
Tìm việc làm Giám đốc sản xuất có 47 tin tuyển dụng tháng 4/2025
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Xem nhanh
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng giám đốc sản xuất (CPO) càng nhiều do nền kinh tế-xã hội phát triển đặc biệt nền công nghiệp hóa nên các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh rất cần tuyển vị trí này để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm. Mức lương hấp dẫn cho vị trí này dao động từ 15.000.000 - 100.000.000 VNĐ/tháng tùy vào kinh nghiệm và lĩnh vực sản xuất.
1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm giám đốc sản xuất
Giám đốc sản xuất (Chief Product Officer - CPO) là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động liên quan đến sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Giám đốc sản xuất có tầm nhìn chiến lược về phát triển sản phẩm và tiếp thị sản phẩm. Vị trí công việc này giữ vai trò quan trọng không chỉ chiến lược mà còn có khả năng phân bổ công việc và quản lý cấp dưới và nhân viên hướng tới một tầm nhìn chung.
Công việc của giám đốc sản xuất (CPO) còn thực hiện liên kết với các phòng ban khác để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách hệ thống hiệu quả hơn. Họ là người vạch ra đúng phương hướng theo kế hoạch, dựa trên tình hình sản xuất hiện tại của doanh nghiệp và các đối tác nhằm đáp ứng chất lượng sản phẩm.
Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp luôn thay đổi buộc những người hoạt động trong lĩnh vực này cần nắm bắt kịp bước phát triển xu hướng của thời đại mới. Theo báo cáo từ trang tin tuyển dụng cho biết, có hàng trăm tin tuyển dụng mỗi tháng cho vị trí giám đốc sản xuất các doanh nghiệp/công ty. Điều này cho thấy, tầm quan trọng và cơ hội phát triển cho vị trí việc làm này.
Ngày nay, việc làm của giám đốc sản xuất là rất thách thức cần đòi hỏi kinh nghiệm nhưng đầy vinh quang. Cho dù là doanh nghiệp có quy mô lớn hay những công ty sản xuất có quy mô nhỏ hơn thì điều quan trọng đối với việc quản trị sản xuất, vai trò giám đốc sản xuất luôn được đặt lên cao nhất. Họ là người rất yêu nghề, rất cật lực và làm việc hết mình để đi tới thành công.

2. Mức lương trung bình của giám đốc sản xuất
Tuyển dụng giám đốc sản xuất tại các doanh nghiệp/công ty sản xuất, đều có cơ hội nhận được các đãi ngộ tuyệt vời như tiền lương thưởng quản lý, xét tăng lương theo số năm cống hiến, thưởng Tết, thưởng dự án,..cùng với các chế độ phúc lợi tuyệt vời khác theo quy định của luật lao động. Dưới đây là mức lương trung bình của giám đốc sản xuất:
Mức lương theo kinh nghiệm:
Tuyển dụng giám đốc sản xuất | Mức lương giao động (VNĐ/tháng) |
Tuyển dụng Giám đốc sản xuất (1-3 năm kinh nghiệm) | 15.000.000 - 18.000.000 |
Tuyển dụng Giám đốc sản xuất (3-5 năm kinh nghiệm) | 20.000.000 - 25.000.000 |
Tuyển dụng Giám đốc sản xuất (Trên 5 năm kinh nghiệm) | 25.000.000 - 80.000.000 |
Mức lương theo vị trí công việc:
Tuyển dụng giám đốc sản xuất | Mức lương giao động ( VNĐ /tháng) |
Giám đốc sản xuất ngành may mặc | 40.000.000 - 60.000.000 |
Giám đốc sản xuất ngành thực phẩm | 60.000.000 - 70.000.000 |
Giám đốc sản xuất ngành cơ khí | 30.000.000 - 40.000.000 |
Giám đốc sản xuất ngành vật liệu | 30.000.000 - 35.000.000 |
Giám đốc sản xuất ngành chế biến | 25.000.000 - 80.000.000 |
Giám đốc sản xuất dược phẩm | 30.000.000 - 100.000.000 |

