Freelancer là gì? Có nên làm Freelancer không?
1. Freelancer là gì?
Khi tìm hiểu Freelancer là gì bạn sẽ biết đây là những người làm việc độc lập và tự do về thời gian, cũng như địa điểm làm việc. Họ có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào mà không chịu quá nhiều sự quản thúc từ người quản lý, người thuê,...
Trong tiếng Anh, Freelance là những công việc tự do, không phải chịu bất kỳ sự quản lý của tổ chức nào. Những người làm việc hoặc hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, không chịu sự quản lý trực tiếp hoặc ký hợp đồng trở thành nhân viên viên chính thức của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào.
Những người làm việc tự do thường được trả một khoản tiền để thực hiện các công việc mà người trả tiền yêu cầu. Các công việc này có thể diễn ra trong một khoảng thời gian hoặc theo một dự án nhất định.
Tại cùng một khoảng khoảng thời gian một Freelancer có thể thực hiện nhiều dự án hoặc nhiều công việc với điều kiện phải đảm bảo đúng tiến độ và đạt yêu cầu về chất lượng như đã thỏa thuận với người thuê.
Một điều đặc biệt khiến ngày càng nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn làm Freelancer là bởi sự linh hoạt trong tính chất công việc. Bạn có thể thoải mái lựa chọn lĩnh vực mình yêu thích nhất, ngành nghề mà bạn giỏi nhất. Thay vì phải đến công ty và làm việc làm việc theo giờ hành chính, Freelancer có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, bất kể khi nào miễn là lựa chọn đó đem lại hiệu quả tốt nhất cho công việc.

Để có thể bắt tay vào hành trình trở thành một Freelancer chính hiệu, bạn sẽ cần trang bị cho mình rất nhiều kiến thức từ chuyên sâu trong một lĩnh vực đến những kiến thức cơ bản về các công việc liên quan. Bên cạnh đó, người làm Freelancer cũng cần trau dồi các kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tiến độ công việc,...
Ngoài ra, một trong những thứ cần thiết nhất để phục vụ cho các Freelancer hoàn thành công việc chính là các thiết bị làm việc như điện thoại, máy tính, máy chụp ảnh,... để phục vụ công việc.
Việc đánh đổi để chọn không gian làm việc tự do thoải mái, bạn sẽ không được hưởng một số đặc quyền cũng như phúc lợi mà các doanh nghiệp dành riêng cho nhân viên chính thức của công ty như đóng bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp, thưởng lễ Tết, du lịch nghỉ dưỡng,...
Trên thế khắp thế giới, Freelancer đã trở thành một hình thức làm việc phổ biến được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, phải đến khi Việt Nam chịu tác động tiêu cực quả dịch Covid-19, nhiều hoạt động bị gián gián đoạn, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm những phương thức thức làm việc mới. Chính tại thời điểm này, Freelancer mới chính thức bùng nổ và phát triển rộng rãi tại Việt Nam.
2. Các nghề Freelancer phổ biến
Sau khi đã nắm rõ được khái niệm Freelancer là gì, hãy cùng tìm hiểu các nghề Freelancer phổ biến trên thị trường việc làm hiện nay mà bạn có thể tham gia vào. Dưới đây là một số lĩnh vực có nhiều công việc cho các Freelancer.
2.1. Viết bài (Blogger Freelancer)
Một trong những lĩnh vực được nhiều người chọn khi bắt đầu hành trình Freelancer nhất chính là trở thành blogger viết bài. Lý do bởi công việc này góp một phần rất quan trọng vào sự thành công của các chiến dịch marketing, xây dựng thương hiệu và đặc biệt là các chiến dịch SEO.
Những công việc liên quan đến viết lách là rất nhiều. Công việc này có nhiều mức độ chuyên sâu và độ khó khác nhau. Với cấp độ đơn giản, ngay cả các bạn học sinh cấp 3 hay sinh viên cũng có thể tìm được công việc một cách dễ dàng. Với những dự án có mức độ khó và chuyên sâu hơn, bạn cần có một số kinh nghiệm cũng như kỹ năng nhất định để có thể nhận được công việc với mức thu nhập tốt hơn.

2.2. Tiếp thị và PR - Marketing Freelancer
Tại nhiều doanh nghiệp PR là một trong những hoạt động không thể thiếu góp phần tăng nhận diện thương hiệu và đem lại doanh thu. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, PR hay tiếp thị chỉ là một hoạt động mang tính ngắn hạn do vậy thường không có bộ phận chuyên môn để phụ trách công việc này.
Do vậy, nhu cầu tìm Freelancer trong lĩnh vực PR là khá lớn, tuy nhiên công việc này đòi hỏi cao và người làm việc cần có những kiến thức căn bản cho lĩnh vực này.
2.3. Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Với sự bùng nổ của mạng xã hội đặc biệt là kênh TikTok vào năm 2020 trở đi, tiếp thị liên kết (hay Affiliate Marketing) trở thành một cơn bão cuốn theo sự tham gia của rất nhiều người với đủ mọi độ tuổi khác nhau.
So với các lĩnh vực khác Affiliate là công việc đem lại một nguồn thu nhập thụ động cho nhiều người, bằng cách nhận hoa hồng từ việc bán hàng trung gian qua nền tảng các trang mạng xã hội.
Đặc biệt vào thời gian Covid, khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua sắm online thì công công việc này lại càng trở thành “con đường” hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.

2.4. Editor Freelance
Hiểu đơn giản Editor Freelance là những người chịu trách nghiệm lên ý tưởng quay dựng và sản xuất các video. Họ thường dựa vào yêu cầu của bên thuê và dựng lên những video mang theo cả dấu ấn cá nhân. Những sản phẩm này thường sáng tạo và gây ấn tượng đặc biệt.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tần suất sản xuất video của một tổ chức doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn thuê Freelancer hoặc tuyển dụng một nhân viên quay dựng ở vị trí một nhân viên chính thức.
2.5. Data entry Freelancer trong nghề Freelancer là gì?
Nếu muốn trở thành một Data entry Freelancer việc đầu tiên mà bạn cần làm là chuẩn bị một máy tính có khả năng kết nối Internet. Nhập liệu là một công việc khá đơn giản nếu bạn chỉ đơn giản là muốn kiếm thêm thu nhập và không có ý định đi vào chuyên sâu.
Công việc nhập dữ liệu đòi hỏi người làm cần có sự cẩn thận tỉ mỉ thay vì phải đầu tư vào chất xám. Ngoài ra, công việc này sẽ giúp bạn nâng cao trình độ sử dụng các công cụ tin học văn phòng đặc biệt Word và Excel.
2.6. Reviewer
Các công việc Freelancer là gì? Food reviewer, review phim ảnh, sách báo,... là một khái niệm, một công việc tự do quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Một công việc thú vị và đòi hỏi nhiều từ sự sáng tạo. Người tiêu dùng ngày trở lên khó tính, do vậy ngay trước khi đưa ra quyết định mua sắm họ cần biết được đánh giá, mô tả từ những người đã sử dụng những sản phẩm này trước đó. Đánh giá công bằng từ một bên thứ 3 chứ không phải từ các nhãn hàng, nhà sản xuất,...
Trên thực tế, phần lớn nguồn thu nhập của các review thường đến từ các nhãn hàng hoặc kết hợp với review và Affiliate để tăng cao thu nhập.

2.7. Làm khảo sát cho doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thường xuyên cần lấy ý kiến khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ hoặc trước khi triển khai một kế hoạch kinh doanh mới. Thay vì mất thời gian để nhận phản hồi, đánh giá , …từ khách từng khách hàng riêng lẻ, doanh nghiệp sẽ cần một Freelancer lập một form mẫu khảo sát và lấy ý kiến khách hàng.
Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lớn hơn cho một nhân viên chính thức, thay vào đó, được tối ưu bằng cách sử dụng một Freelancer ngoài.
2.8. Dịch thuật
Đây là công việc yêu cầu người thực hiện biết ít nhất 2 ngôn ngữ trở lên và có khả năng đọc viết tốt một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
Với loại hình công việc này, người làm sẽ nhận được tài liệu từ phía khách hàng, sau đó thực hiện công việc là dịch lại hoặc biên tập về một loại ngôn ngữ khác.
Đối với các bạn sinh theo chuyên ngành ngoại ngữ, các bạn hoàn toàn có thể thử sức ở công việc này để vừa có thêm thu nhập vừa nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm để phục vụ công việc chính thức sau này.
2.9. Sáng tạo nội dung
Một trong những công việc được nhiều bạn trẻ quan tâm và hứng thú chính là sáng tạo nội dung. Công việc này đòi hỏi người làm phải có kiến thức sâu rộng và khả năng sáng tạo linh hoạt, bạn cần phải sáng tạo ra nhiều nội dung mới để thu hút khách hàng.
Thông thường, người làm sáng tạo nội dung cần lên kế hoạch và triển khai nội dung theo yêu cầu khách hàng trên các nền tảng như Facebook, Tiktok, website,...
2.10. Thiết kế website
Ngày nay, các doanh nghiệp dường như đã đặt sự quan tâm và tầm quan trọng của việc xây dựng website lên một vị trí cao hơn. Một website tốt với giao diện thân thiện sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Một điều hiển nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều đặt ra các yêu cầu và đòi hỏi rất cao cho công việc thiết kế do vậy thu nhập nhập từ lĩnh vực này là khá cao.

2.11. Cung cấp các dịch vụ SEO
Các công việc Freelancer là gì? Với những người hoạt động trong lĩnh vực Marketing, họ chắc chắn phải hiểu một điều rằng SEO là một trong những con đường tốt nhất cần phải đi để doanh nghiệp phát triển bền vững và đây cũng là một công việc mà bạn có thể thoải mái làm tự do về mặt thời gian và địa điểm.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lựa chọn thuê một đội SEO bên ngoài để tối ưu chi phí cho giai đoạn đầu khi doanh nghiệp chưa hoạt động ổn định.
3. Ưu và nhược điểm khi làm nghề Freelancer là gì?
Freelancer là một hình thức làm việc được nhiều bạn trẻ ưa chuộng, tuy nhiên trước khi quyết định chính thức có đi theo con đường này không, bạn cần phải nắm rõ những ưu - nhược điểm của Freelancer là gì.
3.1. Ưu điểm khi làm Freelancer là gì?
- Thoải mái lựa chọn địa điểm làm việc
Trong khi các nhân viên văn phòng bình thường sẽ dành ít nhất 8 tiếng một ngày tại văn phòng để hoàn thành hầu hết việc cần làm. Các Freelancer có thể thoải mái làm việc ở bất cứ nơi đâu như thư viện, quán cafe, phòng làm việc,... hay thậm chí là trên giường ngủ.
Không quan trọng là ở đâu, miễn điều đó có thể giúp họ tập trung, có cảm hứng để làm việc và cho ra kết quả tốt nhất.
- Thời gian làm việc linh hoạt
Điểm thu hút giới trẻ của nghề Freelancer là gì? Thay vì phải có mặt ở công ty vào lúc 8h sáng và rời đi vào 5h30 phút mỗi ngày mà chẳng hề có được ý tưởng nào hoặc đôi khi cần phải tăng ca đến tối muộn,... khiến những kế hoạch cá nhân bị ảnh hưởng.
Với những Freelancer, họ có thể làm việc bất cứ khi nào có ý tưởng thậm chí ngay cả nửa đêm, trường hợp bị ý tưởng họ có thể ra ngoài và đi đâu đó để tìm kiếm những trải nghiệm, ý tưởng mới.
Một điều nữa là làm Freelancer bạn sẽ được chủ động sắp xếp thời gian làm việc hiệu quả và phù hợp nhất với sinh hoạt cá nhân chỉ cần đảm bảo rằng: Bạn sẽ bàn giao công việc cho khách hàng đúng thời hạn đã đặt ra.

- Tự làm chủ công việc:
Một trong những ưu điểm khi tìm hiểu Freelancer là gì và thực hiện công việc này đó là không phải chịu sự giám sát của các cấp trên. Theo đó, bạn sẽ nhận việc từ khách hàng và triển khai công việc một cách tự chủ trong khoảng thời gian đã thống nhất. Điều có nghĩa bạn sẽ tự sắp xếp công việc tự triển khai và giám sát chính công việc của mình. Khách hàng chính là những người sẽ đánh giá mức độ hiệu quả từ những gì mình đã hoàn thành.
- Trải nghiệm nhiều công việc khác nhau
Khi làm Freelancer bạn sẽ được tự do, chọn lĩnh vực mà bạn muốn thử sức, tự học thêm kiến thức mới và tìm cơ hội để thực hành chúng. Đặc biệt, hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện việc tối ưu chi phí nhân sự bằng cách tìm Freelancer cho những công việc không kéo dài thường xuyên.
- Cơ hội làm việc đa lĩnh vực
Thuận lợi khi làm Freelancer là gì? Như đã đề cập ở trên khi làm Freelancer, bạn sẽ có nhiều cơ hội để trải nghiệm nhiều lĩnh vực và công việc khác nhau. Nhờ vậy có thể biết đâu là ngành nghề tốt nhất cho bản thân. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn muốn Freelancer trở thành nhân viên chính thức nếu người đó làm việc hiệu quả và có mong muốn gắn bó lâu dài.

3.2. Nhược điểm khi làm Freelancer là gì?
Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, các bạn trẻ cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn những nhược điểm khi lựa chọn làm Freelancer.
- Đòi hỏi khả năng tự chủ, chủ động cao
Do tính chất công việc chủ yếu là làm tự do và hầu như không phải chịu sự quản sát của bất cứ ai khi làm việc. Do vậy, một Freelancer giỏi cần phải là người có khả năng tự chủ trong công việc cao tránh trường hợp “bị động” làm ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thành công việc thậm chí là ảnh hưởng đến khách hàng.
- Thu nhập không ổn định
Điểm hạn chế khi làm Freelancer là gì? Có một vấn đề mà chúng ta phải thừa nhận rằng, với những người thực sự có năng lực thì thu nhập đến từ việc làm Freelancer là khá lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ giỏi để nhận những dự án lớn và không phải lúc nào bạn cũng duy trì công việc một cách đều đặn.
Đó cũng là lý do bạn nên cân bằng cuộc sống và tính toán xem hiện tại điều bạn hướng hướng đến là một công việc thoải mái hay một nguồn thu nhập ổn định

- Mức độ cạnh tranh cao
Để trở thành một Freelancer là điều khá đơn giản. Điều đó đó đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh khi bạn chọn con đường này là rất cao. Muốn cạnh tranh được trên thị trường bạn cần phải chuẩn bị một kỹ năng làm việc tốt cũng như một thương hiệu cá nhân để nhiều người biết đến và chủ động tìm kiếm bạn khi có công việc phù hợp.
- Rủi ro về sức khỏe và phúc lợi
Hiểu Freelancer là gì bạn cũng biết được khó khăn khi làm công việc này đó là rủi ro về sức khỏe và phúc lợi. Bởi khi không thuộc diện là nhân viên chính thức của bất kỳ một công ty hay tổ chức nào, các Freelancer sẽ phải chấp nhận việc không nhận được các chế độ, đãi ngộ hay phúc lợi từ phía doanh nghiệp. Do đó, các vấn đề về sức khỏe hay bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng không được chấp nhận hay xử lý.

- Có thể gặp lừa đảo nếu không cẩn thận
Hầu hết các công việc của freelancer được tìm kiếm và trao đổi thông qua hình thức online, không cần gặp mặt trực tiếp và cũng không có nhân chứng đảm bảo. Thậm chí, với nhiều công việc ngắn hạn hai bên thường không ký kết hợp đồng, thay vào đó bạn chỉ nhận được các thỏa thuận bằng miệng giữa hai bên với nhau. Đây là nguyên nhân dẫn đến lý do vì sao nguy cơ lừa đảo trong giới Freelancer là rất cao. Trước khi đưa ra một quyết định làm việc hãy cân nhắc và đưa ra những quyết định mang tính giảm thiểu tối đa rủi ro mà bạn có thể gặp phải.
Qua nội dung chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ được khái niệm Freelancer là gì và những công việc tự do giúp kiếm thêm thu nhập. Hiện nay, Freelancer là một xu hướng làm việc mới với nhiều đặc điểm tính chất thu hút giới trẻ. Tuy nhiên, hình thức làm việc này đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng để đảm bảo duy trì công việc. Do vậy, bạn hãy đọc và tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có đi theo con đường này hay không.