CFO là gì? Những điều cần biết để trở thành một CFO giỏi

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Ba, 25/07/2023 09:42:00 +07:00
Để doanh nghiệp vận hành hiệu quả thì đội ngũ lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và một trong những vị trí “quyền lực” phải kể đến chính là CFO. Vậy CFO là gì? Họ là ai và có vai trò gì với doanh nghiệp? Mức đãi ngộ hay những kỹ năng cần có để trở thành một CFO giỏi trong thời đại 4.0 hiện nay là gì? Job3S sẽ chia sẻ những điều đó ngay trong bài viết dưới đây.

CFO là gì? Công việc của một CFO gồm những gì?

Trong bộ máy lãnh đạo của các doanh nghiệp, chúng ta thường dễ dàng bắt gặp một vị trí thứ yếu, người được xem là sở hữu tiếng nói có tầm ảnh hưởng rất lớn. Đó chính là CFO. Tuy nhiên khá nhiều người không thực sự hiểu CFO có nghĩa là gì?

CFO là viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer, hay còn được gọi là Giám đốc tài chính. Chức vụ tương tự như vị trí giám đốc kỹ thuật, giám đốc kinh doanh,... Hiểu một cách đơn giản hơn, CFO là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động hoạch định chiến lược tài chính, theo dõi các kế hoạch cũng như tư vấn các kế hoạch tài chính phù hợp.

CFO là gì?
CFO - người chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Đây là vị trí vô cùng quan trọng, là mắt xích không thể thiếu để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả. Dù là vị trí được nhiều doanh nghiệp cực quan tâm nhưng khá nhiều người lầm tưởng rằng CFO chính là kế toán trưởng.

Trên thực tế điều này không sai với các công ty có quy mô nhỏ hay vừa bắt đầu xây dựng. Tuy nhiên, với các công ty lớn hơn, hoạt động lâu đời thì hai vị trí này là hoàn toàn khác nhau. Vậy công việc chủ yếu của một CFO là gì?

  • Theo dõi, đánh giá để xác định kế hoạch tài chính phù hợp cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, sức khỏe tài chính là điều tối quan trọng. Chính vì thế nên CFO có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch thông qua các dòng tiền thu - chi. Từ đó, CFO có thể xác định được kế hoạch nào đang hiệu quả, kế hoạch nào cần xem xét lại để có được sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Công việc của CFO là gì 1
CFO là người theo dõi và đánh giá hoạt động có liên quan đến tài chính doanh nghiệp
  • Tư vấn kế hoạch tài chính lâu dài để sẵn sàng xử lý khủng hoảng

Từ việc phân tích sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, CFO có thể nhận định được tình hình cụ thể, yếu điểm cũng như những khía cạnh cần khắc phục. Đó cũng là tiền đề để CFO có thể đưa ra những phán đoán, tư vấn các kế hoạch dài hạn, việc sử dụng nguồn vốn ra sao cho hiệu quả hay đưa ra những phương án cần thiết, sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng.

  • Lập, phân tích và tổng hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Vai trò và nhiệm vụ chủ yếu của một CFO chính là hiểu rõ và tối ưu hóa tài chính cho doanh nghiệp. Trong số đó, lập - phân tích - tổng hợp báo cáo tài chính là công việc thường thấy nhất và cũng chiếm phần lớn thời gian làm việc của họ. Dưới con mắt của một nhà hoạch định chiến lược tài chính thì mọi vấn đề từ kết quả đến những hạn chế, tồn đọng đều hiển thị rõ nét trên báo cáo này.

  • Chịu trách nhiệm chính để giữ chỉ số thanh toán nợ ở mức tốt nhất

Việc phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn với doanh nghiệp là điều tất yếu. Và Giám đốc tài chính cần đảm bảo rằng khả năng thanh khoản của doanh nghiệp luôn ở mức tốt nhất. Nếu chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 thì đồng nghĩa với doanh nghiệp tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đang ở mức tốt và gần như không có khả năng gặp phải khủng hoảng tài chính ở thời điểm đó.

  • Tối ưu hóa lợi nhuận trên chi phí đầu tư của doanh nghiệp

Với mọi doanh nghiệp, chỉ số ROI là yếu tố mà cả tập thể luôn nỗ lực để gia tăng. Đây là chỉ số đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng so với tổng chi phí đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Điều này có nghĩa là chỉ số ROI càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn.

CFO sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các kế hoạch, tối ưu để đảm bảo gia tăng chỉ số này. Bên cạnh đó, họ cũng chính là người phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận để tiến hành điều chỉnh các kế hoạch phù hợp nếu không đảm bảo sản sinh lợi nhuận hợp lý.

Công việc của CFO
CFO là người đảm nhiệm đưa ra kế hoạch để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Phối hợp ăn ý cùng CMO và CHRO để đảm bảo tối ưu hóa các khoản chi

Với vị trí là một giám đốc tài chính, CFO còn chịu trách nhiệm phối hợp cùng các bộ phận khác mà chủ yếu là CMO (Giám đốc Marketing), CHRO (Giám đốc nhân sự) hay các bên Truyền thông đối ngoại. Các khoản chi phí cho các bộ phận này là không hề nhỏ và thường gặp phải những nguy cơ rủi ro nhất định.

Chính vì thế mà CFO cùng CMO, CHRO,... cần trao đổi, làm việc thường xuyên để nắm bắt được tình hình các khoản chi phí, kế hoạch sử dụng cũng như hiệu quả mà nó đem lại. Từ đó sẽ cân nhắc cũng như có những phương án xử lý riêng để tối ưu các khoản phí cần thiết.

  • Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các đối tác, cổ đông để đảm bảo nguồn vốn đầu tư

Với doanh nghiệp, nguồn vốn là yếu tố ảnh hưởng quyết định tới việc vận hành, hoạt động cũng như sự phát triển. Và các nguồn đầu tư cũng là một phần không hề nhỏ trong tổng số vốn của doanh nghiệp.

Trên cương vị là một CFO, việc đảm bảo các nguồn đầu tư cũng là một phần trách nhiệm. Chính vì thế mà Giám đốc tài chính cần thiết lập và đẩy mạnh mối quan hệ với các đối tác, quản lý cấp cao hay cổ đông để giữ vững các “mối quan hệ” tài chính, giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ.

  • Hỗ trợ công tác kiểm toán và quản trị công nợ

Không chỉ chịu trách nhiệm vạch ra kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, CFO còn là người hỗ trợ các công tác kiểm toán. CFO là người chịu trách nhiệm giải trình tính hợp pháp, trung thực của báo cáo, sổ sách nhằm chứng minh rằng các hoạt động tài chính của doanh nghiệp luôn diễn ra một cách minh bạch và hợp pháp. Họ cũng sẽ là người nhận sự tư vấn từ các kiểm toán viên để cân nhắc, đối chiếu, tìm ra các lỗ hổng tài chính và khắc phục nó.

Bên cạnh đó, Giám đốc tài chính cũng là người quản trị công nợ của doanh nghiệp thông qua các hợp đồng pháp lý, các khoản nợ tiềm ẩn hay các nghĩa vụ cần thiết như thuế,... Điều này giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, minh bạch và có được hình ảnh tin cậy hơn trong mắt đối tác.

Vai trò của CFO đối với doanh nghiệp

Ở thời điểm hiện nay, trước nhu cầu tuyển dụng Giám đốc tài chính cho doanh nghiệp ngày một cao thì vai trò của CFO lại càng cần được làm nổi bật. Và cũng chính sự đa nhiệm của một CFO đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì vận hành và phát triển doanh nghiệp. Vậy một CFO thực sự đóng vai trò như thế nào trong bộ máy điều hành doanh nghiệp?

Vai trò của CFO với doanh nghiệp 1
CFO giữ nhiều vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
  • Là một nhà ngoại giao, là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác

Như đã nói ở phía trên, CFO là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ về tài chính cho doanh nghiệp. Vậy nên không hề nói quá khi nhận định rằng Giám đốc tài chính là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác. Họ cũng sẽ là những người chịu trách nhiệm đàm phán với đối tác, thương lượng và đảm bảo nguồn vốn cũng như tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp.

  • Là một nhà lãnh đạo thực thụ có tâm, có tầm và dám chịu trách nhiệm

CFO là người chịu trách nhiệm chính trong việc tư vấn, hoạch định và tối ưu hóa cho mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế mà họ cũng chính là người lãnh đạo của riêng lĩnh vực này.

Bên cạnh việc làm sao để cân đối chi phí, điều chỉnh kế hoạch, sử dụng dòng tiền một cách thông minh, thực hiện các công tác tài chính, một CFO còn cần điều hành cả đội ngũ nhân sự phía dưới để đảm bảo các hoạt động này diễn ra ổn định. Vậy nên không khó hiểu khi CFO được ví như một người lãnh đạo tài ba, một cánh tay phải đắc lực của đội ngũ lãnh đạo để vận hành các hoạt động của doanh nghiệp.

Vai trò của CFO với doanh nghiệp 2
CFO là một người lãnh đạo thực sự có tâm, có tầm
  • Là một người tư vấn và hoạch định chiến lược tài tình

Tài chính là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Và kế hoạch tài chính có được tối ưu hay không, dòng tiền thu - chi có hợp lý hay không phụ thuộc rất nhiều vào CFO. Vậy nên đối với một doanh nghiệp hiện nay, CFO không chỉ là một cố vấn tài chính cao cấp cho ban lãnh đạo mà còn như một người hoạch định chiến lược cực tài ba.

