ứng tuyển thành công vị trí này nhé!

icon Hướng dẫn viết đơn xin việc làm phụ bếp

Nếu bạn có ý định làm phụ bếp ở nhà hàng với mức lương cứng hấp dẫn, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Hướng dẫn viết đơn xin việc làm phụ bếp
Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat