Tổng 22 kết quả / Từ khóa "Software Engineer"

Tìm việc làm Software Engineer ngày 08/01/2025 update 22 việc làm

Xem nhanh

Bravestars Games

Hạn nộp: 15/02/2025
Hà Nội
Còn 38 ngày để ứng tuyển
3 - 5 triệu
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY TNHH GITS

Hạn nộp: 31/01/2025
Hà Nội
Còn 23 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 1 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công Ty TNHH Avepoint Việt Nam

Hạn nộp: 04/02/2025
Đà Nẵng
Còn 27 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRỰC TUYẾN (VÍ MOMO)

Hạn nộp: 24/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 16 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 3 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

NashTech

Hạn nộp: 22/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 14 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 1 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công ty Cổ phần Công nghệ Phần mềm Tinh Vân

Hạn nộp: 22/01/2025
Hà Nội
Còn 14 ngày để ứng tuyển
20 - 28 triệu
Kinh nghiệm: 3 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Cty TNHH Thundersoft Việt Nam

Hạn nộp: 19/01/2025
Hà Nội
Còn 11 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 3 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY TNHH VERISERVE VIỆT NAM

Hạn nộp: 18/01/2025
Hà Nội
Còn 10 ngày để ứng tuyển
1,000 - 2 USD
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công ty Cổ phần Voyager

Hạn nộp: 15/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 7 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 2 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

FPT Software

Hạn nộp: 16/01/2025
Hà Nội
Còn 8 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 2 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

Công ty Cổ phần Tokyo Tech Lab Việt Nam

Hạn nộp: 12/01/2025
Hà Nội
Còn 4 ngày để ứng tuyển
18 - 40 triệu
Kinh nghiệm: 3 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ATHENA HOLDING

Hạn nộp: 11/01/2025
Hà Nội
Còn 3 ngày để ứng tuyển
12 - 16 triệu
Chưa có kinh nghiệm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

CÔNG TY TNHH GYLD

Hạn nộp: 10/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 2 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 1 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

TMA Solutions

Hạn nộp: 31/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 23 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 5 năm
Ứng tuyển ngay

Xem nhanh

TMA Solutions

Hạn nộp: 31/01/2025
Hồ Chí Minh
Còn 23 ngày để ứng tuyển
Thoả thuận
Kinh nghiệm: 4 năm
Ứng tuyển ngay

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer được dự báo có xu hướng tăng mạnh trong tương lai bởi sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc làm Software Engineer đặc biệt tăng tại các thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp công nghệ. Việc làm này hấp dẫn người lao động với mức lương tốt dao động từ 11.00.000 – 90.000.000 VNĐ/tháng và lộ trình thăng tiến rõ ràng.

1. Nhu cầu nhân lực của việc làm Software Engineer

Software Engineer (kỹ sư phần mềm) là người phụ trách thiết kế, phát triển, bảo trì và kiểm định phần mềm, hệ thống máy tính nhằm đảm bảo hoạt động ổn định. Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer được đánh giá có chiều hướng tăng mạnh trong tương lai bởi sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực công nghệ thông tin.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, xu hướng việc làm Software Engineer được sẽ tăng 25% từ năm 2021 - 2031. Mặc dù thị trường lao động phải đối mặt với làn sóng sa thải và sự suy giảm kinh tế, công nghệ AI chiếm sóng nhưng Software Engineer vẫn có được chỗ đứng vững chắc. Do đó, nhu cầu tuyển dụng Software Engineer luôn thuộc top đầu trên thị trường lao động. Đặc biệt là tại những thành phố lớn tập trung nhiều doanh nghiệp, khu công nghệ cao như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương,... Điều này được chứng minh thông qua hàng nghìn bài đăng trên các diễn đàn, trang tuyển dụng.

Cơ hội việc làm Software Engineer hiện rất lớn khi người lao động có thể ứng tuyển tại các công ty phát triển phần mềm, game, tư vấn và thiết kế, giải pháp công nghệ hoặc những doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác.

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer
Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer

Tuyển dụng Software Engineer thu hút người lao động không chỉ bởi nhu cầu việc làm lớn, mức lương tốt mà còn có lộ trình thăng tiến và phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Với kinh nghiệm từ 1 - 4 năm, ứng viên sẽ làm việc ở vị trí Nhân viên/Chuyên viên và để đạt cấp Quản lý/Trưởng nhóm/Trưởng phòng sẽ cần từ 5 - 7 năm. Đồng thời, ứng viên vị trí tuyển Software Engineer sở hữu các chứng chỉ và bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm dày dặn còn có thể làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài với chế độ đãi ngộ, mức lương “khủng”.

2. Cập nhật mức lương tuyển dụng việc làm Software Engineer

Việc làm Software Engineer có sức hút mạnh mẽ đối với người lao động bởi mức lương tương đối hấp dẫn. Tùy vào vị trí, kinh nghiệm, trình độ và quy mô công ty mà mức thu nhập của Software Engineer sẽ có sự khác biệt. Sau đây là mức lương tham khảo của từng vị trí công việc Software Engineer:

Mức lương theo cấp bậc:

Tuyển dụng software engineer

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

intern software engineer

4.000.000 - 8.000.000

junior software engineer

11.000.000 - 15.000.000

senior software engineer

20.000.000 - 40.000.000

Leader software engineer

25.000.000 - 40.000.000

Manager software engineer

40.000.000 - 60.000.000

Director software engineer

50.000.000 - 90.000.000

Mức lương theo vị trí:

Tuyển dụng software engineer

Mức lương dao động (VNĐ/tháng)

AI Software Engineer

30.000.000 - 50.000.000

Bridge Software Engineer

35.000.000 - 70.000.000

Embedded Software Engineer

15.000.000 - 30.000.000

Java Software Engineer

15.000.000 - 40.000.000

C/C++ Linux Software Engineer

30.000.000 - 60.000.000

Front end Software Engineer

13.000.000 - 25.000.000

Back end Software Engineer

20.000.000 - 45.000.000

Full stack Software Engineer

20.000.000 - 40.000.000

Tester/QA Software Engineer

25.000.000 - 40.000.000

3. Các vị trí việc làm Software Engineer

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer hiện nay là rất lớn khi hầu hết các công ty đều cần sử dụng nhân lực làm việc liên quan tới phần mềm công nghệ. Điều này không chỉ giúp đa dạng vị trí việc làm mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động. Với mỗi vị trí việc làm Software Engineer sẽ có những đặc thù và yêu cầu nghề nghiệp khác nhau.

3.1. Kỹ sư phát triển phần mềm (Software Developer)

Kỹ sư phát triển phần mềm hay còn gọi là Software Developer sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng chương trình phần mềm máy tính. Những ứng dụng mà người dùng sử dụng hàng ngày trên các thiết bị công nghệ điện tử như app đặt đồ ăn, đặt xe,… đều được tạo bởi các Software Developer. Do đó, vai trò của các kỹ sư phát triển phần mềm là không thể thay thế cho dù ứng dụng AI hay trí tuệ nhân tạo có phát triển mạnh mẽ cho tới đâu.

Kỹ sư phát triển phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng chương trình phần mềm máy tính
Kỹ sư phát triển phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế, xây dựng chương trình phần mềm máy tính

Để ứng tuyển thành công vị trí việc làm Software Engineer này thì ngoài bằng Đại học trở lên thuộc chuyên ngành về công nghệ thông tin, khoa học máy tính,… sẽ phải có kiến thức về ngôn ngữ lập trình như Java, C ++, JavaScript và các khung cấu trúc cho các app web động như AngularJS, Git. Đồng thời, kỹ sư phát triển phần mềm Software Developer còn phải sở hữu những kỹ năng như:

  • Chịu được áp lực công việc

  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt

  • Kỹ năng làm việc độc lập, nhóm tốt

  • Hiểu và sử dụng thành thạo tiếng Anh

  • Có kỹ năng tìm kiếm và sửa debugging trong ứng dụng

  • Có tư duy logic, sự sáng tạo về kiến trúc và thiết kế phần mềm

Hiện nay, tuyển dụng Software Engineer ở vị trí kỹ sư phát triển phần mềm được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có những chính sách chiêu mộ, mức lương nhằm thu hút nhân tài như Công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY), Tập đoàn công nghệ - viễn thông Quân đội Viettel, FPT Software,…

3.2. Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Software Tester/QA Engineer)

Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Software Tester/QA Engineer) là vị trí tuyển Software Engineer hàng đầu hiện nay. Vị trí này đảm nhận công việc rà soát, kiểm tra các lỗi trên phần mềm trước đưa ra ngoài phát hành. Kỹ sư kiểm thử phần mềm chính là người đảm bảo phần mềm không có bất cứ sai sót hoặc vấn đề gì có liên quan đến chất lượng.

Trong số những vị trí tuyển dụng Software Engineer có nhu cầu cao hiện nay thì cơ hội việc làm kiểm thử giữ vị trí hàng đầu, do ngành công nghệ thông tin phát triển không ngừng và các phần mềm liên tục ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do đó, cơ hội việc làm của kỹ sư kiểm thử phần mềm sẽ vẫn rất tốt trong vài năm tới.

Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Software Tester/QA Engineer) là vị trí tuyển Software Engineer hàng đầu hiện nay
Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Software Tester/QA Engineer) là vị trí tuyển Software Engineer hàng đầu hiện nay

Để ứng tuyển thành công việc làm Software Engineer ở vị trí kỹ sư kiểm thử phần mềm, ứng viên cần phải có bằng Cao đẳng/Đại học các chuyên ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin hoặc một số chuyên ngành liên quan khác. Bên cạnh đó, mỗi công ty sẽ có những yêu cầu khác cho vị trí kỹ sư kiểm thử phần mềm song về cơ bản gồm:

  • Khả năng tiếng Anh ở mức tốt

  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm, độc lập tốt

  • Có khả năng học hỏi, sự nhanh nhạy với xu hướng công nghệ

  • Sự tỉ mỉ, cẩn thận là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ sư kiểm thử phần mềm

  • Có kỹ năng thiết kế, phân tích và sự am hiểu về các ứng dụng phần mềm

  • Software Tester/QA Engineer cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp cùng nhiều bên, bộ phận khác nhau

  • Thành thạo ít nhất một loại ngôn ngữ lập trình và có kiến thức về chuyên môn lập trình để kiểm tra trực tiếp trên mã nguồn

Mức lương đối với việc làm Software Tester/QA Engineer dao động từ 13.000.000 – 35.000.000 VNĐ/tháng và được nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng như Thermtrol Co., Ltd, Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam, HR Vietnam’s ESS Client,...

3.3. Kỹ sư DevOps

Kỹ sư DevOps là một trong những vị trí tuyển dụng Software Engineer của lĩnh vực công nghệ thông tin. Công việc của kỹ sư DevOps là nghiên cứu, phát triển và đảm bảo cho phần mềm được hoàn thiện, vận hành mượt mà nhất.

Vị trí việc làm này được đánh giá không thể thay thế, nhất là với bối cảnh công nghệ có sự phát triển bùng nổ như hiện nay. Do đó, các kỹ sư DevOps lại càng giữ vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Kỹ sư DevOps phụ trách nghiên cứu, phát triển và đảm bảo cho phần mềm được hoàn thiện
Kỹ sư DevOps phụ trách nghiên cứu, phát triển và đảm bảo cho phần mềm được hoàn thiện

Để trở thành kỹ sư DevOps, ngoài bằng cấp liên quan tới chuyên ngành như khoa học máy tính, công nghệ thông tin,… thì ứng viên còn cần có trình độ nhất định như:

  • Thành thạo tiếng Anh

  • Có sự cẩn thận, tỉ mỉ

  • Có kỹ năng nghiên cứu thông tin

  • Có kỹ năng hỗ trợ và bảo trì kỹ thuật

  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và hợp tác tốt

  • Thành thạo chuỗi công cụ DevOps toolchain, kiểm tra và chất lượng đám mây, các giao thức mạng,...

  • Hiểu và sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình chuyên dùng trong phát triển phần mềm như Shell Script, Python,....và hệ điều hành như Docker, Linux,...

Viettel High Tech, Công ty CP Công Nghệ VMO Holdings, Công ty CP Tokyo Tech Lab Việt Nam,… là những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng Software Engineer ở vị trí kỹ sư DevOps với mức lương dao động từ 15.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng.

3.4. Kỹ sư hệ thống (Systems Engineer)

Kỹ sư hệ thống System Engineer có nhiệm vụ chính là xác định những vấn đề dựa theo nhu cầu của người dùng và đề xuất các giải pháp nhằm đánh giá lại quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, System Engineer còn giữ vai trò giám sát hiệu suất của một hệ thống và cho những đánh giá cho từng giai đoạn hoạt động.

Kỹ sư hệ thống System Engineer có nhiệm vụ chính là xác định những vấn đề dựa theo nhu cầu của người dùng
Kỹ sư hệ thống System Engineer có nhiệm vụ chính là xác định những vấn đề dựa theo nhu cầu của người dùng

Nhu cầu tuyển dụng System Engineer ở vị trí kỹ sư hệ thống hiện nay là rất lớn do quy trình quản lý công nghệ thông tin đóng vai trò trong doanh nghiệp. Để trở thành một kỹ sư hệ thống, ứng viên cần có bằng cử nhân Đại học trở lên ở chuyên ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin và những chuyên ngành liên quan khác. Về kinh nghiệm, ứng viên phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc 3 năm ở các vị trí liên quan đến hệ thống. Ngoài ra, yêu cầu tuyển dụng kỹ sư hệ thống sẽ còn bổ sung thêm những điều sau:

  • Có kỹ năng quản lý công việc tốt

  • Khả năng phân tích, giải quyết vấn đề

  • Có kiến thức về công nghệ vận hành, máy tính và tự động hóa,…

  • Có kỹ năng giao tiếp tốt để mô tả vấn đề và đưa ra phương án giải quyết

  • Có kỹ năng chuyên môn về hệ thống như bảo mật, sao lưu và tích hợp thông tin.

  • Có kinh nghiệm về cài đặt cấu hình và xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống, hệ điều hành Linux, Unix,…

Kỹ sư hệ thống hiện nay được nhiều doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng như Ngân hàng Thương mại CP Bản Việt, Công ty CP giải pháp và công nghệ Vietnix, Lotte Innovate Vietnam Company Limited,..

3.5. AI Software Engineer

Các công ty hiện nay đang chuyển dịch xu hướng sang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động kinh doanh nhiều hơn. Điều này kép theo, nhu cầu tuyển dụng Software Engineer AI cũng ngày càng tăng cao.

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer AI cũng ngày càng tăng cao
Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer AI cũng ngày càng tăng cao

Công việc của AI Software Engineer chủ yếu là nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lập trình các công nghệ trí tuệ nhân tạo. Để có thể trở thành AI Software Engineer, người lao động sẽ cần có những kỹ năng và tố chất như sau:

  • Có tư duy logic, giỏi phân tích và xử lý vấn đề

  • Có khả năng ngoại ngữ để đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh

  • Chủ động học hỏi và cập nhập những kiến thức mới về công nghệ AI

  • Có nền tảng kiến thức sâu rộng về IT như lập trình đối tượng, cấu trúc dữ liệu, giải thuật toán,...

Hiện vị trí tuyển dụng Software Engineer AI được nhiều công ty săn đón như công ty CP phần mềm MOR, công ty CP bán lẻ kỹ thuật số FPT, Moreh Vietnam,...

3.6. Bridge Software Engineer

Bridge Software Engineer (Kỹ sư cầu nối phần mềm) là một trong những vị trí tuyển dụng quan trọng của ngành IT. Công việc của Bridge Software Engineer là kết nối giữa các đội ngũ phát triển phần mềm ở hai đầu cầu khác nhau nhằm đảm bảo sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ. Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay đã tác động không nhỏ tới nhu cầu tuyển dụng Bridge Software Engineer.

Bridge Software Engineer (Kỹ sư cầu nối phần mềm) là một trong những vị trí tuyển dụng quan trọng của ngành IT
Bridge Software Engineer (Kỹ sư cầu nối phần mềm) là một trong những vị trí tuyển dụng quan trọng của ngành IT

Để trở thành Bridge Software Engineer, người lao động cần có bằng cử nhân ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật hoặc các ngành liên quan. Bên cạnh đó, vị trí việc làm Software Engineer này cũng yêu cầu ứng viên có những kỹ năng như:

  • Thành thạo tiếng Anh/Nhật/Hàn

  • Có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý công việc

  • Am hiểu về phương pháp và phát triển phần mềm

  • Có kinh nghiệm thực tế ở vai trò như Kỹ sư Hệ thống hoặc Kỹ sư Phần mềm

Những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng Bridge Software Engineer và đi kèm mức lương hấp dẫn như Công ty TNHH DYM Việt Nam, Công ty TNHH phần mềm FPT, Technify Soffware,...

3.7. Embedded Software Engineer

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer hiện nay vô cùng đa dạng. Trong đó, Embedded Software Engineer được đánh giá là ngành nghề siêu hot và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Công việc của một Embedded Software Engineer chính là lập trình, phát triển sản phẩm nhúng và phối hợp với để cho ra mắt các phần mềm như application, firmware, OS, driver.

