Hướng dẫn tạo CV Freelancer chuyên nghiệp hạ gục nhà tuyển dụng
1. Freelancer làm gì? Nên tìm việc làm Freelancer ở đâu?
Một số nghề Freelancer hot nhất hiện nay phải kể đến đó là:
-
Freelancer Marketing: Đây là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn dành cho những ai muốn đưa ra các sáng kiến và thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị nhằm thúc đẩy việc mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ cho các công ty.
-
Freelancer dịch thuật: Đối với những người thông thạo 2 ngôn ngữ trở lên và yêu thích công việc tự do thì Freelancer dịch thuật là một lựa chọn nghề nghiệp thích hợp. Để trở thành một dịch thuật viên chuyên nghiệp thì ngoài khả năng ngoại ngữ, bạn còn phải là người viết tốt và dịch chính xác.
-
Freelancer thiết kế: Có thể làm trong ngành thiết kế công nghiệp (Industrial Design) hoặc truyền thông thị giác (Visual Communication). Freelance Designers sáng tạo đồ hoạ để minh hoạ sản phẩm hoặc thương hiệu, xây dựng các website, ứng dụng hoặc thiết kế nội thất, quần áo và phụ kiện cho ngành công nghiệp thời trang.

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều nền tảng tuyển dụng từ website đến ứng dụng cho phép doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng và tìm kiếm Freelancers. Ngược lại, Freelancers cũng có thể để lại hồ sơ xin việc Freelancer của mình trên các nền tảng này và kết nối với những khách hàng tiềm năng.
Một trong những nền tảng hỗ trợ tìm việc Freelance đang được rất nhiều doanh nghiệp và ứng viên tin tưởng là job3s.com.vn, nổi bật với nhiều tính năng ưu việt giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên hay ứng viên xin việc nhanh chóng, dễ dàng. Tại đây, đa dạng các mẫu CV với nhiều phong cách khác nhau như hiện đại, sáng tạo, cổ điển,.... để bạn lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
2. Tầm quan trọng của CV Freelancer
Đối với Freelancer khi xin việc thì cũng cần phải chuẩn bị một CV thật ấn tượng phù hợp với kỹ năng riêng của mình như dịch thuật, viết lách, thiết kế đồ hoạ, làm video, thiết kế website, lập trình, quản lý fanpage,...
CV xin việc là một bản tóm tắt thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng,... của ứng viên. CV chính là cầu nối giữa các ứng viên và nhà tuyển dụng, họ sẽ đánh giá năng lực làm việc của bạn thông qua CV và quyết định xem có chọn bạn hay không.
CV xin việc cũng là công cụ truyền bá và PR bản thân ứng viên, có thể xem nó là vũ khí lợi hại để bạn vượt qua những ứng viên khác. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội phỏng vấn cao hơn và có thể có công việc Freelancer như ý muốn của mình.

3. Hướng dẫn viết CV Freelancer chuyên nghiệp
Dưới đây là hướng dẫn cách viết một CV Freelancer chuyên nghiệp, ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng:
3.1. Đảm bảo đầy đủ bố cục truyền thống
Khi tạo CV Freelancer, hãy đảm bảo bạn cung cấp đầy đủ thông tin cho các mục dưới đây:
Thông tin liên hệ và tiêu đề
Thông tin liên hệ của bạn nên bao gồm: Họ và tên, số điện thoại, email, địa chỉ đang sinh sống và một địa chỉ mạng xã hội cá nhân thể hiện con người chuyên nghiệp và các thành tựu của bạn (Facebook, Linkedin,...)
Ví dụ tiêu đề và thông tin đạt chuẩn:
Nguyễn Hoàng Anh
Content Marketing Freelancer
0873492078
Hà Nội, Việt Nam
Linkedin.com/in/nguyenhoanganh
Đưa ảnh bản thân vào CV Freelancer
Đưa ảnh vào trong CV Freelancer của bạn là một cách sáng tạo để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo đó là bức ảnh thể hiện sự chỉn chu cũng như phong thái chuyên nghiệp của bản thân. Khuyến khích nên lựa chọn ảnh chân dung có bố cục hài hoà.

