Bạn là ?
Một kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới sẽ giúp bạn có một hướng đi rõ ràng và đạt được mục tiêu của mình. Vậy làm sao để xác định được kế hoạch 3 năm này và làm sao để làm nó nổi bật trong CV xin việc? Chúng ta cùng tìm hiểu từng bước thực hiện qua những bí kíp sau nhé!
Để hiểu đúng về kế hoạch nghề nghiệp và lên kế hoạch nghề nghiệp không phải là dễ. Mời bạn xem nội dung dưới đây để thiết kế một kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới để ghi vào mẫu CV một cách thật ấn tượng và chuyên nghiệp nhé!
Đã có nhiều chứng nhân cho biết, việc lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong vòng 03 năm tới đã giúp họ thành công đến 80%.
Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, để đạt được một thành tựu nào đó các bạn đều cần có một lộ trình cụ thế. Một kế hoạch chi tiết từ những mục tiêu nhỏ đến những mục tiêu lớn sẽ là kim chỉ nam để bạn cố gắng và bước từng bước phát triển bản thân.
Tương tự như vậy, mục tiêu nghề nghiệp trong 3 năm tới cho bạn cơ hội tạo ra những bậc thang nhỏ để vươn tới vị trí cao trong công việc. Một kế hoạch rõ ràng về việc rèn luyện các kỹ năng, học thêm bằng cấp, hoàn thành dự án hay đạt thành tựu nào đó trong quá trình công tác. Đó đều là những bậc thang nhỏ trong chiếc thang lớn.
Thông thường, 3 năm là khoảng thời gian được xem như hợp lý với những nhân sự mới. Tuỳ vào loại hình công việc và ngành nghề, chúng ta có thể xây dựng lộ trình dài hơn hoặc ngắn hơn cho phù hợp. Tuy nhiên, để phù hợp với số đông nên chúng ta sẽ lấy con số 3 làm chuẩn.
Thực tế khoảng thời gian dài hay ngắn không quan trọng. Điều cần quan tâm là kế hoạch mà bạn đưa ra có đủ sức thuyết phục và không bị nhà tuyển dụng “nhếch mép” cho qua hay không.
>>> Xem thêm: NR trong CV là gì? Những lưu ý khi viết NR trong CV xin việc
Trước khi làm một việc gì đó, chúng ta cần biết lý do vì sao mình lại làm việc đó. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân cần lập kế hoạch nghề nghiệp nhé!
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn là ai?
Nhà tuyển dụng quan tâm đến bạn là ai, có phù hợp với vị trí họ đang tuyển không. Điều này quyết định xem bạn có được chọn hay không. Bạn cần làm bản thân mình nổi bật bằng cách cho họ thấy định hướng của mình có thể mang lại giá trị cho công ty đó.
Giúp bạn lựa chọn nơi làm việc phù hợp
Ngoài việc xem xét kỹ năng và kinh nghiệm, kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong 3 năm cũng giúp bạn xác định công ty nào phù hợp với bạn. Bạn có thể có kỹ năng nhưng nếu không phù hợp với môi trường làm việc hoặc hướng phát triển của công ty, bạn có thể không đạt được sự thành công như mình mong muốn.
Vậy phải viết kế hoạch để gây ấn tượng và tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng? Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng trả lời cho câu hỏi này nhé.
Sau đây Job3S sẽ tặng bạn một số mẫu kế hoạch nghề nghiệp 3 năm mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Bạn có thể sử dụng cấu trúc tương tự hoặc lấy cảm hứng để viết theo cách của mình nhé.
Mẫu 1:
"Tôi có mục tiêu trở thành content writer chuyên nghiệp và phát triển trong ngành tiếp thị, truyền thông quảng cáo. Tôi dự định trong 3 năm tới sẽ trau dồi kĩ năng viết của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tôi mong muốn bản thân sẽ học hỏi được nhiều hơn và có một vị trí quản lý trong tương lai.
Mẫu 2:
"Sau khi tốt nghiệp đại học ABC, tôi đã có quá trình công tác và tích luỹ kinh nghiệm trong ngành XYZ. Tôi dự định sẽ học thêm 1 bằng cấp chuyên môn nữa và hoàn thành tốt công tác được giao. Trong 3 năm tới tôi hy vọng sẽ có cơ hội trở thành cán bộ quản lý."