Embedded Software Engineer được đánh giá là ngành nghề siêu hot và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai
Embedded Software Engineer được đánh giá là ngành nghề siêu hot và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai

Với vị trí Embedded Software Engineer, ứng viên cần tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Toán – tin, Điện tử viễn thông,...hoặc một số chuyên ngành kỹ thuật khác liên quan. Ngoài ra, ứng viên còn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Thành thạo tiếng Anh

  • Có tư duy logic, giỏi phân tích và xử lý vấn đề

  • Có kinh nghiệm liên quan đến thiết kế và phát triển phần mềm

  • Có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật điện tử, vi xử lý, kiến trúc máy tính, hệ điều hành và lập trình.

  • Thành thạo phương pháp thiết kế phần mềm nhúng như state-machine based, os based, multi-thread os based...

Hiện nay, Embedded Software Engineer được các doanh nghiệp hàng đầu chú trọng tuyển dụng như Công ty TNHH phần mềm FPT, Công ty CP Lotus Technology Services, công ty CP phần mềm nhúng NATA,...

3.8. Java Software Engineer

Việc làm Software Engineer vị trí Java hiện có nhu cầu tuyển dụng cao trong lĩnh vực IT. Công việc của một Java Software Engineer là sử dụng ngôn ngữ lập trình Java để phát triển và xây dựng phần mềm,ứng dụng trên máy tính.

Để trở thành Java Software Engineer thành công, ngoài bằng cấp và chứng chỉ về Khoa học máy tính, công nghệ thông tin hoặc một số ngành liên quan khác thì ứng viên cần đápứng những yêu cầu sau:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Có Kỹ năng làm việc nhóm

  • Đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh

  • Khả năng tự học và nhanh nhạy trước thay đổi công nghệ

  • Am hiểu và sử dụng thành thạo các công cụ lập trình như ORM, Core Java, Java Build Tools, Java Web Frameworks, Web Technologies, Application Containers, BigData, Java Testing Tools, Code Version Control, Java EE Components.

Hiện nay, tuyển dụng Software Engineer vị trí Java được đông đảo doanh nghiệp công nghệ lớn quan tâm như NAL Việt Nam, Sotatek, Viettel Telecom, NIC Global,...

3.9. C/C++ Linux Software Engineer

C/C++ Linux là một trong những vị trí tuyển dụng Software Engineer được người lao động quan tâm bởi mức thu nhập hấp dẫn và có tiềm năng phát triển. Công việc chính của C/C++ Linux Software Engineer là phát triển và triển khai các ứng dụng nhúng trên hệ điều hành Linux.

C/C++ Linux là một trong những vị trí tuyển dụng Software Engineer được người lao động quan tâm
C/C++ Linux là một trong những vị trí tuyển dụng Software Engineer được người lao động quan tâm

Để ứng tuyển C/C++ Linux Software Engineer thành công, người lao động cần có kiến thức về lập trình C/C++, phát triển hệ thống Linux và các công cụ phát triển như GCC, GDB, make. Bên cạnh đó, ứng viên cần trang bị thêm những kỹ năng như:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Tư duy logic, tỉ mỉ và chịu được áp lực cao

  • Hiểu biết về các công nghệ và quy trình bảo mật

  • Có kỹ năng kiểm thử, sửa lỗi hệ thống nhúng và phần mềm

  • Có khả năng phân tích vấn đề kỹ thuật liên quan đến hệ thống nhúng

C/C++ Linux Software Engineer hiện đang được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng và đi kèm mức lương hấp dẫn như LG Electronics Development Vietnam, Viettel Group, Nucare Korea,...

3.10. Frontend Software Engineer

Công việc chính của Frontend Software Engineer chính là sử dụng ngôn ngữ CSS, HTML và JavaScript để thiết kế, xây dựng giao diện cho một ứng dụng hoặc trang web mà người dùng có thể xem, tương tác trực tiếp. Với thời đại công nghệ phát triển mạnh như hiện nay đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng Software Engineer ở vị trí Front End.