Mức lương bình quân của vị trí CFO hiện nay là bao nhiêu?

Không chỉ nhận được sự quan tâm về vai trò, trách nhiệm mà mức lương bình quân dành cho một CFO cũng luôn là vấn đề chưa bao giờ hết hot. Liệu với vai trò then chốt, là một trong những người không thể thiếu của C-suite, CFO nhận được mức thu nhập là bao nhiêu?

Trên thực tế, mức lương này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của bạn cũng như quy mô của công ty. Ví dụ khi bạn giữ vị trí một Giám đốc tài chính ở công ty vừa và nhỏ, mức lương của bạn sẽ thấp hơn so với khi làm việc tại công ty lớn.

Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới mức lương của nhân viên, trong đó có CFO. Ở những thời điểm doanh nghiệp phát triển, lợi nhuận cao thì mức lương của Giám đốc tài chính tất nhiên cũng sẽ rất hậu hĩnh.

Mức lương phổ biến của CFO là bao nhiêu?
Với vai trò quan trọng, CFO nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn

Tuy nhiên, nhìn chung trên thị trường lao động hiện nay, CFO là vị trí có mức lương khá hấp dẫn. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tính riêng mức lương cứng của một CFO đã nằm trong khoảng 15 đến 20 triệu đồng. Ở các công ty lớn hơn hoặc các tập đoàn thì mức lương này có thể lên tới vài chục triệu đồng. Thậm chí, nếu bạn có năng lực thì có thể đạt mức thu nhập cả trăm triệu trên một tháng.

Với tầm quan trọng như hiện tại, CFO hứa hẹn sẽ tiếp tục là vị trí được săn đón trên thị trường lao động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức lương cũng như các chế độ dành cho CFO sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.

Để trở thành một CFO giỏi cần những kỹ năng gì?

Trước sự hấp dẫn đến từ cơ hội, tiềm năng và cả mức thu nhập, CFO hiện đang là vị trí mà rất nhiều bạn trẻ ao ước.

  • Có nền tảng vững vàng, hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành tài chính

Đây là kỹ năng nền tảng mà bạn nhất định phải có nếu muốn trở thành một CFO thực thụ. Trở thành một Giám đốc tài chính đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp. Cùng với đó là hàng loạt công việc liên quan như kiểm toán, thanh khoản, quản trị công nợ hay tối ưu hóa kế hoạch tài chính.

Thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng nên không thể phủ nhận rằng CFO thực sự là người có sức ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của công ty. Vì thế nên việc có một nền tảng kiến thức chuyên ngành tài chính vững vàng là điều mà bạn không thể bỏ qua.

Yêu cầu cần thiết với vị trí CFO
CFO cần có khả năng và kiến thức chuyên môn sâu rộng
  • Sở hữu khả năng quản trị tài chính một cách toàn diện

Là người đứng đầu hoạt động tài chính của một doanh nghiệp nên CFO cần trang bị cho mình khả năng quản trị toàn diện. Bên cạnh việc quản trị dòng tiền, quản trị tài chính dự án của doanh nghiệp, một CFO còn chịu trách nhiệm quản lý, điều phối nhân viên liên quan để đảm bảo hoạt động được xuyên suốt và hiệu quả.

  • Quyết đoán, dứt khoát và có tầm nhìn

Trong số các kỹ năng mềm cần có của một Giám đốc tài chính thì sự quyết đoán, dứt khoát và một tầm nhìn xa là điều không thể thiếu. Sự quyết đoán, dứt khoát đúng lúc sẽ là yếu tố giúp một CFO thể hiện được năng lực của mình, nhất là trước các đối tác, cổ đông hay quản lý cấp cao.

Bên cạnh đó, với một CFO thì tầm nhìn xa là điều vô cùng quan trọng. Nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hiệu quả, tới các kế hoạch dài hạn, sự phát triển và hoạt động về mặt tài chính của doanh nghiệp.

  • Là người có đạo đức nghề nghiệp

Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng”. Chính vì thế mà bên cạnh tài năng, bên cạnh những phẩm chất cần có thì đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quyết định để trở thành một CFO thực thụ.

Giám đốc tài chính là một vị trí luôn đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ với từng con số để tối ưu hóa dòng tiền, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là một người có đạo đức nghề nghiệp cũng đồng nghĩa với việc giúp CFO đảm bảo được tính tuyệt mật, tránh rò rỉ những vấn đề liên quan đến bí mật thương mại cho doanh nghiệp.

Lộ trình phát triển của một CFO là như thế nào?

Vậy ngoài những yếu tố kỹ năng cần thiết, để trở thành một CFO phải bắt đầu từ đâu? Và liệu thời gian để trở thành một CFO có dài như nhiều người vẫn nghĩ?

Có thể dễ dàng thấy rằng, CFO là vị trí mà bạn có thể đạt được dựa vào năng lực của chính mình. Điều đó cũng có nghĩa là thời gian này dài hay ngắn là phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Nếu bạn có năng lực nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cũng như các yếu tố cần thiết, việc trở thành một CFO tài ba ở tuổi đời còn trẻ là điều hết sức bình thường. Ngược lại, nếu còn thiếu sót thì dù có nhiều năm kinh nghiệm, bạn vẫn không thể chạm tay tới vị trí quan trọng này.

Lộ trình thăng tiến của CFO
Lộ trình phát triển và trở thành một CFO không hề dễ dàng

Vậy để trở thành một CFO cần bắt đầu từ những vị trí nào? Xuất phát điểm của mỗi người liệu có giống nhau? Câu trả lời là không. Xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau từ năng lực, bằng cấp cho tới cả vị trí, điều kiện. Tuy nhiên nhìn chung, lộ trình cơ bản của một CFO thường sẽ trải qua những vị trí dưới đây.

  • Hầu hết các Giám đốc tài chính đều có xuất phát điểm từ một chuyên viên phân tích tài chính của doanh nghiệp nhằm học hỏi chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.

  • Khi đạt đến mức độ phù hợp, họ được thăng chức trở thành chuyên viên phân tích tài chính cấp cao. Một số khác sẽ trở thành chuyên viên hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.

  • Hoàn thành tốt công việc tại các vị trí này và học hỏi thêm các kiến thức, kỹ năng về quản trị thì các ứng viên này sẽ có cơ hội trở thành các trưởng phòng phân tích tài chính hoặc cao hơn nữa là Giám đốc kế hoạch tài chính.

Khi đã đảm bảo đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết tích lũy từ thực tế, các ứng viên sẽ có cơ hội trở thành một CFO thực thụ. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lựa chọn đi lên với xuất phát điểm là một kế toán viên mà CFO Lê Thành Liêm - người dành đến ¼ cuộc đời mình cho Vinamilk là một ví dụ. Dù tốn nhiều công sức, thời gian hơn nhưng đây có lẽ là con đường an toàn và bài bản nếu bạn có sẵn định hướng cho bản thân mình.

Thậm chí, có nhiều CFO của các đơn vị, doanh nghiệp hay tập đoàn lớn rẽ ngang từ một vị trí cấp cao chứ không đi lên tuần tự. Có thể kể đến như CFO của Vingroup - Bà Dương Thị Mai Hoa, Nikki Haley - nữ CFO đình đám của Exotica International hay Jay Rasulo - vị CFO nổi tiếng đứng sau thành công của Walt Disney,...

Dù không có một xuất phát điểm cố định nhưng để có thể trở thành một CFO bạn cần chuẩn bị trước cả về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực cùng hàng loạt kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo thực thụ. Chuẩn bị tốt những điều này, lại có cho mình khả năng xử lý vấn đề nhanh nhạy thì việc tiến gần hơn với vị trí Giám đốc tài chính là điều dễ hiểu.

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Tổng kết

Đối với doanh nghiệp, CFO là một trong những vị trí không thể thiếu, là cánh tay phải đắc lực nằm trong C-suite. Với những thông tin mà Job3S cung cấp trên đây, hy vọng bạn đọc có thể hiểu thêm về vị trí CFO cũng như những điều cần biết để đảm nhiệm được vị trí này.

  • CFO hay Chief Finance Officer được hiểu là Giám đốc tài chính - người chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc hoạch định, tư vấn kế hoạch tài chính dài hạn và tối ưu các dòng tiền thu - chi cho doanh nghiệp.

  • CFO đảm nhiệm nhiều vai trò trong hoạt động của doanh nghiệp, từ cầu nối, cố vấn đến nhà lãnh đạo và quản trị tài tình.

  • CFO hiện là một trong những ngành nghề được săn đón và có mức thu nhập khá hấp dẫn so với mặt bằng chung.

  • Để có thể trở thành một CFO giỏi đòi hỏi rất nhiều yếu tố về kiến thức, kỹ năng, sự phán đoán và cả sự quyết đoán để đảm bảo làm tròn vai trò của một người đứng đầu, phụ trách nhân sự trong mảng tài chính.

  • Mỗi người sẽ có xuất phát điểm khác nhau khi hướng tới vị trí CFO. Tuy nhiên, những kiến thức nền, kinh nghiệm và phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo là không thể thiếu.

Tìm hiểu các bài viết liên quan:

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu cv xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin việc

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu sơ yếu lí lịch

>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu đơn xin nghỉ việc

Những bài viết liên quan:

QC Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành 1 QC? Mức Lương Của QC Là Bao Nhiêu?

Kiến Trúc Sư Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Để Trở Thành Một Kiến Trúc Sư Tài Ba

Nhân Viên R&D Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Một Nhân Viên R&D

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat