Tìm việc làm Tuyển dụng việc làm Pháp lý ngày 08/01/2025 update 1 việc làm
Xem nhanh
Công Ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn RSM Việt Nam
Tuyển dụng việc làm pháp lý luôn được chú trọng và có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức như tài chính-ngân hàng, bất động sản do sự phức tạp hóa về luật pháp hiện nay. Việc làm này mang lại nhiều cơ hội phát triển cùng với mức lương hấp dẫn dao động từ 12.000.000-35.000.000 VNĐ/tháng tùy theo năng lực nghề nghiệp và yêu cầu của doanh nghiệp.
1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm Pháp lý
Pháp lý là thuật ngữ được sử dụng liên quan đến các quy định pháp luật, có nghĩa là mọi lý lẽ, cơ sở đều dựa vào pháp luật. Chính vì thế, việc làm pháp lý liên quan tới các hoạt động pháp luật gồm có tư vấn, giải quyết vấn đề tranh chấp, soạn hợp đồng đảm bảo tuân thủ pháp luật. Những người làm trong lĩnh vực này thường là luật sư, chuyên viên pháp lý hoặc nhân sự làm trong cơ quan tư pháp.
Những người làm pháp lý là người hiểu rõ những quy định của pháp luật, giúp bảo vệ quyền lợi của cá nhân và tổ chức trước pháp luật. Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý có công việc soạn thảo hợp đồng, kiểm tra tính hợp pháp của các loại văn bản đảm bảo quyền lợi cho cá nhân hoặc doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định luật pháp.
Với sự phát triển nền kinh tế và có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ thành lập tại các tỉnh/thành phố lớn nên có nhiều thủ tục liên quan tới pháp lý. Đặc biệt, sự phức tạp trong các quy định khiến nhu cầu tuyển dụng việc làm pháp lý đang tăng mạnh ở các lĩnh vực như tài chính-ngân hàng, bất động sản, luật sư…tập trung chủ yếu tại TP Hà Nội, TP HCM, các khu công nghiệp.
Trong thời đại xu hướng hội nhập quốc tế cùng với sự phức tạp hóa về pháp luật hiện nay nên những người làm pháp lý có khả năng ngoại ngữ, kiến thức đa ngành sẽ có cơ hội lớn hơn trong công việc tại cơ quan, tổ chức đặc biệt có thể gia nhập môi trường quốc tế.
2. Mức lương trung bình của việc làm Pháp lý
Công việc pháp lý khá phức tạp và đặc thù hơn so với ngành nghề khác, đặc biệt các lĩnh vực ngành nghề nào đi vào hoạt động theo quy mô doanh nghiệp và các tổ chức đều cần tới thủ tục pháp lý để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Tùy thuộc vào năng lực chuyên môn, vị trí cấp bậc mà mức lương trung bình của việc làm pháp lý sẽ có sự chênh lệch. Dưới đây là bảng mức lương theo cấp bậc:
Mức lương theo cấp bậc:
Tuyển dụng việc làm Pháp lý | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
Thực tập Pháp lý | 2.000.000-5.000.000 |
Nhân viên Pháp lý | 12.000.000-18.000.000 |
Chuyên viên Pháp lý | 13.000.000-20.000.000 |
Trưởng phòng Pháp lý | 20.000.000-35.000.000 |
3. Phân biệt việc làm Pháp lý và Pháp chế
Việc làm pháp lý và pháp chế đều cần có kiến thức về luật sâu sắc. Tuy nhiên, khi làm việc tại các môi trường khác nhau, tính chất công việc khác nhau thì vai trò đảm nhiệm sẽ khác nhau:
Tiêu chí | Nhân viên Pháp chế | Nhân viên pháp lý |
Khái niệm | Nhân viên pháp chế là những người am hiểu biết về luật với nhiệm vụ tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh tế. | Nhân viên pháp lý là những người hiểu biết rõ về luật và có thể tư vấn, giải quyết mọi vấn đề pháp lý thuộc các lĩnh vực khác nhau như: pháp luật dân sự, luật kinh tế, luật hành chính, luật hình sự,... |
Vai trò | Vai trò của nhân viên pháp chế đảm nhiệm khác nhau phụ thuộc vào tổ chức hoặc lĩnh vực làm việc. Ví dụ như: Tư vấn Pháp luật, nghiên cứu Pháp lý,.. | Nhân viên tư vấn pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp cụ thể giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp lý phúc lợi xã hội, tai nạn lao động, các thủ tục đăng ký đầu tư và kinh doanh,.. |
Mô tả công việc |
|
|
Kinh nghiệm và kỹ năng | Nhân viên pháp chế cũng cần nắm bắt nguyên tắc pháp lý, luật pháp và quy định của Việt Nam. Bên cạnh đó, kỹ năng phân tích xuất sắc giúp cho việc thu thập thông tin pháp lý liên quan kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt, kỹ năng đàm phán và giải quyết tranh chấp sẽ là yếu tố quan trọng để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. | Nhân viên pháp lý cần phải tốt nghiệp ngành Luậy hoặc cấp cao, am hiểu về pháp luật và những quy trình kiện tụng, hồ sơ pháp lý. Ngoài những yêu cầu bằng cấp và chuyên môn thì nhân viên phải có khả năng lập luận, phân tích đúng đắn để đảm bảo vấn đề pháp lý không bao giờ được có sơ hở. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp giúp cho nhân viên pháp lý có mối quan hệ tốt với đối tác nhất là cơ quan công quyền. |
Chứng chỉ hành nghề | Không bắt buộc chứng chỉ hành nghề luật sư. | Có thể cần chứng chỉ hành nghề luật sư (tùy vai trò). |
Nơi làm việc | Làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. | Làm việc tại các công ty luật, tòa án, viện kiểm sát, hoặc các tổ chức pháp lý. |
Mức độ tham gia tố tụng | Không tham gia trực tiếp vào các vụ kiện. | Có thể đại diện khách hàng tham gia tố tụng trước tòa. |
Tóm lại:
-
Nhân viên pháp chế chủ yếu tập trung vào công việc trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp nhằm tuân thủ đúng pháp luật đảm bảo quyền lợi cho tổ chức.
-
Nhân viên pháp lý có thể làm việc đa dạng hơn, bao gồm các vai trò tư vấn, giải quyết tranh chấp và đôi khi tham gia tố tụng.
4. Những công ty tuyển dụng Pháp lý nhiều
Hiện nay, tuyển dụng việc làm pháp lý có nhu cầu tuyển dụng nhiều do tính chất công việc đa dạng các lĩnh vực cho các tổ chức khác nhau như ngân hàng, văn phòng luật và các doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ. Dưới đây là một số những nơi mà tuyện dụng việc làm pháp lý nhiều nhất:
4.1. Công ty Luật
Môi trường làm việc tại công ty Luật rất chuyên nghiệp tập trung vào các dịch vụ pháp lý nên có nhu cầu tuyển dụng nhiều cho vị trí luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm.
Những người làm việc pháp lý tại văn phòng Luật đòi hỏi nắm vững kiến thức pháp luật chuyên sâu và khả năng cập nhật các quy định pháp luật mới nhất. Các vị trí việc làm này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước nên đòi hỏi người có thể chịu được áp lực công việc.
Bên cạnh đó, việc làm pháp lý trong tổ chức này ưu tiên người có bằng cử nhân Luật và Chứng chỉ hành nghề luật sư (nếu yêu cầu tham gia tố tụng).
4.2. Ngân hàng
Nhu cầu tuyển dụng việc làm pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan tới giao dịch tiền tệ, tín dụng và tài sản là chủ yếu.
Vai trò của pháp lý tại ngân hàng nhằm đảm bảo các hoạt động ngân hàng cần tuân thủ đúng quy định từ pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tài chính.
Để có thể làm việc pháp lý trong tổ chức ngân hàng thì ngoài việc có bằng cấp và chứng chỉ hành nghề luật sư thì người thực hiện cần phải có kiến thức chuyên sâu về pháp luật tài chính, tín dụng, luật doanh nghiệp và các quy định liên quan đến ngân hàng.
4.3. Doanh nghiệp
Vai trò của người có việc làm pháp lý trong các doanh nghiệp đó là hỗ trợ về pháp luật cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư và vận hành nội bộ nhằm tuân thủ đúng các quy định pháp luật và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp đó là thương mại, tài chính, thuế, sở hữu trí tuệ,...
Yêu cầu đối với các vị trí này cần có kiến thức luật sâu rộng về doanh nghiệp, luật thương mại, luật lao động và các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề của doanh nghiệp.
6. Một số hình thức tuyển dụng việc làm Pháp lý
Hiện nay, việc làm pháp lý luôn được săn đón và đang ngày một gia tăng. Tùy thuộc vào nhu cầu mỗi cơ quan/tổ chức mà sẽ có những hình thức tuyển dụng khác nhau, có thể tuyển dụng từ cấp bậc thực tập sinh pháp lý ít kinh nghiệm sẽ được đào tạo cho tới những nhân viên có chuyên môn cao am hiểu luật sâu sắc. Hình thức tuyển dụng này sẽ có những đặc điểm riêng:
Tuyển dụng nhân viên pháp lý mới ra trường có đặc điểm gì, làm việc ở đâu phù hợp, phù hợp với đối tượng nào, có lợi ích gì cho doanh nghiệp, cơ hội phát triển như thế nào?
6.1. Tuyển dụng nhân viên pháp lý mới ra trường
Nhân viên pháp lý mới ra trường là các ứng viên vừa mới tốt nghiệp cũng nắm được nền tảng luật dân sự, thương mại, lao động và hành chính. Đối với các bạn này thường có tinh thần học hỏi cao, chấp nhận thử thách và muốn tích lỹ thêm kinh nghiệm.
Lý do mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển nhân viên pháp lý mới ra trường vì thường nhân viên này có mức lương khởi điểm thấp so với các nhân sự giàu kinh nghiệm giúp doanh nghiệp tối ư chi phí.
Nơi làm việc phù hợp với nhân viên pháp lý mới ra trường đó là các công ty luật, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty startup, cơ quan nhà nước như toàn án, viện kiểm soát,...
6.2. Tuyển dụng nhân viên pháp lý yêu cầu kinh nghiệm
Nhân viên pháp lý có kinh nghiệm là người am hiểu các quy định pháp luật và vận dụng linh hoạt vào trong đời sống đặc biệt trong các lĩnh vực soạn hợp đồng, luật lao động và giải quyết vấn đề tranh chấp.
Đối với nhân viên pháp lý có kinh nghiệm từ 3-5 năm sẽ có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp lớn, công ty Luật danh tiếng, các tổ chức tài chính-ngân hàng và cơ quan chính phủ. Các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi yêu cầu cao đối với những nhân viên pháp lý giàu kinh nghiệm, nhân viên cần có kỹ năng xử lý các vấn đề phức tạp và chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp tối ưu.
Mặc dù khối lượng công việc nhiều và xử lý các vấn đề phực tạp nhưng so với nhân viên mới ra trường thì nhân viên có kinh nghiệm thường nhận được mức lương hấp dẫn và phúc lợi tốt hơn. Từ đó cũng mở ra cho nhân viên cơ hội khẳng định năng lực và phát triển sự nghiệp ở tầm cao hơn.
6.3. Tuyển dụng nhân viên pháp lý không yêu cầu kinh nghiệm
Đối với nhân viên pháp lý không yêu cầu kinh nghiệm thường nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi và thích nghi với công việc mới. Đây là những sinh viên vừa tốt nghiệp ngành luật hoặc đang chờ cấp chứng chỉ hành nghề có mong muốn được làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty starup, công ty luật nhỏ, phòng pháp chế tại doanh nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Nhu cầu tuyển nhân viên pháp lý không có kinh nghiệm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc xây dựng đội ngũ trẻ, tiết kiệm chi phí và tạo nguồn nhân sự lâu dài. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú trọng trong việc phát triển chương trình đào tạo để tối ưu hóa tiềm năng của đội ngũ nhân sự này.
7. Khu vực tuyển dụng việc làm Pháp lý nhiều nhất
Nhu cầu tuyển dụng việc làm pháp lý tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng do sự phát triển của doanh nghiệp ở các thành phố lớn, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu cần tuân theo quy định pháp Luật. Dưới đây là các khu vực tuyển dụng nhân viên pháp lý nhiều nhất:
7.1. Tuyển dụng việc làm Pháp lý Hà Nội
Hà Nội là trung tâm hành chính- chính trị của Việt Nam. Đặc biệt, thành phố Hà Nội là nợi đặt trụ sở của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp lớn.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm pháp lý tập trung vào lĩnh vực hoạt động tư vấn pháp lý hành chính, luật đầu tư và luật công.
7.2. Tuyển dụng việc làm Pháp lý TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước tập trung nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế bao gồm công ty Luật lớn, tổ chức tài chính và các tập đoàn đa quốc gia.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm pháp lý tăng cao trong các lĩnh vực như thương mại, bất động sản, hợp đồng quốc tế.
7.3. Tuyển dụng việc làm Pháp lý Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và phát triển du lịch tại khu vực miền Trung. Do tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên hình thành và tập trung nhiều doanh nghiệp lớn kéo theo vấn đề thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng.
Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng thường cần tới nhân sự pháp lý để hỗ trợ thủ tục pháp luật và xử lý hợp đồng. Lĩnh vực tuyển dụng nổi bật cho việc làm pháp lý tại khu vực này liên quan tới bất động sản, tư vấn luật cho doanh nghiệp du lịch và dịch vụ, giải quyết các tranh chấp hợp đồng,..
7.3. Tuyển dụng việc làm Pháp lý Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế-xã hội của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhu cầu tuyển dụng nhân sự pháp lý trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và thương mại nội địa. Đối với vị trị việc làm pháp lý tại khu vực này đều được làm việc trong môi trường năng động, cơ hội phát triển vì có nhiều dự án lớn. Đặc biệt, mức lương cho việc làm pháp lý có sự cạnh tranh cao và vô cùng hấp dẫn cho nhân viên pháp lý có năng lực tốt.
8. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với việc làm Pháp lý
Ngoài việc cần có bằng cấp về cử nhân và am hiểu kiến thức ngành Luật, nhà tuyển dụng yêu cầu người làm việc Pháp lý cần có những kỹ năng tốt để giải quyết và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Dưới đây là một số kỹ năng cần có đối với vị trí việc làm pháp lý:
-
Bảo mật thông tin:
Các tài liệu liên quan tới pháp luật, các hợp đồng, các văn bản được soạn thảo, các thỏa thuận quan trọng của doanh nghiệp đều cần bảo mật tuyệt đối nhất là nhân viên pháp lý sẽ chịu tráchn hiệm cho các thông tin một cách chính xác và đảm bảo an toàn.
-
Kỹ năng làm việc nhóm:
Khả năng làm việc nhóm, giao tiếp nội bộ một cách thông minh và khôn khéo sẽ giúp cho công việc xử lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Tinh thần hợp tác tốt trong đội nhóm nhằm hoàn thành công việc riêng và phối hợp chặt chẽ với công việc chung của cả phòng ban.
-
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán:
Trong việc làm pháp lý, ngoài việc hoàn thiện các thủ tục giấy tờ pháp lý thì cần có sự đàm phán với nhiều cá nhân và đơn vị liên quan . Kỹ năng giao tiếp tốt là điều vô cùng cần thiết thể hiện qua cách tư vấn và truyền đạt dễ hiểu, cách ứng xử thông minh, khôn khéo để người nghe dễ tiếp nhận và xử lý thông tin.
-
Khả năng chịu áp lực cao:
Kinh tế hiện nay biến đổi không ngừng kéo theo đó là các quy định cũng phức tạp hớn đòi hỏi các vị trí pháp lý cần nhạy bén, nắm bắt thông tin tốt và liên tục cập văn bản pháp Luật hiệu quả.
Chính vì thế, các công việc pháp lý phải luôn giữ được tinh thần thép chịu áp lực căng thẳng từ phía nội bộ cho đến ngoại bộ.
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Khả năng phấn tích và lập luận sắc bén là yếu tố không thể thiếu trong các việc làm pháp lý. Phân tích điều luật, chính sách,...có sự logic và thuyết phục cao.
Tuyển dụng việc làm pháp lý là một lĩnh vực quan trọng đối với các nhân hay tổ chức/doanh nghiệp. Các vị trí việc làm này đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh và quản lý mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, doanh nghiệp, và tổ chức. Đây là ngành nghề mang tính ổn định, có nhu cầu cao trong mọi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội tập trung ở các thành phố lớn, các khu vực từ trung tâm kinh tế lớn đến các tỉnh thành.