[MỚI NHẤT]: Danh sách các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng
1. Các khối thi đại học và tổ hợp môn xét tuyển đại học
Tra cứu các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng là cơ sở để bạn có thể lựa chọn ngành nghề học phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Dưới đây bảng tham khảo về các khối thi và tổ hợp môn xét tuyển tương ứng:
Tên khối thi | Tổ hợp môn xét tuyển đại học |
A00 | Toán, Hóa học, Vật lý |
A01 | Toán, Tiếng Anh, Vật lý |
A02 | Toán, Sinh học, Vật lý |
A03 | Toán, Lịch sử, Vật lý |
A04 | Toán, Địa lý, Vật lý |
A05 | Toán, Lịch sử, Hóa học |
A06 | Toán, Địa lý, Hóa học |
A07 | Toán, Địa lý, Lịch sử |
A08 | Lịch sử, Toán, Giáo dục công dân (GDCD) |
A09 | Toán, GDCD, Địa lý |
A10 | Toán, GDCD, Vật lý |
A11 | Toán, GDCD, Hóa học |
A12 | khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên(KHTN), Toán |
A14 | Toán, Địa lý, KHTN |
A15 | Toán, GDCD, KHTN |
A16 | Toán, Văn, KHTN |
A17 | Toán, Vật lý, khoa học xã hội |
A18 | Toán, Hóa học, khoa học xã hội |
B00 | Toán, Sinh học, Hóa học |
B01 | Toán, Lịch sử, Sinh học |
B02 | Toán, Địa lý, Sinh học |
B03 | Toán, Ngữ văn, Sinh học |
B04 | Toán, GDCD, Sinh học |
B05 | Toán, Khoa học xã hội, Sinh học |
B08 | Toán, Tiếng Anh, Sinh học |
C00 | Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử |
C01 | Ngữ văn, Vật lý, Toán |
C02 | Ngữ văn, Hóa học, Toán |
C03 | Ngữ văn, Lịch sử, Toán |
C04 | Ngữ văn, Địa lý, Toán |
C05 | Ngữ văn, Hóa học, Vật lý |
C06 | Ngữ văn, Sinh học, Vật lý |
C07 | Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý |
C08 | Ngữ văn, Sinh, Hóa học |
C09 | Ngữ văn, Địa lý, Vật lý |
C10 | Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học |
C12 | Ngữ văn, Lịch sử, sinh học |
C13 | Ngữ văn, Địa lý, sinh học |
C14 | Ngữ văn, GDCD, Toán |
C15 | Ngữ văn, Khoa học xã hội, Toán |
C16 | Ngữ văn, GDCD, Vật lý |
C17 | Ngữ văn, Khoa học xã hội, Toán |
C18 | Ngữ văn, GDCD, Sinh học |
C19 | Ngữ văn, GDCD, Lịch sử |
C20 | Ngữ văn, GDCD, Địa lý |
D01 | Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán |
D02 | Ngữ văn, Tiếng Nga, Toán |
D03 | Ngữ văn, Tiếng Pháp, Toán |
D04 | Ngữ văn, Tiếng Trung, Toán |
D05 | Ngữ văn, Tiếng Đức, Toán |
D06 | Ngữ văn, Tiếng Nhật, Toán |
D07 | Toán, tiếng Anh, Hóa học |
D08 | Toán, Tiếng Anh, Sinh học |
D09 | Toán, Tiếng Anh, Lịch sử |
D10 | Toán, Tiếng Anh, Địa lý |
H00 | Năng khiếu vẽ 1, Năng khiếu vẽ 2, Văn |
H01 | Ngữ văn, Năng khiếu Hình họa, Toán |
H02 | Năng khiếu Hình họa, Vẽ trang trí màu, Toán |
H03 | KHTN, Năng khiếu Hình họa, Toán |
H04 | Tiếng Anh, Năng khiếu Hình họa, toán |
H05 | Khoa học xã hội, Năng khiếu Hình họa, Ngữ Văn |
H06 | Tiếng Anh, Năng khiếu Hình họa, Văn |
H07 | Năng khiếu Hình họa, Vẽ Trang trí, Toán |
H08 | Lịch sử, Vẽ mỹ thuật, Văn |
V00 | Vật lý, Toán, Vẽ mỹ thuật |
V01 | Ngữ văn, Vẽ Mỹ thuật, Toán |
V02 | Tiếng Anh, Vẽ Mỹ thuật, Toán |
V03 | Hóa học, Vẽ Mỹ thuật, Toán |
V05 | Vật lý, Vẽ Mỹ thuật, Văn |
V06 | Vẽ Mỹ thuật, Toán, Địa lý |
V07 | Vẽ Mỹ thuật, Toán, Tiếng Đức |
V08 | Vẽ Mỹ thuật, Tiếng Nga, Toán |
V09 | Vẽ Mỹ thuật, Toán, Tiếng Nhật |
V10 | Vẽ Mỹ thuật, Toán, Tiếng Pháp |
V11 | Vẽ Mỹ thuật, Toán, Tiếng Trung |
R00 | Lịch sử, Năng khiếu nghệ thuật, văn |
R01 | Địa lý, Năng khiếu nghệ thuật, văn |
R02 | Toán, Năng khiếu nghệ thuật, văn |
R03 | Tiếng Anh, Năng khiếu nghệ thuật, văn |
R04 | Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu văn hóa nghệ thuật, văn |
M00 | Toán, Văn, Đọc diễn cảm, Hát |
M01 | Lịch sử, Năng khiếu GDMN, văn |
M02 | Năng khiếu GDMN 1, Năng khiếu GDMN 2, toán |
M03 | Năng khiếu GDMN 1, Năng khiếu GDMN 2, văn |
M04 | KHTN, Năng khiếu GDMN, Toán |
N00 | Ngữ văn, Năng khiếu âm nhạc 1, Năng khiếu âm nhạc 2 |
N01 | Ngữ văn, Biểu diễn nghệ thuật, hát xướng âm |
N02 | Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ, Văn, Ký xướng âm |
N03 | Ghi âm - Xướng âm, Ngữ văn, chuyên môn |
N04 | Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu |
N05 | Xây dựng kịch bản kiện, Văn, Năng khiếu |
N09 | Hòa thanh, Ngữ văn, Chỉ huy tại chỗ |
T00 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Toán, Sinh học |
T01 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Toán, Ngữ văn |
T02 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Ngữ văn, Sinh học |
T03 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Địa lý, Ngữ văn |
T04 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Vật lý, Toán |
T05 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Ngữ văn, GDCD |
T06 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Toán, Địa lý |
T07 | Năng khiếu Thể dục thể thao, Ngữ văn, Địa lý |
TT08 | GDCD, Toán, Năng khiếu Thể dục thể thao |
2. Các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng
Khi đăng ký xét tuyển đại học, việc biết rõ các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn nhất cho ngành học của mình.
2.1. Các khối thi THPT và ngành nghề tương ứng
Tham khảo ngay các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng được các trường đại học tuyển sinh trên toàn quốc hiện nay:
-
Khối A và A1 bao gồm các ngành như: Cơ khí, Kỹ thuật phần mềm, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, Kế toán, kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, luật kinh tế…
-
Khối B gồm có các ngành học như: Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý đất đai, Khí tượng và Khí hậu học, Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước, Công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng…
-
Khối C: Sư phạm, luật, triết học, báo chí, khoa học xã hội và nhân văn, chính trị học, tâm lý học, công an, quân đội…
-
Khối D: Quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, công an, quân đội, tài chính ngân hàng, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc…
Xem thêm: Ngành Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Và Mức Lương Khởi Điểm

2.2. Khối thi năng khiếu và những ngành nghề tương ứng
Để tra cứu các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng với khối thi năng khiếu, bạn có thể tham khảo các thông tin chi tiết các ngành học dưới đây:
-
Khối N: Thanh nhạc, piano, sư phạm âm nhạc, biểu diễn nhạc cụ phương tây, đạo diễn, nhiếp ảnh, diễn viên.
-
Khối H bao gồm các ngành: Thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, sư phạm mỹ thuật, điêu khắc, thiết kế công nghiệp, kiến trúc, hội họa, công nghệ điện ảnh - truyền hình…
-
Khối M: Giáo viên thanh nhạc, giáo viên mầm non, các ngành truyền hình, điện ảnh truyền hình…
-
Khối T: Quản lý thể dục thể thao, giáo dục thể chất, giáo dục Quốc phòng - An ninh, huấn luyện viên thể thao.
-
Khối V: Thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa ,kiến trúc cảnh quan, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, kiến trúc...
-
Khối S và R: Biểu diễn âm nhạc, tổ chức hoạt động văn hóa Nghệ thuật, truyền thông văn hóa, nghệ thuật nhiếp ảnh, diễn kịch, sân khấu...
Xem thêm: Học Marketing Ra Làm Gì? TOP Những Ngành Nghề Hot Nhất
3. Các hình thức tuyển sinh đại học phổ biến hiện nay
Tìm kiếm thông tin liên quan đến các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng, thí sinh có cơ hội đánh giá năng lực của mình và lựa chọn phương án tuyển sinh phù hợp. Dưới đây là ba hình thức tuyển sinh đại học phổ biến.
3.1. Tuyển sinh bằng kết quả thi THPT quốc gia
Xét tuyển Đại học từ kết quả thi THPT quốc gia là phương thức tuyển sinh phổ biến nhất. Thí sinh được xét tuyển dựa trên điểm số thi THPT và các điểm ưu tiên (nếu có). Công thức tính điểm xét tuyển thường phụ thuộc vào tổ hợp môn và quy định của từng trường, có thể áp dụng hệ số cho một số môn thi nhất định.

3.2. Thi đánh giá năng lực
Thi đánh giá năng lực là kỳ thi do các trường tổ chức để đánh giá toàn diện khả năng của thí sinh. Nội dung bài thi thường bao gồm các môn học như toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý và ngoại ngữ (thường là tiếng Anh). Kỳ thi này đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thí sinh. Vì vậy, các thí sinh cần biết được các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng để lên kế hoạch học tập hợp lý.
3.3. Xét tuyển học bạ
Xét tuyển học bạ sử dụng kết quả điểm tích lũy trong ba năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 để xét tuyển. Các trường Đại học áp dụng phương thức này thường dùng tổ hợp môn tương tự như tổ hợp môn xét tuyển thi THPT quốc gia. Mỗi trường có điều kiện và mốc thời gian xét tuyển riêng.

4. Kinh nghiệm chọn các khối thi Đại học, Cao đẳng
Bỏ túi ngay những kinh nghiệm chọn các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng dưới đây để có thể đạt được kết quả như mong muốn.
4.1. Xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp
Đầu tiên, thí sinh cần xác định được các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng. Sau đó sẽ xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Hãy tự đặt ra câu hỏi: Bản thân muốn làm công việc gì trong tương lai và ngành nghề nào sẽ phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn hướng đến tổ hợp môn phù hợp và định hình chiến lược học tập.

4.2. Xem xét năng lực học của bản thân
Sau khi đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần tự đánh giá năng lực học của bản thân. Hãy xem xét các môn học mà bạn đã học và đạt được điểm số cao nhất. Cân nhắc khả năng trong các lĩnh vực như toán học, văn học, khoa học tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, và công nghệ thông tin. Điều này sẽ giúp bạn chọn được khối thi phù hợp và có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
4.3. Nghiên cứu chính sách tuyển sinh của các trường
Cuối cùng, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về chính sách tuyển sinh của các trường đại học mà bạn quan tâm. Xem xét các yêu cầu về tổ hợp môn và điểm số để đảm bảo rằng bạn đáp ứng được các tiêu chuẩn tuyển sinh. Đặc biệt chú ý đến các yêu cầu đặc biệt của các ngành mà bạn muốn theo học để có kế hoạch chuẩn bị hợp lý.

Nắm rõ thông tin về các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng sẽ là tiền đề giúp bạn xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Điều này còn giúp bạn có thể định hướng về nghề nghiệp phù hợp với bản thân.