Kinh nghiệm làm việc trong CV Freelancer
Khi tạo CV Freelancer, các ứng viên có thể bắt đầu với việc làm hiện tại rồi đến những vị trí trước đó. Hãy trình bày kinh nghiệm chuyên môn làm việc trong CV Freelancer của mình một cách thông minh để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có năng lực như thế nào. Bạn có thể sử dụng những công cụ đầu dòng để liệt kê một vài hoạt động của các bạn tại các vị trí đã và đang làm việc, kèm theo số liệu thực tế để chứng minh giá trị bản thân.
Ví dụ:
Freelance Thiết kế
Công ty TNHH Truyền thông Sunny
Tháng 3/2023 - 11/2023
Thực hiện thiết kế ấn phẩm theo yêu cầu
Tư vấn định hướng thiết kế cho khách hàng
Xây dựng concept cho sản phẩm (bao gồm concept sản phẩm, concept quảng cáo)
Trình độ giáo dục trong CV Freelancer
Một Freelancer càng có nền tảng giáo dục tốt càng giúp bạn có nhiều cơ hội phỏng vấn hơn so với các ứng viên khác. Bạn cần phải liệt kê trình độ học vấn một cách chính xác gồm: Tên bằng cấp, tên trường học và năm hoàn thành. Nếu bạn có bằng Thạc sĩ, bạn có thể bỏ qua bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ví dụ:
Thạc sĩ Ngành Digital Marketing
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Tháng 10/2021
Cử nhân Ngành Digital Marketing
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Tháng 6/2019
Các kỹ năng cần có
Trong CV Freelancer nên có kỹ năng cứng (khả năng cụ thể dành riêng cho công việc, có thể học được thông qua giáo dục hoặc nhiều năm thực hành) và kỹ năng mềm (đặc điểm thể hiện tính cách của bạn, cách bạn tương tác với mọi người trong môi trường xã hội).
Kỹ năng cứng:
-
Sử dụng được các phần mềm thiết kế: Photoshop, AI,...
-
Có kiến thức về hội hoạ
-
Kiến thức về vận hành nền tảng mạng xã hội
-
Tư duy xử lý dữ liệu
-
Sử dụng thành thạo máy tính
-
Ngoại ngữ (Tiếng Anh,...)
Kỹ năng mềm:
-
Tư duy phản biện
-
Khả năng làm việc nhóm
-
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
-
Kỹ năng giao tiếp
-
Xử lý vấn đề
-
Quản lý thời gian
Tóm tắt chuyên môn trong CV Freelancer
Phần tóm tắt chuyên môn trong CV Freelancer như một câu chuyện về chuyên môn và tính cách của bạn. Đảm bảo sử dụng ngôn ngữ tràn đầy năng lượng và nên đưa ra cả những mục tiêu cụ thể của bản thân nếu đã có định hướng rõ ràng.
Ví dụ:
Freelancer thiết kế và sáng tạo Video với 4 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế các sản phẩm cho nhiều nhãn hàng và chiến dịch với quy mô từ nhỏ đến lớn. Có khả năng sử dụng thành thạo AI và Adobe Premiere. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, nhiệt tình, có trách nhiệm. Có dự định phát triển sâu hơn và nâng cao kỹ năng thiết kế của bản thân trong vòng 5 năm tới.
.jpg)
Các phần thông tin bổ sung cho CV Freelancer
Kỹ năng tin học: Đặc thù các công việc Freelancer là làm việc online nên kỹ năng tin học là một mục quan trọng trong bất kỳ CV nào.
-
Chứng chỉ tin học MOS
-
Chứng chỉ tin học IC3
Ngôn ngữ: Đối với bất kỳ ngành nghề nào, khả năng ngoại ngữ tốt luôn là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Do đó, bạn đừng quên thêm vào CV Freelancer để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng:
-
Chứng chỉ tiếng Anh IELTS 7.0
-
Chứng chỉ HSK 5 tiếng Trung,...
Các dự án đã tham gia: Một trong những yếu tố để nhà tuyển dụng có thể xem xét thái độ cũng như hành động của ứng viên trong môi trường công việc là qua các dự án đã tham gia. Vì vậy, bạn hãy liệt kê các dự án nổi bật (tình nguyện, phi chính phủ,...) mà bạn đã tham gia và cống hiến. Đây chắc chắn là những điểm cộng vô cùng lớn thể hiện tính năng động của bạn.
3.2. Các tips hay khi tạo CV Freelancer
-
Đặt tiêu đề cho CV ấn tượng: Tiêu đề CV là một câu tóm tắt về bạn và công việc bạn làm, đặt trên đầu CV Freelancer. Tiêu đề CV càng bao quát và độc đáo thì nhà tuyển dụng sẽ càng tò mò và muốn tìm hiểu thêm về hồ sơ xin việc Freelance của bạn.
-
Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân: Việc cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân trong hồ sơ xin việc freelancer giúp nhà tuyển dụng biết rõ được bạn là ai. Điều này cũng sẽ giúp khách hàng biết cách liên lạc với bạn nhanh chóng nhất sau khi xem hồ sơ và muốn hợp tác với bạn.
-
Làm nổi bật chuyên môn: Hãy đầu tư thời gian vào các mục như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thành tựu, chứng chỉ. Theo đó là đính kèm các mẫu sản phẩm và dự án cá nhân cũng là một cách để bạn xây dựng và quảng bá thương hiệu. Ví dụ: Khi viết CV Freelancer dịch thuật, hãy viết CV song ngữ. Hay khi viết CV Freelancer thiết kế, hãy đính kèm link một sản phẩm mà bạn cảm thấy tâm đắc nhất.
-
Điều chỉnh CV Freelancer theo vị trí ứng tuyển: Nếu bạn đang muốn ứng tuyển cho một vị trí Freelance, hãy nghiên cứu kỹ thông tin tuyển dụng, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay dự án mà bạn mong muốn hợp tác cùng. Từ đó, điều chỉnh CV Freelancer theo vị trí ứng tuyển.
-
Thể hiện dấu ấn cá nhân: CV Freelancer cần được xây dựng đúng chuẩn và chuyên nghiệp, đồng thời cũng là công cụ để bạn thể hiện sự vượt trội và khác biệt của bạn. Việc sử dụng các template quá phổ biến sẽ khiến người duyệt CV cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, hãy biết cách sáng tạo trong ngôn từ và thiết kế, qua đó thể hiện dấu ấn cá nhân.
-
Đính kèm file quan trọng (Cover Letter, Portfolio, bản PDF các chứng chỉ).
3.3. Tạo CV Freelancer ở đâu?
Job3s là website tìm mẫu CV và tạo CV online miễn phí. Trang web này đóng vai trò là một trang tuyển dụng, giúp người dùng tìm việc làm và nộp đơn trực tuyến cho các đơn vị tuyển dụng uy tín. Các ưu điểm vượt trội phải kể đến như:
-
Hỗ trợ tạo CV Freelance online hoàn toàn miễn phí.
-
Tuỳ chỉnh thiết kế CV bằng thao tác kéo - thả đơn giản.
-
Nguồn tài nguyên phong phú, từ hình ảnh, đồ họa chuyển động đến tác phẩm nhiếp ảnh, thiết kế nội thất,...

4. Những lưu ý khi viết CV Freelancer
-
Cần tạo CV Freelancer đầy đủ về nội dung, rõ ràng và hình thức hấp dẫn, khoa học, bắt mắt,... Các nội dung trong CV cần viết trung thực và chính xác, chú trọng vào phần kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến Freelancer để nhà tuyển dụng hứng thú với bạn.
-
Không nên sử dụng quá nhiều font chữ trong một CV xin việc. Nếu bạn để CV Freelancer quá loè loẹt, nhiều màu sắc và font chữ khác nhau sẽ làm rối mắt nhà tuyển dụng. Bạn chỉ nên dùng tối thiểu 2 font chữ trong CV Freelancer xin việc của mình và dùng font chữ cơ bản như Times New Roman, Arial,...
-
Nếu bạn có các sản phẩm cá nhân liên quan đến Freelancer như: Edit Video, Sản phẩm đồ hoạ, bài viết blog,... thì có thể dẫn link vào CV của mình. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các sản phẩm mà mình đã thực hiện đẹp mắt và có nội dung hấp dẫn.
-
CV Freelancer nên ngắn gọn, súc tích và độ dài của CV không nên quá 2 trang. Thông thường nhà tuyển dụng chỉ lướt qua CV và nếu bạn viết dài dòng thì nhà tuyển dụng sẽ không đọc hết CV đó và bạn có thể mất cơ hội phỏng vấn.
5. Một số mẫu CV Freelancer tham khảo
Dưới đây là một số mẫu CV Freelancer tiếng Việt - Anh để các bạn tham khảo:






Như vậy, để viết CV Freelancer chuyên nghiệp thì bạn có thể tham khảo cách viết trên đây. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các mẫu CV đẹp tại job3s.com.vn để tự tạo cho mình một CV đẹp mắt, ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.