Bạn là ?
Coder là một thuật ngữ thường dùng để gọi những người làm công tác lập trình công nghệ thông tin. Những người này sẽ chủ yếu viết ra các chương trình, ứng dụng hoặc các website trên những nền tảng công nghệ khác nhau.
Tuy nhiên, để trở thành người làm Coder không hề đơn giản. Các ứng viên cần phải trải qua một quá trình rèn luyện rất gắt gao và tự mình cập nhật các kiến thức mới nhất của ngành lập trình thì mới có thể trở thành một Coder chuyên nghiệp.
Công việc cụ thể của một Coder là gì? Dưới đây là những đầu việc mà một Coder cần phải làm:
Phát triển và triển khai các chương trình, ứng dụng hay phần mềm trên nhiều nền tảng khác nhau.
Phát triển các hệ thống thông tin mới.
Phụ trách thiết kế, xây dựng và chạy thử nghiệm chương trình và triển khai hệ thống máy tính tự động.
Đảm bảo hiệu suất tối ưu cho các chương trình hiện có.
Khi triển khai một chương trình, Coder cần phải kiểm tra hiệu quả hoạt động để có thể sửa đổi trình tự hoặc mã chương trình một cách phù hợp nhất.
Thiết kế sơ đồ kỹ thuật giúp cho hoạt động mã hoá có thể được triển khai một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nghiên cứu và phát triển các tính năng mới để nâng cấp chương trình và ứng dụng hiện tại.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về nghề Coder là gì, từ đó thấy được triển vọng của công việc lập trình viên hiện nay rất sáng. Cùng với xu thế thay đổi của cách mạng công nghệ 4.0, triển vọng nghề nghiệp của nhân viên Coder hiện nay chỉ xếp sau các chuyên gia về khoa học dữ liệu.
Hiện nay, mức lương của các vị trí trong ngành công nghệ thông tin nói chung và nghề Coder nói riêng được đánh giá rất cao. Trung bình những coder Việt Nam mới vào nghề cũng đã có được mức thu nhập lên đến 1.000 USD. Và theo dự báo của nhiều chuyên gia về thị trường lao động, Việt Nam sẽ còn thiếu hơn 1 triệu nhân lực trong ngành nghề này.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong 10 năm tới, Coder tại các doanh nghiệp hiện nay đã trở thành vị trí không thể thiếu được. Bắt đầu đi lên từ những lập trình web đơn giản, các nhân viên sẽ được thử thách qua nhiều dự án khác nhau nhằm nâng cao kinh nghiệm làm việc của bản thân. Từ đó, Coder có thể nhận được mức thu nhập hấp dẫn tuỳ vào kinh nghiệm của bản thân. Chính vì thế mà nghề Coder chính là sự lựa chọn rất đáng để thử thách bản thân đối với những ứng viên muốn làm nhân viên IT.
Nếu bạn đang muốn theo học nghề Coder nhưng không biết nên học ngành gì thì những chia sẻ dưới đây chính là câu trả lời cho bạn:
Ngành học này liên quan đến các kiến thức về toán học, khoa học và máy tính chuyên sâu. Một số môn bạn sẽ được học trong ngành này là: Trí tuệ nhân tạo (AI), cấu trúc dữ liệu máy tính, xử lý dữ liệu,...
Hiện nay, khoa học máy tính được đánh giá là ngành học rất thích hợp để bạn theo đuổi nghề Coder, đặc biệt là những ai thích tìm tòi, nghiên cứu và phân tích.
Ngành học đem đến nhiều kiến thức liên quan đến thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá thông tin, thiết kế hệ thống, quản trị dữ liệu, vận hành và phân phối thông tin cho người đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo học ngành này, bạn sẽ được học về Java, PHP, C#, SQL,... Ngành hệ thống thông tin không đi sâu vào lập trình phần mềm. Do đó, để trở thành Coder chuyên nghiệp, bạn nên trau dồi thêm kiến thức cho bản thân thông qua các khóa học online hoặc trung tâm dạy lập trình.
Ngành công nghệ phần mềm là phần học chuyên sâu về công việc của một lập trình viên. Sau khi theo học ngành này, bạn sẽ có thêm các kiến thức về quy trình xây dựng và phát triển phần mềm, các nền tảng công nghệ và công cụ được ứng dụng, kiến thức về thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, lập trình, thiết kế phần mềm, vận hành và bảo trì phần mềm sau khi ra phần mềm,...
Các kiến thức của ngành học kỹ thuật máy tính xoay quanh phần cứng và phần mềm của máy tính. Khi theo học bạn sẽ được học thêm kiến thức liên quan đến ngôn ngữ lập trình Java, PHP,... Thông qua các kiến thức học được để phát triển phần cứng máy tính chứ không chuyên sâu vào phần mềm.
Tuy nhiên, để có thể trở thành một Coder, bạn cần học thêm một số kiến thức chuyên sâu hơn liên quan đến lập trình.
Để có thể trở thành một Coder thành công, bạn cần phải thành thục rất nhiều kỹ năng quan trọng, từ kỹ năng chuyên môn đến các kỹ năng mềm cần thiết. Trong đó, bạn cần rèn luyện những kiến thức sau: Kiến thức về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng tự học.
Các nhân viên Coder chuyên nghiệp sẽ cần phải nắm chắc về kiến thức chuyên môn. Trong số đó, bạn cần phải nắm rõ những nội dung sau:
Mảng mobile: Lập trình viên cần phải thiết kế những phần mềm dành cho 2 hệ điều hành chính gồm Android, IOS. Do đó, các ứng viên cần phải nắm chắc kiến thức về ngôn ngữ program như: Java, Swift, Objective-C,... để ứng dụng thành công vào công việc.
Mảng Embedded: Đây được hiểu là dạng lập trình nhúng. Các Coder sẽ cần phải viết mã lệnh cho các thiết bị điện tử gia dụng như: Điều hoà, tủ lạnh, tivi,... Mảng kiến thức này khá khó để theo đuổi nên ứng viên sẽ cần phải trau dồi thêm những kiến thức về ngôn ngữ C, C++,... Nhưng đây là lĩnh vực được doanh nghiệp trả lương rất cao.
Mảng web: Bạn cần phải rất giỏi những kiến thức về web khác nhau như: HTML, Javascript,...
Khả năng ngoại ngữ của một Coder là điều cần thiết. Lý do rất đơn giản đó là với tất cả các phần mềm, ứng dụng công nghệ hiện nay đều đã dùng tiếng Anh để vận hành. Do đó, khả năng ngoại ngữ và nhất là tiếng Anh sẽ là một thứ tiếng mà bất cứ ứng viên Coder đều phải thành thạo.
Tuy vậy, các ứng viên không cần phải có trình độ tiếng Anh quá cao. Bạn chỉ cần đủ để đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành nhằm đáp ứng cho công việc của bản thân.
Kỹ năng mềm là điều mà không chỉ riêng các Coder cần phải học mà tất cả ứng viên của mọi ngành nghề khác nhau đều cần phải có. Trong đó, kỹ năng mà các nhân viên Coder cần có nhất là kỹ năng giao tiếp, khả năng trình bày ý tưởng một cách dễ hiểu nhằm giúp cho công việc được suôn sẻ hơn.
Ngoài kỹ năng giao tiếp, các ứng viên còn cần phải chịu khó học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm đi trước. Đối với các nhà tuyển dụng Coder sẽ chỉ chấp nhận những người có tinh thần chịu khó học hỏi chứ đôi khi không phải là người có chuyên môn cao.
Bên cạnh những kiến thức đã được học tại trường, một Coder chuyên nghiệp phải là những người tự mình cập nhật những kiến thức công nghệ mới. Các kiến thức tại trường đại học chỉ là những nền tảng. Vì vậy, nếu như bạn có thể tự mình cập nhật những kiến thức mới để giúp sản phẩm của mình trở nên sáng tạo thì mới có thể tiến xa hơn trong ngành này.
Trên đây là những nội dung về Coder mà job3s muốn chia sẻ với người đọc. Hy vọng qua đó, bạn đã thực sự hiểu rõ Coder là gì cũng như những kiến thức, kỹ năng quan trọng của người làm Coder cần phải có. Chúc các bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển khi lựa chọn ngành nghề này.
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong nghành IT
IT Helpdesk là gì | Devops là gì | Front End là gì | Software Engineer là gì |
Backend là gì | IT là gì | Coder là gì | Developer là gì |
IT là gì | Data analyst intern là gì | Full stack developer là gì |
Mẫu CV hot theo ngành nghề