3. Mô tả chi tiết công việc của giám đốc sản xuất
Vị trí giám đốc sản xuất phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Ngoài chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất doanh nghiệp sao cho hiệu quả, tăng doanh thu sản xuất và tạo thương hiệu uy tín cho đối tác và khách hàng. Người giám đốc sản xuất cũng quản lý và dẫn dắt đội ngũ nhân viên sao cho công việc kinh doanh chung của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Dưới đây là mô tả công việc cần thực hiện:
Lập kế hoạch sản xuất:
Giám đốc sản xuất CPO dựa vào kế hoạch tổng thể được giao từ cấp trên để đưa ra kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Những kế hoạch này cần đảm bảo tiến độ và đầu ra đạt kết quả tốt. Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, nếu như công việc cần nhiều tới nhân sự thì giám đốc sản xuất sẽ phải phối hợp với bộ phận HR để tuyển thêm công nhân.
Thực hiện kế hoạch sản xuất:
Thông báo triển khai kế hoạch làm việc với bộ phận liên quan. Trong quá trình thực hiện, giám đốc sản xuất cần quản lý, giám sát và đôn đốc công nhân làm việc theo đúng tiến độ đề ra và tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Quản lý thiết bị và máy móc:
Giám đốc sản xuất quản lý tất cả các máy móc và thiết bị, trong quá trình làm việc nếu phát hiện máy bị lỗi và hư hỏng thì liên hệ ngay cho phận kỹ thuật để kịp thời sửa chữa.
Đào tạo đội ngũ nhân sự:
Khi tuyển đầy đủ các nhân viên, các nhân sự phòng ban liên quan tới hoạt động sản xuất mới như: tổ trưởng, tổ phó, giám sát viên,... Giám đốc sản xuất trực tiếp tổ chức buổi đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới nhanh chóng làm quen với môi trường và hoạt động công việc.

4. Lĩnh vực hoạt động của giám đốc sản xuất
Khi ứng tuyển vào vị trí giám đốc sản xuất, ứng viên nên tìm hiểu rõ lĩnh vực ngành nghề sản xuất để đưa ra bản kế hoạch phù hợp định hướng doanh nghiệp, công việc cần thực hiện của bản thân. Dưới đây là vai trò, đặc trưng công việc của vị trí giám đốc sản xuất trong các ngành sản xuất phổ biến hiện nay:
- Giám đốc sản xuất ngành may mặc: Quản lý toàn bộ quy trình sản xuất từ thiết kế đến thành phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa năng suất.
- Giám đốc sản xuất ngành thực phẩm: Quản lý dây chuyền chế biến thực phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
- Giám đốc sản xuất ngành cơ khí: Điều hành các hoạt động sản xuất cơ khí, từ chế tạo đến lắp ráp sản phẩm, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
- Giám đốc sản xuất ngành vật liệu: Giám sát và điều hành quy trình sản xuất vật liệu xây dựng hoặc công nghiệp, đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
- Giám đốc sản xuất ngành chế biến: Quản lý các dây chuyền chế biến nông sản, thủy sản hoặc sản phẩm công nghiệp, đảm bảo sản lượng và chất lượng.
- Giám đốc sản xuất dược phẩm: Điều hành quy trình sản xuất dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn của GMP và chất lượng.

5. Yêu cầu đối với việc làm giám đốc sản xuất
Các nhà tuyển dụng giám đốc sản xuất có những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Chính vì thế, vị trí giám đốc sản xuất này đều có mức thu nhập đáng mơ ước nhưng cũng đòi hỏi ứng viên phải thật sự xuất sắc và có những kinh nghiệm và kỹ năng tốt nhất. Cụ thể một số yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng như sau:
Trình độ học vấn:
Yêu cầu học vấn là từ cấp Tiến sĩ trong ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Quản lý sản phẩm, Marketing,... hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác có liên quan. Kinh nghiệm làm việc tương đương có thể thay thế về yêu cầu về trình độ.
Yêu cầu kinh nghiệm:
Để lên được vị trí Giám đốc sản xuất, CPO phải có kinh nghiệm làm việc trong bộ phận sản xuất, mặc dù vậy đây cũng không phải là điều kiện tiên quyết. Giám đốc sản xuất có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất là một lợi thế để giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn tích cực và tốt hơn với vai trò của một giám đốc sản xuất.
Kỹ năng giao tiếp tốt:
Kỹ năng giao tiếp tốt không thể thiếu đối với bất cứ vị trí giám đốc nào, đặc biệt là giám đốc sản xuất. Bởi vì trong công việc, giám đốc sản xuất thường thuyết trình, giao tiếp với nhiều bộ phận, với cấp lãnh đạo để phát triển sản phẩm như tiếp thị, nghiên cứu, phân tích, quản lý,... trong các cuộc họp, hội nghị, họp báo. Do đó, kỹ năng giao tiếp của một CPO cần phải hoàn hảo, lưu loát, nhạy bén, khéo ứng xử trong mọi tình huống.
Khả năng lãnh đạo tốt:
Với vai trò là người đứng đầu bộ phận quản lý sản xuất, thì khả năng lãnh đạo ở một Giám đốc sản xuất vô cùng quan trọng. Thực hiện công việc quản lý nhân viên, giải quyết vấn đề với các hoạt động trong quá trình sản xuất.
Kỹ năng phân tích vấn đề:
Vị trí giám đốc sản xuất cần có những kỹ năng phân tích thị trường để tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản phẩm.
Kỹ năng tin học văn phòng:
Giám đốc sản xuất bắt buộc phải có chứng chỉ về kỹ năng tin học văn phòng MS Word, Excel, hay Powerpoint để giúp họ trao đổi với đối tác, nhân viên hoặc các bên liên quan. Ngoài ra, giám đốc sản xuất cũng có kỹ năng về phần mềm như Illustrator, Dreamweaver, Fireworks,...

6. Khu vực tuyển dụng giám đốc sản xuất nhiều
Hiện nay, các ngành nghề sản xuất tập trung nhiều tại các thành phố lớn hoặc các tỉnh/ thành phố phát triển nhiều khu công nghiệp như : Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh,..Điều này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng giám đốc sản xuất nhiều hơn. Dưới đây là một số khu vực phổ biến cho vị trí này:
Tuyển dụng giám đốc sản xuất Hà Nội: Hà Nội là thủ đô của cả nước, trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa. Thành phố Hà Nội tập trung nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động đa lĩnh vực như may mặc, thực phẩm, dược phẩm và cơ khí. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng giám đốc sản xuất ngày càng nhiều, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế hoặc xuất khẩu.
Tuyển dụng giám đốc sản xuất TP.HCM: Là trung tâm kinh tế hàng đầu Việt Nam với mạng lưới khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, tập trung vào các ngành thực phẩm, dệt may, cơ khí và công nghệ cao. Tuyển dụng giám đốc sản xuất cũng khá cao do mở rộng sản xuất mạnh mẽ, tiếp cận thị trường quốc tế, và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất, ở các doanh nghiệp nước ngoài và các công ty trong khu chế xuất như Tân Thuận, Linh Trung.
Tuyển dụng giám đốc sản xuất Bắc Ninh: Tỉnh Bắc Ninh được biết đến phát triển nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp lớn VSIP, Yên Phong, tập trung vào ngành điện tử, cơ khí, và sản xuất linh kiện công nghệ cao. Nhu cầu tuyển dụng vị trí giám đốc sản xuất ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử và cơ khí.
Kết Luận
Tuyển dụng giám đốc sản xuất là vị trí quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất. Với trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động và đội ngũ nhân sự, vị trí này không chỉ cần có kỹ năng lãnh đạo, kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn có khả năng thích ứng với công nghệ và xu hướng hiện đại. Đảm bảo thành công ở vai trò này là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển bền vững.