Để trở thành một Frontend Software Engineer thành công, người lao động cần có bằng cử nhân về Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm hoặc các ngành liên quan khác. Ngoài ra, ứng viên việc làm Frontend Software Engineer có phải có thêm những kỹ năng như:

  • Có tư duy logic và gu thẩm mỹ

  • Có kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp tốt

  • Có khả năng chịu được áp lực công việc cao

  • Kỹ năng phân tích, giải quyết và xử lý vấn đề

  • Am hiểu quy trình lập trình, thiết kế và phát triển web

Một số công ty hiện đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự Frontend Software Engineer như SonatGame Studio, Công ty TNHH Công nghệ Sao Vega, LG CNS Việt Nam, công ty CP Sanan,...

3.11. Backend Software Engineer

Khi nhắc tới những vị trí có nhu cầu tuyển dụng Software Engineer cao hiện nay thì nói đến Backend. Công việc chính của một Backend Software Engineer là xây dựng, duy trì và xử lý mọi vấn đề phía sau ứng dụng hoặc hệ thống website.

Backend Software Engineer là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành IT
Backend Software Engineer là vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao trong ngành IT

Đối với việc làm Backend Software Engineer, ứng viên cần sử dụng thành thạo những ngôn ngữ lập trình cơ bản như Golang, Java, PHP, Python, Ruby, C/C++, NodeJS... Bên cạnh ngôn ngữ lập trình, ứng viên còn có sự hiểu biết sâu rộng về hệ thống cơ sở quản lý dữ liệu như Redis, RabbitMQ, Kafka, Cassandra, MongoDB, MySQL, Postgres, ElasticSearch,... Đồng thời, vị trí tuyển dụng Software Engineer này còn yêu cầu một số kỹ năng mềm như:

  • Có kỹ năng phân tích logic

  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt

  • Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc tốt

  • Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập

Công ty TNHH Ark Realty Services, công ty CP HouseNow, VinBigData,... là những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng Front end Software Engineer.

3.12. Full stack Software Engineer

Full stack Software Engineer là một trong những vị trí việc làm ngành IT mơ ước đối với nhiều người bởi mức lương "khủng" và có cơ hội thăng tiến. Nhu cầu tuyển dụng Full stack Software Engineer hiện nay là rất lớn do ngành công nghệ thông tin có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Công việc chính của một Full stack Software Engineer là hoàn thiện, đảm bảo sản phẩm ứng dụng hoặc website vận hành mượt mà.

Để ứng tuyển Software Engineer vị trí Full stack, ứng viên cần có bằng Cao đẳng/Đại học về Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin hoặc một số ngành liên quan. Ngoài ra, ứng viên còn cần đáp ứng một số yêu cầu tuyển dụng như sau:

  • Có kỹ năng về framework

  • Kỹ năng phân tích, giao tiếp tốt

  • Kỹ năng thiết kế Prototype design, UI design, UX design,...

  • Am hiểu về các hệ điều hành như linux, apache, windows, nginx,...

  • Am hiểu về hệ thống cơ sở dữ liệu như Server, SQL, MySQL, Oracle,...

  • Thành thạo các kỹ thuật về catching như memcached, Redis, varnish,...

  • Nắm vững ngôn ngữ lập trình như JAVA, Perl, PHP, Python, Ruby, C#,...

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc khoa học

Công ty TNHH Phần mềm FPT, VietinBank, Surbana Technologies Pte. Ltd,... là những doanh nghiệp lớn có nhu cầu tuyển dụng Full stack Software Engineer

4. Những kỹ năng và yêu cầu cần có khi ứng tuyển Software Engineer

Với xu hướng công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì nhu cầu tuyển dụng Software Engineer nói riêng và nhân lực ngành IT là vô cùng lớn. Những sản phẩm, phần mềm công nghệ đang dần xuất hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đời sống. Do đó, Software Engineer trở thành ngành nghề triển vọng nhất hiện nay.

Những kỹ năng và yêu cầu cần có khi ứng tuyển Software Engineer
Những kỹ năng và yêu cầu cần có khi ứng tuyển Software Engineer

Để ứng tuyển Software Engineer thành công, người lao động không chỉ có bằng cấp hay chứng chỉ liên quan về khoa học máy tính, công nghệ thông tin,... mà còn phải trang bị những khả năng lập trình, viết code và một số kỹ năng mềm quan trọng như:

Về trình độ:

  • Đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh để dễ dàng trao đổi và làm việc với các đối tác nước ngoài.

