Bạn là ?
Nhằm đảm bảo cho người lao động có một mức hỗ trợ tài chính trong trường hợp người lao động bị mất việc làm đột ngột, hỗ trợ giúp họ ổn định hơn trong cuộc sống và tìm kiếm các cơ hội việc làm mới, Nhà nước đã đưa ra các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp. Trước khi đi tìm hiểu về cách tính bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp cần nắm được khái niệm của loại bảo hiểm này.
Căn cứ theo điều 4 Khoản 3 Luật Việc Làm năm 2013 quy định khái niệm bảo hiểm thất nghiệp như sau:
"Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp".
Theo đó, Bảo hiểm thất nghiệp chính là một chính sách hỗ trợ tài chính cho những người bị thất nghiệp bởi một số lý do không phải do họ gây ra như cắt giảm nhân sự, hợp đồng lao động không được gia hạn, giải thể công ty hay các tình huống tương tự khác.
Bảo hiểm thất nghiệp cung cấp cho người lao động các chế độ như:
Trợ cấp thất nghiệp.
Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
Hỗ trợ Học nghề.
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Trong trường hợp người lao động rơi vào trạng thái thất nghiệp, không có việc làm thì số tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp chính là nguồn hỗ trợ tài chính đáng kể giúp họ có thể vượt qua được thời gian thất nghiệp. Khi đó, cách tính bảo hiểm thất nghiệp chính xác nhất là những gì mà người lao động cần quan tâm.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp là một phương pháp tính toán mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Để nắm bắt về cách tính bảo hiểm thất nghiệp chính xác nhất, hãy tham khảo chi tiết dưới đây:
Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp chuẩn nhất được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%.
Trong đó:
Ngoài ra:
Đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng năm 2023 mới nhất.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở năm 2023 mới nhất, theo đó từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở mới tăng từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu.
Ví dụ 1:
Chị Ngọc là một nhân viên làm trong nhà nước. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã đủ 12 tháng với mức lương trung bình 6 tháng liền kề gần nhất là 15 triệu đồng/tháng.
Khi đó, nếu trường hợp chị Ngọc đột ngột nghỉ làm thì sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp với mức như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa = Lương cơ sở * 5 = 1,49 * 5 = 7,45 triệu đồng/tháng
Trợ cấp thất nghiệp theo công thức = 13 * 60% = 7,8 triệu đồng/tháng
Vì không thể vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa nên chị Ngọc được hưởng 7,45 triệu đồng/tháng trong thời hạn 3 tháng.
Lưu ý: Thực hiện cách tính bảo hiểm thất nghiệp là biện pháp giúp người lao động vượt qua được giai đoạn khó khăn khi không có việc làm. Trong trường hợp người lao động chưa hưởng hết các trợ cấp thất nghiệp theo quy định nhưng người lao động đã tìm được việc làm thì sẽ chấm dứt quá trình hưởng bảo hiểm hiểm thất``` nghiệp. Số tháng chưa đủ năm sẽ được tính cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của lần sau.
Hiện nay, các công cụ là cách tính bảo hiểm thất nghiệp tiện lợi nhất mang theo nhiều tính năng hữu ích đã được đa số người lao động và cơ quan quản lý sử dụng. Các công cụ này giải quyết các vấn đề về việc tính toán bảo hiểm thất nghiệp một cách nhanh chóng, tiện ích và chính xác. Điều mà việc tính toán bằng tay khó có thể làm được.
Một trong các công cụ tính bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp chính xác nhất 2023 của Job3s. Với công cụ này bạn có thể thực hiện tính toán bảo hiểm thất nghiệp của mình hoặc cho người lao động một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác.
Quy trình thực hiện cách tính bảo hiểm thất nghiệp bằng công cụ hiệu quả nhất như sau:
Bước 1: Truy cập vào công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Link công cụ: https://job3s.com.vn/cach-tinh-bao-hiem-that-nghiep
Bước 2: Nhập hoặc lựa chọn các thông tin cần thiết vào các ô trống tương ứng với từng mục để tính bảo hiểm thất nghiệp.
Lương đóng bảo hiểm không thay đổi trong 6 tháng.
Lương đóng bảo hiểm thay đổi trong 6 tháng.
Đối với doanh nghiệp nhà nước: Chọn Vùng 1 (Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất ban hành từ ngày 1/1/2020).
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chọn vùng 1, vùng 2, vùng 3 hoặc vùng 4 (Vùng áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động đang sinh sống). Nếu trường hợp bạn không xác định được Vùng của mình, hãy click vào " Giải thích" để được giải thích rõ ràng và chi tiết nhất.
Bước 3: Nhấn vào " Tính bảo hiểm". Công cụ sẽ tự động tính kết quả và trả kết quả khi thực hiện cách tính bảo hiểm thất nghiệp một cách chính xác nhất.
Sau khi thực hiện cách tính bảo hiểm thất nghiệp và nắm được mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng cần tìm hiểu thêm một số thông tin quan trọng dưới đây.
Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ phụ thuộc vào tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được hưởng, chi tiết như sau:
"Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng".
Theo quy định trên thì số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là:
Thời gian đóng BHTN chưa hưởng | Số tháng hưởng BHTN |
Dưới 12 tháng | Không được hưởng |
Từ 12 đến 36 tháng | Được hưởng 3 tháng BHTN |
Trên 36 tháng | Tính theo công thức: "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng"/12 (Số tháng làm tròn xuống và tối đa là 12 tháng) |
Từ đủ 154 tháng - dưới 166 tháng | 12 tháng |
Từ 166 tháng trở lên | 12 tháng |
Ví dụ:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng = 15 tháng => 12<15<36 => Số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 3 tháng.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng = 59 tháng => Số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp = 59/12=4,9 => Làm tròn còn 4 tháng.
Ví dụ: Chi Mai Linh là một nhân viên làm việc trong doanh nghiệp tư nhân và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 18 tháng trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
Khi đó, thời gian chị Mai Linh được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp = 3 tháng (vì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng của chị đang trong khoảng từ 12 - 36 tháng)
Ngoài ra, thời điểm để được hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16 kể từ khi nộp đủ hồ sơ để xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với các khoản hỗ trợ khác thì sẽ được tính cụ thể như sau:
Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm mới nếu như có nhu cầu: Miễn phí.
Hỗ trợ học nghề: Thời gian hỗ trợ học nghề sẽ không quá 6 tháng, mức phí tối đa được hỗ trợ là 1 triệu đồng/tháng/người.
Sau khi đã nắm được cách tính bảo hiểm thất nghiệp, bạn cần xác định được mình có thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không. Theo đó, đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được xác định trên cơ sở khả năng đóng góp của các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và khả năng để chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Không phải mọi người thất nghiệp đều là đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bởi tính chất của bảo hiểm thất nghiệp là giúp đỡ những người mất việc làm nhưng kết hợp hài hòa với điều kiện kinh tế của người lao động đó nhằm đảm bảo sự an toàn và sử dụng tối ưu quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay, theo chính sách của pháp luật Việt Nam quy định thì những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm từ 12 tháng trở lên và có đủ thời hạn để tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp trước khi hưởng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp.
Các đối tượng trong diện được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm:
Người lao động có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Người lao động có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Người lao động có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Nếu trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động hoặc hợp đồng việc làm đầu tiền phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, theo Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định thêm về đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“- Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này”.
Lưu ý: Chế độ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không áp dụng đối với những đối tượng được tuyển dụng theo hình thức biên chế nhà nước và vào làm việc trong cơ quan nhà nước.
Căn cứ theo Điều 57 Luật Việc làm 2013 thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
“- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách Trung ương bảo đảm”.
Để được hưởng các chế độ trợ cấp về bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc đột ngột nhằm giảm một phần nỗi lo về tài chính trong thời gian bị thất nghiệp, người lao động cần đủ các các điều kiện như sau:
Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ:
12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm cả hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.
12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Đã đăng ký bị thất nghiệp và nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tạo Trung tâm dịch vụ việc làm.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Hình thức này không bao gồm các trường hợp:
Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chết.
Sau khi thực hiện cách tính bảo hiểm thất nghiệp và nắm được mức hưởng trợ cấp, người lao động cũng cần tìm hiểu về quy trình, thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp.
Hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”
3. Sổ bảo hiểm xã hội.”
Quy trình, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Khi đăng ký hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội cần thực hiện đầy đủ các bước dưới đây:
Bước 1: Người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc chuẩn bị bộ hồ sơ nộp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tại địa phương.
Bước 2: Chờ Trung tâm Giới thiệu việc làm giải quyết hồ sơ. Thời hạn sẽ bao gồm:
15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Trung tâm Giới thiệu việc làm sẽ thực hiện giải quyết hồ sơ nếu người lao động chưa có việc làm.
20 ngày làm việc, Trung tâm Giới thiệu việc làm ra quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đã trả cho người lao động.
Nếu hồ sơ không được phê duyệt thì Trung tâm Giới thiệu việc làm sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do đi kèm.
Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm duyệt hồ sơ chi trả bảo hiểm thất nghiệp, người lao động sẽ nhận được khoản trợ cấp tháng đầu kèm theo thẻ Bảo hiểm y tế.
Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện tri trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 tháng tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đó.
Lưu ý: Hàng tháng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về tình trạng tìm việc. Nếu người lao động không thực hiện thông báo thì sẽ bị cắt trợ cấp hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho tháng đó.
Việc hiểu được cách tính bảo hiểm thất nghiệp là điều cần thiết để hỗ trợ cả cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Bằng cách nắm vững cách tính bảo hiểm thất nghiệp, có thể đảm bảo người lao động có chi phí duy trì để vượt qua thời gian không có việc làm.
Mẫu CV hot theo ngành nghề