[Tiết lộ] Bí quyết viết CV xin thực tập “đốn tim” nhà tuyển dụng
1. Tại sao cần viết CV xin thực tập?
Có thể thấy, thực tập là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định khá nhiều đến kết quả tốt nghiệp cũng như sự nghiệp tương lai của các bạn sinh viên. Đây chính là cơ hội để các bạn có thể trải nghiệm thực tế, hỏi, tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm, tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc của mình sau này.

Tuy nhiên, để xin vào được một tổ chức, doanh nghiệp lớn với chuyên môn liên quan thì lại không phải là điều dễ dàng đối với các bạn trẻ, nhất là khi chưa có kinh nghiệm và chưa đủ tiêu chí để đáp ứng được các yêu cầu công việc của họ. Và điều duy nhất có thể khiến các nhà tuyển dụng chú ý, mời phỏng vấn cũng như lựa chọn bạn chính là thông qua mẫu CV thực tập sinh.
Chính bởi vậy, các bạn sinh viên hiện nay nếu có nhu cầu xin đi thực tập thì cũng cần chuẩn bị cho mình một mẫu CV xin thực tập thật chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp, nội dung, hình thức cần ấn tượng để có thể lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng một cách nhanh nhất, giành lấy cơ hội đi đến vòng phỏng vấn.
2. Một mẫu CV xin thực tập cho sinh viên bao gồm những nội dung chính gì?
Cũng giống như một mẫu CV xin việc thông thường, một mẫu CV đơn giản cho sinh viên thực tập cũng cần thể hiện được đầy đủ những nội dung quan trọng, cần thiết mà nhà tuyển dụng quan tâm như sau:
- Tạo CV thực tập cần đảm bảo có đầy đủ các thông tin cá nhân của ứng viên đó là họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ để nhà tuyển dụng liên hệ khi mời phỏng vấn hay thông báo kết quả. Điều các bạn cần chú ý ở đây chính là hãy lựa chọn những địa chỉ email chuyên nghiệp, nghiêm túc, không sử dụng các email có ký tự teencode, biệt danh,...

- Tiếp đó, bạn cần trình bày về trình độ học vấn của mình, bao gồm các thông tin về trường học, chuyên ngành, thành tích đạt được trong quá trình học tập,... Dựa vào đây, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá được về năng lực và xem xét về mức độ phù hợp của ứng viên như thế nào với công việc trong doanh nghiệp của họ rồi đưa ra quyết định lựa chọn hay không.
- Kinh nghiệm làm việc là một phần không thể thiếu đối với mẫu CV sinh viên thực tập, ở đây hầu hết các bạn sinh viên sẽ trình bày về các hoạt động, dự án tại trường mà mình từng tham gia, kết quả của các hoạt động đó như thế nào, vai trò của mình ở các dự án đó ra sao?,...phần trình bày này tương tự trong các Bản CV cho sinh viên mới ra trường.
- Cách viết CV thực tập chuẩn đó là không thể thiếu đi phần mục tiêu – định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm đây là phần các bạn sẽ thể hiện mình có chí hướng, mục tiêu cụ thể như thế nào đối với nghề hay muốn gắn bó tại doanh nghiệp hay không, kết quả muốn đạt được sau khi thực tập tại doanh nghiệp ra sao?,...
- Kỹ năng cũng là một yếu tố rất quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên. Theo đó, các bạn hãy liệt kê một số kỹ năng nổi bật của mình phù hợp với công việc, chuyên ngành ví dụ như kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập – làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đề, có trình độ ngoại ngữ tốt,...

- Bạn có thể trình bày một số sở thích cá nhân của mình nhưng cần lựa chọn những điểm nổi bật và có liên quan đến công việc để đưa vào CV xin thực tập. Đây cũng có thể là yếu tố khiến các nhà tuyển dụng nắm rõ hơn về con người tính cách cũng như mức độ phù hợp đối với công việc trong doanh nghiệp của họ.
- Bên cạnh đó, một mẫu CV xin việc cho sinh viên thực tập cũng cần phải có ảnh đại diện được đặt ở trên cùng, phía góc trái CV để nhà tuyển dụng có thể hình dung rõ hơn về bạn. Hình ảnh cho CV cần lịch sự, nghiêm túc, chất lượng tốt, không sử dụng các hình tự sướng, phản cảm, mờ nhạt,... để đưa vào CV mẫu thực tập của mình.
3. Hướng dẫn viết CV cho sinh viên thực tập “đốn tim” nhà tuyển dụng
Một mẫu CV xin việc thực tập tiếng Việt hay CV tiếng Anh cho sinh viên thực tập hiện nay hầu hết đều đã có một mẫu chung về nội dung cần có và có lẽ sẽ không ai là không đảm bảo được các thông tin mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Do đó, họ sẽ cần phải dựa vào một số yếu tố, tiêu chí khác về hình thức, các điểm nổi bật trong CV thực tập của các bạn. Vậy câu hỏi đặt ra là làm cách nào để tạo được một mẫu CV xin thực tập ấn tượng, “hớp hồn” các nhà tuyển dụng? Hãy cùng theo dõi những thông tin hướng dẫn viết CV thực tập trong phần dưới đây nhé!
3.1. Trình bày CV xin thực tập khoa học, ngắn gọn, súc tích
Có thể thấy, mỗi mùa thực tập là các doanh nghiệp, tổ chức sẽ nhận được rất nhiều đơn, CV xin thực tập từ các bạn sinh viên. Chính bởi vậy mà họ sẽ không có quá nhiều thời gian xem xét kỹ lưỡng, đọc từng mẫu CV để lựa chọn ứng viên. Do đó, hãy đảm bảo rằng CV của bạn được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, các mục được sắp xếp với bố cục khoa học, dễ nhìn, tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc.

Cụ thể cách làm CV xin thực tập chuẩn đó là phải trình bày thật gọn gàng, các mục nổi bật có thể để font chữ to hơn, in đậm, in màu nhưng cần đảm bảo sự thống nhất, tạo sự hài hòa cho mẫu CV. Bạn hãy tóm gọn các thông tin một cách ngắn gọn trong 1 mặt giấy A4 là hợp lý nhất.
3.2. Phần kinh nghiệm làm việc cần lấy các hoạt động xã hội làm điểm nhấn
Kinh nghiệm làm việc là yếu tố mà nhà tuyển dụng rất quan tâm hiện nay, do đó các bạn cũng cần đầu tư và thể hiện chi tiết về mục này. Bạn không nên bỏ trống phần này ngay cả khi mình chưa từng làm việc tại công ty nào. Nhà tuyển dụng vẫn sẽ đánh giá cao những bạn sinh viên nhiệt tình, đam mê và thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội, các dự án liên quan đến ngành học tại trường. Do đó, hãy lấy chính những hoạt động đó để làm điểm nhấn cho phần kinh nghiệm trong CV xin thực tập của mình.

Đặc biệt, nếu bạn đạt được nhiều thành tích khi tham gia các hoạt động xã hội đó thì hãy liệt kê vào CV của mình bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao về yếu tố đó, thấy được tinh thần làm việc đầy năng lượng, cống hiến hết mình trong công việc của họ.
Còn nếu như bạn đã từng có kinh nghiệm làm thêm bên ngoài thì cũng có thể nêu ngắn gọn về vị trí công việc, thời gian, kinh nghiệm có được từ công việc,...
3.3. Kỹ năng làm việc cần được nêu nổi bật
Đối với bất kỳ công việc nào cũng đều cần có kỹ năng mới có thể hoàn thành thật tốt, do đó, nhà tuyển dụng cũng đặc biệt chú ý đến các kỹ năng mà bạn có được, nhất là có liên quan đến chuyên môn công việc. Chính vì vậy mà mẫu CV xin thực tập của bạn cần đảm bảo làm nổi bật được mục này.

Ví dụ như bạn viết CV thực tập ứng tuyển vào một vị trí trong ngành nhân sự trong doanh nghiệp thì cần phải nêu bật được các kỹ năng liên quan đến quản lý, tổ chức, sắp xếp công việc, kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, hỗ trợ các bộ phận khác, kỹ năng về tin học văn phòng,...
Đây là phần mà bạn tuyệt đối không thể thiếu trong quá trình tạo CV cho sinh viên thực tập, giúp mẫu CV được chuyên nghiệp và ấn tượng hơn, đồng thời nhận được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng.
3.4. Viết đúng trọng tâm mục tiêu – định hướng nghề nghiệp
.jpg)
Bên cạnh các mục về kinh nghiệm, các kỹ năng trong CV thì nhà tuyển dụng cũng sẽ dựa vào phần mục tiêu – định hướng nghề nghiệp để lựa chọn ứng viên phù hợp. Chắc chắn một điều rằng doanh nghiệp nào cũng mong muốn các ứng viên có thái độ tích cực, nghiêm túc, đam mê và mong muốn thực sự được làm việc, học hỏi và trau dồi bản thân cũng như cống hiến cho công việc. Do đó, cách viết CV cho sinh viên thực tập chuẩn là bạn thể hiện được mình là người có ý chí phấn đấu, quyết tâm cao, đưa ra các mục tiêu cụ thể, rõ ràng thì chắc chắn sẽ tăng cơ hội được họ lựa chọn.
3.5. Một số lưu ý khác khi tạo mẫu CV cho thực tập sinh
Trong quá trình tạo CV xin thực tập, các bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây kể cả với những Bạn thực tập tại công ty nước ngoài, yêu cầu CV tiếng Anh...để có được một mẫu CV chuẩn chỉnh, hoàn hảo và thu hút nhà tuyển dụng, đó là:
- Trình bày CV sạch sẽ, không tẩy xóa, không sử dụng quá nhiều màu sắc gây rối mắt hay màu quá nổi gây khó chịu cho người đọc. Đặc biệt nếu là mẫu CV viết tay thì các bạn lưu ý chỉ sử dụng 1 màu mực, đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như tính chuyên nghiệp của CV.
- Nội dung CV cho thực tập sinh cần đúng trọng tâm, không viết lan man, dài dòng khiến nhà tuyển dụng không nắm bắt, thâu tóm được vấn đề mà họ đang quan tâm, thậm chí, sẽ không ai có hứng thú đọc một bản CV dài đến 3 – 4 trang giấy cả.

- Lỗi chính tả là điều quan trọng nhất là các bạn cần lưu ý khi viết CV xin thực tiếp, nhất là CV xin thực tập bằng tiếng Anh hay CV xin thực tập công nghệ thông tin bởi điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người làm việc không cẩn thận, không chuyên nghiệp và chắc chắn cơ hội sẽ ngay lập tức tuột khỏi tay bạn.
Hy vọng bài viết trên đây của Job3s sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu và nắm rõ được cách viết CV xin thực tập như thế nào? Bạn cũng có thể làm CV online và download mẫu CV xin thực tập trên các website tuyển dụng như Job3s để tham khảo về các mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên thực tập, CV tiếng Trung, Hàn, Nhật, mẫu CV đơn giản cho sinh viên làm thêm hay rất nhiều CV mẫu cho sinh viên thực tập khác. Chúc các bạn nhanh chóng tìm được cho mình một công việc phù hợp tốt nhất trong tương lai.