Mẫu 3:
"Với kinh nghiệm làm cộng tác viên xuyên suốt quá trình theo học ngành XYZ, tôi tự tin bản thân có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tôi mong muốn được đảm nhận nhiều công việc hơn để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Trong 3 năm tới tôi mong muốn trở thành chuyên gia trong ngành XYZ với thu nhập cao."
>>> Xem thêm: Kế hoạch phát triển sự nghiệp nguyện vọng cá nhân trong CV
“Được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng, trở thành nhân viên xuất sắc. Trong tương lai, mong muốn có cơ hội thăng tiến đến vị trí nhân viên cấp cao.”
“Mong muốn được vận dụng và phát triển kỹ năng giao tiếp, giúp ngân hàng giải quyết các vấn đề với khách hàng một cách triệt để. Nỗ lực làm việc, đạt hiệu suất cao, đóng góp vào sự phát triển lâu dài của công ty và thăng tiến lên vị trí quản lý cấp cao hơn trong vòng 3 năm.”
“Với niềm đam mê công việc, tôi luôn phát triển bản thân và những kỹ năng cần thiết cho công việc. Tạo điều kiện phát huy tối đa những thế mạnh và kinh nghiệm đã có, mang lại hiệu quả công việc tốt nhất và thăng tiến trong công việc.”
“Mong muốn tiếp cận với nhiều khách hàng, tạo lòng tin và tư vấn những giải pháp tối ưu cho khách hàng. Từ đó, đề xuất những giải pháp hỗ trợ khách hàng, vượt chỉ tiêu hàng tháng và từng bước đến được với vị trí quản lý và cao hơn.”
“Bổ sung thêm những kiến thức trong lĩnh vực tài chính, am hiểu sâu sắc hơn về chuyên ngành và công việc, cập nhật tốt những thay đổi trong tương lai. Định hướng xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng và trung thành, tạo mối quan hệ tốt với đối tác nhằm khẳng định niềm tin đối với cấp trên, khách hàng và nhân viên.”
Áp dụng các cách viết kế hoạch trên CV để giúp CV xin việc của bạn trông thật chuyên nghiệp, thể hiện được rõ ràng định hướng trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
Kế hoạch của bạn không nên là một bài văn xuôi. Bạn hãy viết ngắn gọn trong vài câu. Nhớ chắt lọc những ý chính, những mục tiêu lớn để viết vào CV và nhường chỗ cho những mục quan trọng hơn như kinh nghiệm và kỹ năng. Về những mục tiêu nhỏ và chi tiết hãy trình bày khi bạn trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng nhé.
Nếu bạn muốn trúng tuyển, bạn sẽ cần thể hiện bản thân là người phù hợp với doanh nghiệp. Hãy lựa chọn và trình bày kế hoạch nghề nghiệp phù hợp tuyệt đối với mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. Giả sử bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Content Marketing, vậy thì một kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong 3 năm tới phù hợp sẽ là trở thành content writer chuyên nghiệp, nhà báo hoặc content creator.
Bạn chắc chắn không muốn nhà tuyển dụng coi mình là kẻ khoác lác phải không. Vậy thì hãy đưa ra một kế hoạch bám sát thực tế. Hãy phân tích kĩ khả năng của bản thân và thực trạng của nghề. Đưa ra một mục tiêu vừa phải sẽ gây thiện cảm hơn đấy. Nếu mục tiêu quá lớn, nhà tuyển dụng có thể nghĩ bạn tự tin thái quá hoặc suy nghĩ viển vông.
Không chỉ khi đặt mục tiêu nghề nghiệp, trong các công việc ở bất cứ ngành nghề nào chúng ta cũng cần đặt ta mục tiêu. Áp dụng cách đặt mục tiêu SMART sẽ là một sự thông minh:
S = Specific - Thiết lập mục tiêu cụ thể
M = Measurable - Đo lường được
A = Achievable - Có thể đạt được
R = Realistic - Có tính thực tế
T = Time bound - Có thời gian cụ thể
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc tiếng anh
>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc
Trên đây là những chia sẻ của mình để các bạn có thể đưa ra một kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới trên CV thuyết phục nhà tuyển dụng. Đã có kế hoạch trong tay rồi, hãy không ngừng cố gắng để đạt được những mục tiêu mình đặt ra nhé. Bạn nhớ đọc thêm những bài chia sẻ và tìm kiếm cơ hội với công việc mơ ước của bản thân trên Job3s nhé!
Mẫu CV hot theo ngành nghề