Bạn là ?
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (Core Value) được hiểu là những nguyên tắc nền tảng, lý tưởng mà một doanh nghiệp hướng đến, là nền móng định hình cho mọi hoạt động và hướng đi.
Giá trị cốt lõi có tính chất bất biến, không thay đổi và không bị tác động bởi các yếu tố khác trên thị trường. Đường hướng phát triển hay thậm chí mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp có thể chịu sự tác động từ thị trường, thời gian, các yếu tố bên ngoài nhưng giá trị cốt lõi sẽ luôn được giữ nguyên.
Khi nhắc đến giá trị cốt lõi, cũng sẽ bắt gặp một số thuật ngữ như tầm nhìn của doanh nghiệp, sứ mệnh phát triển. Cần lưu ý rằng các thuật ngữ này tuy có mối liên hệ với nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong đó tầm nhìn là những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, mong muốn đạt được trong tương lai. Còn sứ mệnh là chi tiết và cụ thể hóa những hành động, đường lối mà doanh nghiệp thực hiện để tiến đến tầm nhìn.
Hai yếu tố trên có thể được điều chỉnh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sao cho phù hợp với thị trường nhưng giá trị cốt lõi là thứ không bao giờ thay đổi, không thể đong đếm cụ thể.
Khi đã hiểu bản chất giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì sẽ dễ dàng hiểu được vai trò quan trọng của nó đối với một doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi được xem là linh hồn cho doanh nghiệp, là cơ sở và tiền đề trong việc phát triển công ty.
* Thứ nhất, giá trị cốt lõi là nền tảng xây dựng tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, khi đã có giá trị cốt lõi, ban quản trị sẽ xây dựng được tầm nhìn trong dài hạn, ngắn hạn theo đúng các nguyên tắc đã đề ra. Đồng thời giá trị cốt lõi cũng là nền tảng để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, trở thành chuẩn mực cho toàn thể nhân viên của công ty từ những hành động, cách ứng xử nhỏ nhất ở nơi công sở.
* Thứ hai, giá trị cốt lõi là tiêu chuẩn khi doanh nghiệp đưa ra quyết định, từ đó góp phần duy trì bản sắc vốn có
Bất cứ quyết định nào được đưa ra cũng phải được cân nhắc dựa trên tầm nhìn và giá trị cốt lõi, điều này sẽ giúp cho người đứng đầu dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn, nhất là trong các tình huống phải đặc biệt như phải lựa chọn giữa lợi ích và tuân thủ theo nguyên tắc ban đầu.
* Thứ ba, giá trị cốt lõi góp phần định hình nên sự khác biệt cho doanh nghiệp
Trong thị trường đầy đa dạng, với nhiều đối thủ cạnh tranh thì giá trị cốt lõi được xem là “dấu vân tay” riêng biệt, độc nhất vô nhị cho doanh nghiệp. Cùng kinh doanh một mặt hàng hoặc hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhưng giá trị cốt lõi khác nhau sẽ tạo ra các sản phẩm, đường hướng phát triển khác nhau, từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Khách hàng cũng sẽ dễ dàng phân biệt được doanh nghiệp, đối tác cũng sẽ dễ dàng xác định được mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp.
* Thứ tư, giá trị cốt lõi góp phần thu hút nhân tài
Trước khi ứng tuyển vào bất cứ công ty nào, ngoài các thông tin về phúc lợi làm việc, các ứng viên còn quan tâm đến hình ảnh, văn hóa và những giá trị mà công ty tạo ra. Do đó, một công ty có giá trị cốt lõi càng rõ ràng và tốt đẹp thì càng dễ gây ấn tượng với ứng viên.
* Thứ năm, giá trị cốt lõi góp phần hình thành văn hóa của công ty
Như đã phân tích ở trên, khi tất cả cán bộ, nhân viên trong một doanh nghiệp thực hiện theo giá trị cốt lõi đã đề ra, lâu dần sẽ hình thành nên văn hóa của công ty. Văn hóa của công ty là cơ sở để gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên, tạo ra sự đoàn kết, bền chặt của tập thể.
* Thứ sáu, giá trị cốt lõi còn được xem là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp giải quyết khủng hoảng
Trong quá trình kinh doanh, không thể tránh được các quyết định sai lầm hoặc sơ suất, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến “vận mệnh” của công ty. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có nền tảng giá trị cốt lõi vững chắc, thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng thì có thể hóa giải các khủng hoảng dễ dàng hơn.
Là dấu “vân tay” khác biệt trên thị trường, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những giá trị khác nhau. Vậy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì? Dưới đây là một số giá trị cơ bản:
* Tính minh bạch
Giá trị này được hiểu là việc doanh nghiệp cung cấp các thông tin rõ ràng, đầy đủ và chính xác về các hoạt động và sản phẩm của mình cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và các bên liên quan. Đây được xem là cơ sở để tạo dựng niềm tin, xây dựng mối quan hệ cho doanh nghiệp và tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh lâu dài.
* Sự cảm thông
Đây là cơ sở để xây dựng mối quan hệ giữa từng thành viên trong công ty, giữa công ty với khách hàng, đối tác, tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả hơn.
* Trách nhiệm
Yếu tố này được hầu hết các doanh nghiệp đề cao, thậm chí trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực của nhân viên. Từng cá nhân trong tập thể đều phải thực hiện theo giá trị này.
* Cam kết với khách hàng
Đây là lời hứa và khẳng định của doanh nghiệp với khách hàng về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ. Đưa ra lời cam kết minh bạch và rõ ràng sẽ góp phần tăng thêm sự tín nhiệm của khách hàng.
* Giá trị cộng đồng
Tích cực tạo ra các giá trị tốt đẹp để đóng góp cho xã hội vừa là cách để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm, đạo đức vừa là hướng phát triển bền vững, lâu dài.
* Học hỏi và đổi mới
Cải tiến công nghệ/sản phẩm/dịch vụ là yếu tố giúp cho doanh nghiệp bắt kịp tốc độ thay đổi của thị trường và thế giới. Không ngừng làm mới mình nhưng vẫn giữ được các giá trị cốt lõi khác sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
* Nhiệt huyết và sáng tạo
Đây là giá trị mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đặt ra và cố gắng xây dựng công ty trở thành nơi mà bất cứ thành viên nào cũng tràn đầy nhiệt huyết, có thể thỏa sức sáng tạo.
* Phát triển bền vững, phát triển xanh
Phát triển xanh là mục tiêu của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay, vừa nỗ lực đưa doanh nghiệp đi lên nhưng đồng thời cũng bảo vệ môi trường. Đây là xu hướng phát triển bền vững được nhiều quốc gia khuyến khích doanh nghiệp thực hiện.
Đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với một doanh nghiệp nhưng để xây dựng giá trị cốt lõi là cả một quá trình lâu dài và không hề dễ dàng. Để thiết lập giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như sau:
* Biết cách khám phá giá trị cốt lõi tiềm ẩn
Giá trị cốt lõi không chỉ đến từ quyết định hay ý chí của một cá nhân mà nó được hình thành từ văn hóa, môi trường của công ty. Nó có thể lẩn khuất phía sau thương hiệu, kỳ vọng của khách hàng. Việc mà đội ngũ đứng đầu doanh nghiệp cần làm là tìm ra chúng qua một số cách thức như:
Đặt các câu hỏi gợi mở để tìm kiếm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì như: Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu hoạt động là gì? Doanh nghiệp muốn mang đến giá trị gì cho khách hàng? Khách hàng mong muốn nhận được gì khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
Tham khảo ý kiến từ đối tác, nhân sự của công ty và cả khách hàng để tìm hiểu mong muốn thực sự của họ.
Trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp cho nhà quản trị xác định được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì. Đặc biệt các giá trị cốt lõi sẽ tồn tại với doanh nghiệp lâu dài, truyền cho nhiều thế hệ nhân viên, thậm chí được sử dụng để quảng bá với khách hàng, đối tác nên một trong những nguyên tắc khi xây dựng giá trị cốt lõi là phải ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nắm bắt.
* Phổ biến giá trị cốt lõi đến từng nhân viên
Khi đã xác định được giá trị cốt lõi muốn hướng đến, các nhà lãnh đạo cần phổ biến các giá trị, nguyên tắc, mục tiêu, định hướng và tầm nhìn đến từng thành viên của tập thể. Điều này sẽ giúp tránh đi những nhầm lẫn, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp, thúc đẩy sự đồng lòng của từng nhân viên để hướng đến mục tiêu phát triển chung.
Doanh nghiệp có thể chia sẻ các giá trị này đến nhân sự công ty thông qua một số phương tiện như tổ chức các cuộc họp, đào tạo nội bộ, thông qua các kênh email, social, mạng nội bộ của công ty, thông qua áp phích, hình ảnh, thông báo, bộ quy tắc ứng xử mà doanh nghiệp xây dựng…
* Tôn trọng các giá trị đã xây dựng
Khi đã xác định được giá trị cốt lõi và phổ biến đến từng nhân sự, doanh nghiệp đồng thời cũng cần đặt ra các nguyên tắc để đảm bảo những giá trị này được thực hiện đúng, tránh tình trạng đi chệch hướng.
Các giá trị cũ đã được xây dựng từ lâu mà vẫn còn phù hợp với thị trường hiện tại thì cần được giữ gìn và kế thừa. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã xây dựng các bộ quy tắc xử như Vinamilk, Vingroup, VNPT, FPT… cũng là một trong những hình thức giúp đảm bảo duy trì và phát triển các giá trị cốt lõi.
* Xây dựng giá trị cốt lõi phù hợp với thị trường
Mặc dù giá trị cốt lõi là những giá trị bất biến theo thời gian, ít chịu tác động từ môi trường nhưng điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cố chấp giữ lại các giá trị lỗi thời. Những giá trị không còn phù hợp cần phải được điều chỉnh lại để vừa giữ được bản sắc lâu đời của doanh nghiệp vừa không bị tụt hậu so với thị trường.
* Phổ biến giá trị cốt lõi đến khách hàng và đối tác
Giá trị cốt lõi nếu biết ứng dụng và phổ biến đúng cách đến khách hàng sẽ trở thành một trong những phương tiện truyền thông hữu ích. Bởi đây là cách vô cùng dễ dàng để tăng tính nhận diện thương hiệu, từ đó gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của khách hàng.
Cùng tham khảo giá trị cốt lõi của một số doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế
Giá trị cốt lõi của Vingroup được thể hiện thông qua 6 chữ: “Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân” trong đó:
Tín là giá trị được đặt lên hàng đầu, sử dụng nó như một vũ khí cạnh tranh với phương châm bảo vệ chữ tín như bảo vệ danh dự của mình.
Tâm: Coi trọng khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm, phục vụ, cống hiến cho khách hàng bằng toàn bộ nhiệt huyết, coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công, đồng thời thượng tôn pháp luật, duy trì tốt những giá trị đạo đức tiêu chuẩn.
Trí: Đề cao tính sáng tạo, sự tuy duy và mạnh dạn trong lĩnh vực tri thức, muốn tạo ra các sản phẩm có giá trị khác biệt, chủ động và đi đầu trong việc cải tiến khoa học công nghệ, kỹ thuật.
Tốc: Đề cao khát vọng tiên phong nhưng không vì thế mà bỏ qua chất lượng, nỗ lực để chất lượng và tốc độ song hành với nhau.
Tinh: Mục tiêu tập hợp những nhân tài, tinh hoa trong nghề nghiệp để tạo ra các sản phẩm tốt và chất lượng nhất, góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.
Nhân: Chú trọng trong việc xây dựng mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và cả xã hội.
5 giá trị cốt lõi mà Vinamilk đã, đang và luôn theo đuổi là:
Chính trực: Trung thực và liêm chính không chỉ trong ứng xử mà còn trong mọi giao dịch
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, công ty, đối tác và hợp tác trong sự tôn trọng
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan
Đạo đức: Tôn trọng và thực hiện các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức
Tuân thủ: Tuân thủ thể chế pháp luật cũng như Bộ quy tắc ứng xử, các quy chế, chính sách và quy định của công ty
Những nét văn hóa bản sắc trong suốt chiều dài hoạt động đã hun đúc nên giá trị cốt lõi của Agribank gồm:
Trung thực
Kỳ cương
Sáng tạo
Chất lượng
Hiệu quả
Viettel là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại nước ta, để mang đến những giá trị khác biệt và tốt đẹp, mọi đường hướng, chính sách của Viettel được thực hiện theo các giá trị cốt lõi sau:
Thực tiễn
Thách thức
Thích ứng
Sáng tạo
Hệ thống
Đông tây
Người linh
Ngôi nhà chung Viettel
Các giá trị cốt lõi được FPT xây dựng gồm có:
Tôn trọng
Đổi mới
Đồng đội
Chí công
Gương mẫu
Sáng suốt
EVN đi theo 5 giá trị cốt lõi gồm:
Niềm tin
Chất lượng
Tiên phong
Sáng tạo
Trách nhiệm
Khác với nhiều doanh nghiệp khác, Hòa Phát chỉ tập trung theo đuổi một giá trị cốt lõi duy nhất là Hòa hợp cùng phát triển.
Giá trị này trước tiên được thể hiện trong mối quan hệ nội bộ công ty, giữa các cán bộ công nhân viên với tập đoàn. Không chỉ có vậy, nó còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa Tập đoàn với các đại lý, cổ đông, với đối tác và toàn bộ xã hội. Tôn chỉ của Hòa Phát là đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ và lợi ích của các bên, để sự hợp tác được bền vững và lâu dài.
Giá trị cốt lõi của Petrolimex được xây dựng dựa trên hai yếu tố quan trọng gồm
- Giá trị thương hiệu
Di sản: Tự hào là di sản Việt Nam
Nhân bản: Đặt con người làm trọng tâm trong mọi hành động
Phát triển: Không ngừng vươn lên và đổi mới để hoàn thiện
Đa dạng: Đánh giá cao sự khác biệt và tính phong phú
- Tính cách thương hiệu
Lạc quan: Tin vào tương lai tươi sáng
Trách nhiệm: Có trách nhiệm và luôn quan tâm đến nhân viên, khách hàng, môi trường và cả cộng đồng xung quanh
Tin cậy: Luôn giữ lời, nỗ lực để trở thành người bạn đồng hành tin cậy
Nhiệt huyết với tất cả những việc đang làm
10 giá trị tiêu biểu của Google bao gồm:
Tập trung vào người dùng và tất cả những người khác sẽ thực hiện theo (Focus on the user and all else will)
Tốt nhất là nên làm thật tốt đúng một công việc (It’s best to do one thing really, really well)
Nhanh tốt hơn chậm (Fast is better than slow)
Dân chủ trong mọi hoạt động (Democracy on the web works)
Không cần lúc nào cũng phải ở bàn làm việc để tìm kiếm câu trả lời (You don’t need to be at your desk to need an answer)
Có thể kiếm tiền mà không làm điều ác (You can make money without doing evil)
Thế giới ngoài kia là nguồn thông tin bất tận (There’s always more information out there)
Nhu cầu vượt biên giới (The need for information crosses all borders)
Bạn có thể trông rất đĩnh đạc mà không cần phải mặc vest (You can be serious without a suit)
Chỉ tốt thôi là chưa đủ (Great just isn’t good enough)
7 giá trị cốt lõi của Coca Cola bao gồm:
Lãnh đạo
Hợp tác
Chính trực
Trách nhiệm
Đam mê
Đa dạng
Chất lượng
Là một tập đoàn công nghệ, các giá trị cốt lõi mà Microsoft theo đuổi gồm:
Đổi mới
Đáng tin cậy
Đa dạng và hòa nhập
Môi trường
Trách nhiệm xã hội
Hoạt động từ thiện
Tiếp tục là một “ông lớn” trong ngành công nghệ, các giá trị cốt lõi mà Apple xây dựng gồm có:
Khả năng tiếp cận
Hỗ trợ giáo dục
Bảo vệ môi trường
Đồng lòng
Quyền riêng tư là quyền cơ bản của con người
Công bằng
Trách nhiệm của nhà cung cấp
Một trong những điểm đặc biệt trong chuỗi giá trị cốt lõi mà Samsung xây dựng đó là con người luôn được đặt ở vị trí đầu tiên. 5 giá trị mà Samsung đang ngày đêm theo đuổi là:
Con người
Ưu tú
Đổi mới
Liêm chính
Đồng thịnh vượng
Với châm ngôn Thể thao là nền tảng cho mọi thứ chúng ta đang làm, Adidas tập trung theo đuổi 4 giá trị cốt lõi sau:
Sự đam mê
Sự sáng tạo
Sự đa dạng
Sự vẹn toàn
Tổng kết: Thông qua bài viết trên, Job3S đã cùng bạn tìm hiểu về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, cùng tổng hợp lại những điểm quan trọng
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được hiểu là nguyên tắc, lý tưởng mà một doanh nghiệp hướng đến.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp tồn tại lâu dài theo thời gian.
Giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ cung ứng, lý tưởng của doanh nghiệp và sự kỳ vọng của khách hàng.
Giá trị cốt lõi có ý nghĩa và vai trò vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp, được coi là linh hồn của doanh nghiệp đó.
Mẫu CV hot theo ngành nghề