  • Có sự hiểu biết chuyên sâu về xây dựng và thiết kế phần mềm Software Engineer. Đồng thời, ứng viên bạn cần hiểu rõ và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành phổ biến như JavaScript, Linux/Unix, Java, Ruby, PHP, Python, CSS, HTML, C, C ++,...

Về kỹ năng:

  • Ứng viên việc làm Software Engineer cần có khả năng chịu được áp lực công việc, tính tỉ mỉ và cẩn thận.

  • Ứng viên việc làm Software Engineer cần phải kỹ năng làm việc nhóm tốt. Vì công việc này phải thực hiện nhiều giai đoạn khác nhau và cần phối hợp với rất nhiều bộ phận hoặc để hoàn thành.

  • Một Software Engineer giỏi sẽ phải có kỹ năng giải quyết những vấn đề mà các lập trình viên không thể xử lý được. Hiểu đơn giản thì Software Engineer sẽ phải biết cách khắc phục sự cố phần mềm và xử lý lỗi nhằm đảm bảo chương trình luôn vận hành hiệu quả nhất.

5. Những khó khăn của việc làm Software Engineer

Với sự bùng nổ nền công nghệ như hiện nay đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng Software Engineer tăng cao. Mặc dù là việc làm có tiềm năng phát triển nhưng Software Engineer cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Cạnh tranh trong cập nhật và phát triển công nghệ mới: Hiện nay, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều ngành nghề. Mặc dù ứng viên vị trí tuyển dụng Software Engineer là những người có năng lực lập trình xuất sắc nhưng với sự thay đổi liên tục của ngành công nghệ thì các kiến thức trước đó sẽ không còn phù hợp. Điều này khiến cho các Software Engineer gặp phải nhiều trở ngại trong phát triển phần mềm và ứng dụng mới trong tương lai. Thách thức đặt ra đối với các Software Engineer hiện nay là phải liên tục cập nhật sự đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ chuyên môn để tránh rơi vào trường hợp bị đào thải.

Những khó khăn của việc làm Software Engineer
Những khó khăn của việc làm Software Engineer

Thách thức trong đảm bảo chất lượng, tính bảo mật: Ứng viên việc làm Software Engineer cũng phải đối mặt với thách thức trong đảm bảo chất lượng, tính bảo mật của chính những phần mềm, ứng dụng đã tạo ra. Để làm được điều đó, Software Engineer sẽ phải thường xuyên làm việc và trao đổi, phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ phận. Đồng thời, các Software Engineer cũng cần áp dụng những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để giải quyết vấn đề này.

6. Tầm quan trọng của Software Engineer trong doanh nghiệp

Ngày nay, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp và dữ liệu, lượng thông tin cần xử lý cũng vô cùng lớn. Vì thế mà vai trò của Software Engineer cũng ngày càng được khẳng định hơn. Tầm quan trọng của việc làm Software Engineer đối với doanh nghiệp như sau:

Đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp: Việc tuyển dụng Software Engineer sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh trước đối thủ. Với những phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh được ứng dụng vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp sẽ giúp phân tích lượng dữ liệu khổng lồ dễ dàng trong thời gian ngắn, để từ đó tận dụng được các cơ hội bán hàng.

Cải thiện hiệu suất và quy trình làm việc: Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì việc sử dụng các phần mềm do Software Engineer tạo ra sẽ quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả theo thời gian thực. Nhờ thế mà người quản lý có thể đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng.

Tác động của phần mềm đến trải nghiệm của người dùng: Tuyển dụng Software Engineer cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc giúp các bộ phận doanh nghiệp thực hiện công việc có hiệu suất cao hơn. Vì thông qua các phần mềm, người quản lý có trải nghiệm tốt hơn khi dễ theo dõi tình hình, tiến độ công việc của nhân viên mà vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phí quản lý cũng như gia tăng mối liên kết giữa các phòng ban, cấp bậc.

Nhu cầu tuyển dụng Software Engineer hiện nay vẫn nằm trong top đầu trên thị trường lao động. Việc làm này không chỉ được các doanh nghiệp quan tâm tuyển dụng mà còn thu hút nhiều lao động bởi mức thu nhập tương đối hấp dẫn, cơ hội thăng tiến và tiềm năng phát triển nghề nghiệp vô cùng lớn. Để ứng tuyển Software Engineer thành công, ứng viên không chỉ có bằng cấp và chứng chỉ liên quan mà còn cần trang bị kinh nghiệm thực tế cùng những kỹ năng mềm

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat