Bạn là ?
General Manager (GM) là người đứng đầu, trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của một tổ chức. General Manager thường báo cáo trực tiếp cho General Director hoặc CEO của công ty.
General Manager có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau tùy vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp như giám đốc điều hành hoặc tổng quản lý. Vị trí này thường thấy nhiều trong lĩnh vực khách sạn, các doanh nghiệp có quy mô toàn cầu, hoạt động đa quốc gia, nơi các hoạt động kinh doanh được tổ chức theo các dòng sản phẩm, nhóm khách hàng hoặc khu vực địa lý.
Khi đã hiểu rõ được khái niệm General Manager là gì thì hãy cũng tìm hiểu về vai trò và nhiệm vụ của vị trí này. Tuỳ vào quy mô, tổ chức và cách vận hành của mỗi doanh nghiệp mà công việc thường ngày của một GM sẽ linh hoạt khác nhau. Một số nhiệm vụ chính của General Manager cụ thể như sau:
Xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược cho các bộ phận/chi nhánh.
Giám sát và quản lý hoạt động của từng phòng ban, bộ phận đã được cấp trên giao phó, đảm bảo đạt được kết quả.
Điều hành các hoạt động kinh doanh của các phòng ban, bộ phận để đảm bảo đi đúng lộ trình và sự tăng trưởng của công ty.
Quản lý tài chính của chi nhánh, bộ phận đảm bảo sự ổn định và tối ưu chi phí nhất có thể.
Đảm bảo đội ngũ nhân viên có đủ số lượng và chất lượng để duy trì các hoạt động một cách hiệu quả.
Thực hiện các chính sách để nhân viên được đào tạo và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc.
Linh hoạt đối phó với các tình huống bất ngờ, sự cố ngoài ý muốn để đảm bảo chúng không cản trở quy trình vận hành của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của một General Manager là gì thì bạn cũng cần phải biết các tố chất cần có của một lãnh đạo cấp cao. Để trở thành một General Manager thì cần phải nắm rõ các yêu cầu và kỹ năng sau:
Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng này sẽ giúp GM hỗ trợ quá trình sắp xếp và phân công công việc cho nhân viên, đảm bảo mọi người đều hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, đồng thời đưa ra các quyết định chiến lược chính xác để rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu.
Kỹ năng đa nhiệm: Giúp các GM có thể giải quyết được nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, đảm bảo mọi việc được xử lý một cách suôn sẻ.
Kỹ năng quản lý thời gian: Vị trí này cần phải giải quyết rất nhiều công việc, do đó kỹ năng quản lý thời gian là hết sức cần thiết để họ biết phân chia công việc, đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng thời hạn và đạt được mục tiêu.
Kỹ năng giao tiếp: General Manager thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng, đối tác, nhân viên hay cấp trên của mình. Vì vậy, có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trước các buổi họp, thuyết trình,...
Kỹ năng giải quyết vấn đề: GM cần có khả năng phân tích, đưa ra các giải pháp và thực hiện hành động để giải quyết ổn thoả, đặc biệt là trong các tình huống cấp bách.
General Manager là người quản lý cấp cao có tầm ảnh hưởng lớn trong doanh nghiệp nên cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh của công ty. Kiến thức chuyên môn tốt sẽ giúp họ đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn, từ đó đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Để đảm nhận được vị trí cấp cao này, General Manager phải có kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt là trong các khía cạnh của kinh doanh như Marketing, tài chính, kế toán, nhân sự, điều hành quy trình hoạt động của doanh nghiệp,...
Kinh nghiệm được thể hiện trong những lần vượt qua khó khăn, thử thách, sự bình tĩnh trước những tình huống khẩn cấp,... Từ đó mà họ dễ dàng tạo dựng được lòng tin và sự uy tín đối với cấp trên và các nhân viên cấp dưới.
Là một người lãnh đạo General Manager cần có sự quyết đoán, nhạy bén và sáng tạo trong quá trình làm việc. Trong một số tình huống phát sinh bất ngờ bạn sẽ là người đưa ra quyết định để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.
General Manager và General Director là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Đây đều là hai vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức, tuy nhiên trách nhiệm và phạm vi quyền hạn lại khác nhau. Hiểu rõ được General Manager là gì, bạn sẽ dễ dàng phân biệt với General Director.
Bảng phân biệt General Manager và General Director:
So sánh | General Manager | General Director |
Khái niệm | Là quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, và chịu trách nhiệm chính về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các bộ phận/phòng ban liên quan. | Vị trí này thường được gọi là CEO (Giám đốc điều hành). Họ thực hiện các công việc theo chỉ thị của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. |
Chức vụ | Giám sát, quản lý các bộ phận/phòng ban được cấp trên giao phó. Hỗ trợ CEO hoàn thành tốt công tác quản lý khi có yêu cầu. | Quản lý, giám sát các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, trong đó có General Manager. |
Vai trò | Thực hiện các hoạt động theo lộ trình đã đặt ra để đạt được mục tiêu. | Đặt ra mục tiêu, tầm nhìn và định hướng phát triển cụ thể để doanh nghiệp hướng tới. |
Quá trình hoạt động | Thực hiện các yêu cầu theo sự phân công của cấp trên. Đảm bảo chất lượng công việc và sản phẩm khi tới tay khách hàng. Họ cũng là đầu mối liên kết với khách hàng. | Quy trình làm việc bao gồm quá trình giám sát hiệu suất, giải quyết các tình huống, sự cố phát sinh trong doanh nghiệp. |
Môi trường làm việc | Thường làm việc linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau, tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Họ cũng dành thời gian ở văn phòng phối hợp làm việc với các thành viên trong nhóm quản lý. | Thường làm việc trong môi trường văn phòng, phối hợp với các giám đốc cấp cao khác. Thỉnh thoảng, họ có thể đi giám sát các chi nhánh của doanh nghiệp, gặp gỡ khách hàng, đối tác, nhà cung cấp. |
Để trở thành một General Manager chuyên nghiệp, bạn cần phải trải qua một quá trình vô cùng gian nan và khổ luyện. Dưới đây là lộ trình nghề nghiệp cụ thể của GM:
Dù không bắt buộc nhưng việc có bằng cử nhân hay thạc sĩ sẽ là bước đệm vững chắc cho lộ trình trở thành một General Manager. Các chuyên ngành về quản trị như: Quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, tài chính, marketing, kế toán,... được đánh giá là phù hợp cho hai vị trí này.
General Manager là vị trí tiềm năng mà nhiều người khao khát đạt đến, do đó việc mà bạn cần thể hiện là làm bản thân nổi bật bằng những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu đạt được rất quan trọng để tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
Có danh tiếng tốt trên thị trường sẽ là bàn đạp vững chắc để một cá nhân dễ dàng lọt vào tầm mắt của các nhà tuyển dụng. Điều này cũng chứng minh bản thân đáng tin cậy và dễ dàng phát triển vai trò của mình.
Sự thay đổi liên tục trong môi trường kinh doanh cũng như sự bùng nổ của công nghệ cho thấy, việc phát triển các kỹ năng mềm hay cập nhật liên tục những kiến thức mới là điều rất cần thiết, đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo như General Manager.
Việc học hỏi liên tục sẽ giúp các nhà lãnh đạo cấp cao trở nên linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với các thay đổi trong môi trường kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả nhất cho tổ chức của mình.
Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:
Pgd là gì | Thư ký là gì | Fresher là gì | CSO là gì | Senior là gì |
CMO là gì | Chuyên viên là gì | Management là gì | CPO là gì | General manager là gì |
Project manager là gì | Leader là gì | Co-founder là gì | Director là gì | Intern là gì |
Cio là gì | Coo là gì | Manager là gì | Cco là gì | Junior là gì |
Pa là gì | CFO là gì | Cfo là gì | Specialist là gì | Chairman là gì |
PM là gì | Ceo là gì |
Tóm lại, General Manager đóng vai trò khá quan trọng trong doanh nghiệp. Mức lương của vị trí này cũng tương đối cao, khoảng 42,2 - 50,8 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất lên tới 115 triệu/tháng. Nếu muốn phấn đấu trở thành một GM trong tương lai, ngay hôm nay bạn cần hiểu rõ General Manager là gì, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm để có lộ trình phát triển rõ ràng.
Mẫu CV hot theo ngành nghề