Vị trí CPO là gì? Những yếu tố cần cần có của CPO

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 23/02/2024 10:50:00 +07:00
Vị trí CPO là gì? CPO chỉ chức danh giám đốc sản xuất. Công việc này có mức thu nhập rất hấp dẫn, do đó có những yêu cầu đòi hỏi nhất định. Cụ thể mô tả công việc của vị trí này như thế nào? Cùng các chuyên gia của job3s.com.vn tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Vị trí CPO là gì?

Vị trí CPO là gì? CPO không còn là thuật ngữ quá xa lạ với những người làm việc tại phòng sản xuất của công ty, doanh nghiệp. CPO là viết tắt của cụm Chief Product Officer - chỉ vị trí giám đốc sản xuất. Đây là vị trí cấp cao chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ vấn đề liên quan đến khâu sản xuất. Họ là người đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đúng kế hoạch, đúng chất lượng, số lượng đã đề ra nhằm mang lại giá trị cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tất cả các khâu từ lên ý tưởng, làm kế hoạch, cho đến triển khai giám sát, quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, CPO đều là người quản lý, chịu trách nhiệm chính.

Vị trí CPO là gì- Là viết tắt của Chief Product Office
Vị trí CPO là gì- Là viết tắt của Chief Product Office

2. Vai trò của CPO - giám đốc sản xuất

Vai trò của vị trí CPO là gì? CPO đóng vai trò rất quan trọng, là vị trí không thể thiếu đối với công ty doanh nghiệp chuyên về sản xuất. CPO vừa chịu trách nhiệm giám sát, cố vấn cho bộ phận sản xuất vừa báo cáo với tổng giám đốc về toàn bộ quá trình lên kế hoạch cho đến thực thi sản phẩm.

Đồng thời, họ cũng là người triển khai những chỉ đạo từ tổng giám đốc, hội đồng quản trị thành các công việc cụ thể. Vai trò của vị trí CPO là đảm bảo sản phẩm từ công ty sản xuất tiến sâu vào thị trường, có khả năng cạnh tranh và mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Giám đốc sản xuất đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Giám đốc sản xuất đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

3. Mô tả công việc của CPO

CPO là giám đốc sản xuất, vậy công việc chính của CPO là gì? Dưới đây là các nhiệm vụ cơ bản mà một CPO phải thực hiện:

3.1. Định hướng phát triển cơ cấu sản xuất

Giám đốc sản xuất (CPO) sẽ phối kết hợp cùng giám đốc kinh doanh (CCO) và giám đốc công nghệ (CTO) đeer thu thập thông tin, nhu cầu từ thị trường, từ đó có những định hướng sản xuất phù hợp với doanh nghiệp của mình. CPO có thể đề xuất với ban lãnh đạo về các ý tưởng để sản xuất được hiệu quả, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh cơ cấu sản xuất, cân đối số lượng, chất lượng sản phẩm.

3.2. Lên kế hoạch sản xuất

Dựa trên kế hoạch tổng thể mà tổng giám đốc đề ra, CPO có trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất phù hợp. Kế hoạch sản xuất cần đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình làm kế hoạch sản xuất, nếu như công việc cần lượng nhân công lớn hơn dự kiến, giám đốc sản xuất phối hợp cùng HR tuyển thêm nhân sự.

CPO chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất
CPO chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất

3.3. Triển khai kế hoạch sản xuất

Sau khi đã làm xong kế hoạch, CPO gửi đến các bộ phận liên quan. Quá trình thực thi kế hoạch, giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn thúc để công việc thực hiện đúng tiến độ đồng thời tạo ra những sản phẩm tốt nhất.

3.4. Giám sát thực hiện nội quy về an toàn lao động

Để hoạt động sản xuất được tiến hành một cách trơn tru, việc giám sát an toàn lao động đóng vai trò rất quan trọng. CPO cần xây dựng các nội quy về an toàn lao động cho nhân viên bộ phận sản xuất. Hơn ai hết, CPO là người hiểu rõ nhất tính chất công việc sản xuất, họ sẽ đề ra những chuẩn mực an toàn lao động đề bảo vệ sức khỏe, môi trường làm việc của người lao động.

3.5. Đảm bảo gắn kết trong tổ chức

Với vai trò là người đứng đầu bộ phận sản xuất, giám đốc sản xuất cần đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên phòng sản xuất với doanh nghiệp. Bởi chỉ khi nhân công hiểu được nhiệm vụ và quyền lợi của mình mới có thể gắn bó với tổ chứ lâu dài, hiểu được cơ chế vận hành của máy móc cũng như quá trình sản xuất.

CPO cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên
CPO cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Những yếu tố cần có của CPO

Như đã đề cập trong phần CPO là gì, vị trí CPO là người đứng đầu bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm chính trước ban giám đốc. Do đó, vị trí này đòi hỏi CPO phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết.

4.1. Kinh nghiệm

Để trở thành CPO, bạn cần có một thời gian làm việc trong lĩnh vực sản xuất để tích lũy những kinh nghiệm nhất định về chuyên môn. Việc có những kinh nghiệm liên quan đến sản xuất, máy móc, thiết bị, vận hành giúp CPO dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh. Kinh nghiệm được coi là lợi thế lớn nhất giúp CPO hoàn thành tốt công việc được giao.

4.2. Kỹ năng

Giám đốc sản xuất phải là người đảm bảo chuyên môn và cả những kỹ năng thiết yếu nhằm bổ trợ công việc. Các kỹ năng quan trọng mà CPO cần có là kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,...Việc sở hữu các kỹ năng cần thiết không chỉ giúp CTO hoàn thành tốt công việc của mình mà còn đảm bảo phòng sản xuất phát triển hiệu quả, từ đó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

CPO là phải hội tụ những ký năng cần thiết như giao tiếp, giải quyết vấn đề
CPO là phải hội tụ những ký năng cần thiết như giao tiếp, giải quyết vấn đề

4.3. Tư duy, tầm nhìn

Một trong những yếu tố quan trọng mà CPO cần có là tư duy và tầm nhìn. Không phải ngẫu nhiên mà một người có thể làm CPO. Họ phải sở hữu tư duy chiến lược, nhìn ra được thị hiếu khách hàng, lường trước rủi ro để có phương án sản xuất phù hợp nhất. Có tư duy logic là một chìa khóa quan trọng tạo nên một CPO thành công.

5. Mức lương của CPO có cao không?

Có thể thấy, CPO đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh những cơ hội, giám đốc sản xuất cũng phải chịu rất nhiều áp lực thử thách. Chính vì vậy mà mức lương của vị trí CPO rất hấp dẫn.

Hiện nay, mức lương CPO dao động từ 20 - 30 triệu đồng. Với những người có chuyên môn giỏi, năng lực làm việc tốt, chuyên môn cao thu nhập sẽ là 50 - 60 triệu đồng. Đặc biệt, với giám đốc sản xuất tại các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn mức lương của vị trí này còn cao hơn nữa. Ngoài ra, CPO còn có những đãi ngộ, phúc lợi rất hấp dẫn. Có thể nói, đây là công việc có thu nhập đáng mơ ước và xứng đáng với những cống hiến của giám đốc sản xuất với công ty doanh nghiệp.

CPO có mức lương tương đối hấp dẫn
CPO có mức lương tương đối hấp dẫn

6. Một số thuật ngữ thường gặp

Cùng với CPO là gì, một số thuật ngữ khác thường gặp trong doanh nghiệp bạn có thể tìm hiểu là CEO, CTO, CFO, CCO, CHRO

  • CEO là viết tắt của Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành.
  • CFO là viết tắt của Chief Production Officer: Giám đốc sản xuất
  • CTO là viết tắt của Chief Technology Officer: Giám đốc công nghệ
  • CCO là viết tắt của Chief Customer Officer: Giám đốc kinh doanh
  • CHRO là viết tắt của Chief Human Resources Officer: Giám đốc nhân sự

Trong nền kinh tế hội nhập, Việt Nam tiếp cận nhiều thuật ngữ để phù hợp với doanh nghiệp cũng như hợp tác quốc tế. Không chỉ CPO với vai trò giám đốc sản xuất mà các vị trí khác đều đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp.

Với những thông tin trên hi vọng bạn đã hiểu thêm về vị trí CPO là gì? Với cương vị là giám đốc sản xuất, CPO ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, giúp công ty đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra cũng như sự tăng trưởng và doanh thu hấp dẫn.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat