Bạn là ?
Đến nay khái niệm giấy khám sức khỏe là gì vẫn là điều khiến cho nhiều người băn khoăn khi chuẩn bị các loại hồ sơ. Hiểu một cách đơn giản thì giấy khám sức khỏe là xác nhận của cơ sở y tế về điều kiện sức khỏe hiện tại của người đăng ký khám. Loại chứng nhận này thường được sử dụng khi nộp hồ sơ xin việc, làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động, cấp bằng lái xe hoặc theo học tại trung học, cao đẳng, đại học.
Trên giấy khám sức khỏe sẽ hiển thị đầy đủ thông tin của người khám gồm có họ tên, tuổi, chiều cao, cân nặng, huyết áp, thị lực, tiền sử bệnh,... Người tiếp nhận thông thường là nhà tuyển dụng, người xét duyệt hồ sơ trường học. Qua đó, họ có thể xác định sức khỏe của bạn có đáp ứng đủ điều kiện làm việc, học tập hay không.
Dựa trên lý giải giấy khám sức khỏe là gì bạn có thể phần nào biết được mục đích sử dụng của loại giấy tờ này. Theo đó, giấy khám sức khỏe được sử dụng trong các trường hợp:
Nộp hồ sơ xin việc.
Nộp hồ sơ đăng ký làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Theo học tại trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Thi, xin cấp bằng lái xe.
Đây là những trường hợp bắt buộc bạn cần có giấy khám sức khỏe, là cơ sở để các đơn vị xác nhận tình trạng sức khỏe hiện tại. Bạn có thể đăng ký khám, nhận giấy xác nhận tại các cơ sở y tế nhà nước và ngoài nhà nước trên toàn quốc.
Xem thêm: Giấy tờ trong hồ sơ xin việc lái xe bao gồm những gì?
Nếu bạn chưa từng xin giấy khám sức khỏe thì cần lưu lại ngay những điều sau đây để quy trình được diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian nhận kết quả. Cụ thể:
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết như giấy tờ tùy thân, ảnh thẻ 4x6 được chụp trong vòng 6 tháng trở lại. Nếu có tiền sử bệnh nền hoặc đang sử dụng đơn thuốc, có thể mang theo để bác sĩ dễ dàng tư vấn và kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Thủ tục khám diễn ra theo các bước sau:
Điền thông tin cá nhân.
Khai báo tiền sử bệnh.
Kiểm tra thể lực.
Khám lâm sàng chuyên khoa.
Khám cận lâm sàng.
Đọc kết quả và xếp loại sức khỏe. Sức khỏe loại I và II là điều kiện cần đạt để học tập, làm việc.
Khi đi thăm khám nên mặc quần áo thoải mái, không dùng đồ có cồn trước ngày kiểm tra. Trong quá trình khám sức khỏe, bạn có thể phải làm một số xét nghiệm liên quan đến nước tiểu, do đó để quy trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bạn hãy uống nhiều nước.
Một trong những vấn đề mà nhiều người lo lắng khi đi khám sức khỏe là phải chuẩn bị hồ sơ, lo ngại khi phải chuẩn bị quá nhiều giấy tờ. Tuy nhiên nếu biết rõ hồ sơ xin giấy khám sức khỏe là gì bạn sẽ thấy việc chuẩn bị vô cùng đơn giản.
Vậy những giấy tờ cần chuẩn bị cho hồ sơ xin giấy khám sức khỏe là gì?
Theo quy định, hiện nay có 3 loại hồ sơ khám sức khỏe, các loại hồ sơ này phụ thuộc vào độ tuổi cũng như nhu cầu sử dụng, cụ thể như sau:.
Với người chưa đủ 18 tuổi, cơ sơ y tế sử dụng giấy khám sức khỏe theo mẫu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 32/2023/TT-BYT. Người đến khám không cần chuẩn bị mẫu giấy vì thông thường các cơ sở y tế hiện nay đều có sẵn mẫu này.
Bạn chỉ cần chuẩn bị ảnh chân dung 4x6, chụp trên nền trắng và không quá 06 tháng, tính đến ngày khám.
Với người đủ 18 tuổi, sử dụng giấy khám sức khỏe theo mẫu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 32/2023/TT-BYT. Tương tự như vậy, mẫu giấy khám này hiện nay thường có sẵn tại các cơ sở y tế, khám chữa bệnh.
Do đó khi chuẩn bị hồ sơ bạn chỉ cần chuẩn bị ảnh chân dung 4x6, chụp trên nền trắng và không quá 06 tháng tính đến ngày khám.
Về mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, khoản 4 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định mỗi lần khám người đăng ký sẽ được cấp 01 giấy khám sức khỏe. Cơ sở y tế sử dụng mẫu giấy khám tại Phục lục 3 của thông tư này, trường hợp bệnh nhân có nhu cầu nhân bản thì thực hiện theo quy định của Khoản 2 Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Đối với trường hợp này, bạn cần chuẩn bị sổ khám sức khỏe định kỳ theo quy định và giấy giới thiệu của tổ chức, cơ quan làm việc, nếu việc khám sức khỏe do cơ quan tổ chức hoặc theo hợp đồng).
Xem thêm: Bỏ túi ngay cách ghi tình trạng sức khỏe trong đơn xin việc
Việc khám sức khỏe tuy không phức tạp nhưng thời gian để thực hiện hết các thủ tục này mất khá nhiều thời gian, thậm chí có thể mất 1 ngày làm việc cho những xét nghiệm mang tính chuyên môn cao. Bởi vậy rất nhiều người không khỏi thắc mắc thời hạn của giấy khám sức khỏe là bao lâu?
Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe là 12 tháng, tính từ ngày ký kết luận sức khỏe. Đối với người Việt Nam khám sức khỏe với mục đích làm việc tại nước ngoài, giá trị giấy khám sức khỏe được tính theo quy định quốc gia, vùng lãnh thổ người lao động làm việc.
Từ định nghĩa giấy khám sức khỏe là gì, bạn cần hiểu rõ loại giấy tờ này chỉ có hiệu lực khi được cấp tại các cơ sở hợp lệ theo quy định. Để xin cấp giấy khám sức khỏe, bạn nên đến những cơ sở uy tín, được cấp phép như bệnh viện, phòng khám công hoặc tư nhân. Học sinh, sinh viên hoặc người lao động có thể tìm hiểu những đơn vị y tế mà công ty công nhận.
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát và cấp giấy khám phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của đơn vị trong và ngoài nước. Người khám có thể tham khảo trước trên trang thông tin của bệnh viện, phòng khám trước khi đăng ký.
Dưới đây là danh sách một số địa chỉ có cấp giấy khám sức khỏe để bạn có thể tham khảo:
Bệnh viện An Việt
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Giao thông vận tải
Bệnh viện E
Bệnh viện Thanh Nhàn
Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
Bệnh viện Đa khoa Medlatec
Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt - Nga
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare
Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng
Lý giải giấy khám sức khỏe là gì không hề khó, tuy nhiên việc tìm hiểu về loại giấy tờ này không chỉ dừng lại ở đó, có rất nhiều nội dung và thắc mắc thường được gửi đến job3s.com.vn. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến loại giấy tờ này mà bạn có thể tham khảo:
Như đã phân tích ở trên, việc khám sức khỏe thường tốn rất nhiều thời gian, bởi vậy nhiều người thắc mắc có thể xin cấp nhiều bản giấy khám được không? Theo quy định hiện nay, mỗi lần khám, bạn sẽ được cấp 01 bản kết quả và 01 bản lưu lại tại cơ sở khám sức khỏe.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh nhân bản để tiện cho việc dùng trong những lần tiếp theo, bởi thời hạn sử dụng của loại giấy tờ này là 12 tháng. Việc nhân bản giấy khám sức khỏe sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7.2. Làm giấy khám sức khỏe có mất nhiều tiền không?
Mức phí khám sức khỏe hiện nay được quy định theo mức giá dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận, trừ trường hợp được miễn. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng bởi thông thường, nếu đi khám tại các cơ sở y tế công lập, mức phí sẽ chỉ dao động từ 100.000 - 300.000 đồng.
Trường hợp đi khám ở các bệnh viện tư nhân hoặc các bệnh viện quốc tế, mức phí này có thể sẽ cao hơn, dao động từ 500.000 - 2.000.000 đồng, tùy thuộc vào cơ sở khám hoặc gói khám mà bạn lựa chọn.
Bên cạnh chi phí khám, nếu người khám có nhu cầu nhân bản nhiều mẫu giấy khám sức khỏe để tiện sử dụng thì sẽ phải nộp thêm phí cấp giấy khám theo quy định của nơi khám. Mức phí này sẽ do cơ sở khám chữa bệnh quy định.
Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm rất lớn, chỉ sau câu hỏi giấy tờ cần chuẩn bị khi xin cấp giấy khám sức khỏe là gì. Theo quy định hiện nay, thời hạn để trả giấy khám sức khỏe được như sau:
Đối với trường hợp cá nhân tự khám sức khỏe đơn lẻ: Thời gian trả giấy khám là trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm khám xong, trừ trường hợp có làm thêm các xét nghiệm hoặc khám bổ sung theo yêu cầu.
Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể dựa trên hợp đồng: Thời gian trả kết quả là thời gian đã ghi theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Biết được giấy khám sức khỏe là gì và nơi đăng ký hợp lệ sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho quá trình xin việc. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây có thể rút ngắn tối ưu thời gian làm thủ tục và chờ đợi kết quả cho bạn.
Mẫu CV hot theo ngành nghề