Học dược ra làm gì? Trở thành dược sĩ hay nghiên cứu sinh?
1. Tổng quan về ngành Dược
Để vào được ngành Dược, các thí sinh cần là những người học khối tự nhiên với 2 môn học nền tảng là Sinh và Hóa. Hiện nay, có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Dược với các cấp Đại học, Cao đẳng với nhiều hình thức xét tuyển khác nhau như: Tuyển thẳng, tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi Trung học phổ thông,…
Dù xét tuyển dưới hình thức nào, hồ sơ đăng ký vào ngành Dược luôn có sự cạnh tranh cao, là ngành học hội tụ những sinh viên ưu tú bậc nhất cả nước. Khi kỳ thi tuyển sinh Đại học đang đến gần, mối quan tâm của phụ huynh, học sinh liên quan đến vấn đề học hóa dược ra làm gì, học ngành Dược ra làm gì đều đang được quan tâm.

Nếu như Y học là ngành học chữa bệnh, cải thiện sức khỏe của người bệnh thì Dược học là ngành cung cấp các loại thuộc nhằm hỗ trợ quá trình chữa bệnh, cải thiện sức khỏe của người bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tật cho người dân.
Trên cơ sở đó, ngành Dược có bốn chuyên ngành gồm: Dược học, Công nghệ sinh học, Hóa học và Hóa dược. Các chuyên ngành này giúp sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nghiên cứu thuốc, chế tạo thuốc, sản xuất thuốc, phân phối thuốc, quản lý thuốc và hướng dẫn người dân sử dụng thuốc. Đa số người dân chỉ tiếp xúc với người bán thuốc (bán lẻ) tại các quầy thuốc do đó, khi hỏi học Dược ra làm gì, nhiều người nhầm tưởng đó chỉ là công việc bán thuốc.

Có sự khác biệt về chuyên ngành trong ngành Dược. Cụ thể như sau:
-
Dược học: Dược học là ngành đào tạo nghiên cứu về cách sử dụng thuốc cũng như mối quan hệ giữa thuốc và cơ thể.
-
Hóa dược: Người học hóa dược chuyên nghiên cứu về các loại thảo dược, tác dụng của nó trong chữa bệnh từ đó bào chế ra thuốc.
-
Công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là ngành học nghiên cứu về dược liệu và kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.
-
Hóa học nghiên cứu: Học hóa học nghiên cứu, sinh viên được nghiên cứu về các nguyên tử và phân tử, các phản ứng hóa học của chúng với mục đích nghiên cứu khoa học.
Như vậy, để biết được dược học ra làm gì, hóa học Dược ra làm gì; thí sinh nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng học Dược cần nắm rõ đặc điểm chuyên ngành đó; các yêu cầu cần thiết khi theo học.
2. Học Dược ra làm gì?
Học Dược ra làm gì? Ngành Dược là một ngành “hot” không chỉ bởi cơ hội nghề nghiệp cao, mức thu nhập khá mà đây còn là một nghề ý nghĩa, đóng góp một phần không nhỏ vào việc chữa bệnh, cứu người, cải thiện sức khỏe cho người dân.

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Dược là khác nhau dựa trên bằng cấp, chất lượng đào tạo cũng như năng lực. Theo đó, tìm hiểu học cao đẳng Dược ra làm gì, học y dược ra làm gì; thí sinh cần chú trọng đến chất lượng đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng có ngành Dược cũng như năng lực và sự yêu thích ngành học của bản thân.
Có nhiều vị trí làm việc khác nhau dành cho người tốt nghiệp ngành Dược. Lẽ tất yếu được đưa ra đó là người có năng lực giỏi, sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan, ban ngành tốt hơn.
2.1. Quản lý Dược cấp Nhà nước
Một vị trí làm việc đáng mong ước của nhiều người đó là trở thành dược sĩ làm việc trong lĩnh vực quản lý Dược cấp Nhà nước. Ở vị trí này, người Dược sĩ có trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành Dược trong nước. Yêu cầu và đặc tính nghề nghiệp đòi hỏi người nhân viên phải có khả năng chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống,...
2.2. Nghiên cứu Dược
Học Dược ra làm gì? Quá trình tích lũy kiến thức, rèn luyện khả năng chuyên môn sau 4 năm học cho phép những sinh viên ưu tú theo học ngành Dược có thể làm việc tại viện nghiên cứu dược. Hiện nay, ở nước ta có nhiều viện nghiên cứu liên quan đến Dược như: Viện Dược liệu, Viện dịch tễ, bệnh viện, viện kiểm nghiệm,...

2.3. Sản xuất thuốc
Khi nhu vấn đề sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, thuốc bổ tăng theo dẫn đến vấn đề tất yếu là thị trường thuốc ngày càng trở nên sôi động, từ đó, cơ hội nghề nghiệp cho những người theo ngành Dược cũng cao hơn.
Không chỉ đơn giản là câu hỏi học Dược ra làm gì lương bao nhiêu mà cơ quan làm việc cũng như giá trị nghề nghiệp cũng là điều trân quý. Người tốt nghiệp ngành dược có thể tham gia vào các công ty, tổ chức tư nhân với vai trò là người nghiên cứu, bào chế ra những sản phẩm thuốc mới, hỗ trợ tích cực vào quá trình chữa bệnh cho người dân.
2.4. Kiểm nghiệm thuốc
Là sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, quá trình nghiên cứu, sản xuất thuốc được diễn ra một cách nghiêm ngặt, tỉ mỉ. Thuốc trước khi được phân phối ra thị trường cần trải qua giai đoạn kiểm nghiệm. Người thực hiện kiểm nghiệm thuốc phải là người có chuyên môn, giúp kiểm tra chất lượng, phát hiện thuốc kém chất lượng,... Đây cũng là một trong những đáp án cho câu hỏi học Dược ra làm gì.
Kiểm nghiệm thuốc là việc làm rất quan trọng, giúp đánh giá chất lượng và độ an toàn của thuốc trước khi phân phối ra thị trường.
2.5. Đào tạo nhân lực ngành Dược
Ngoài việc tham gia trực tiếp vào công tác quản lý; bào chế thuốc hay bán thuốc; người theo học ngành Dược cũng có thể đào tạo nhân lực cho ngành Dược bằng cách giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học. Người có chuyên môn tôn, nhân cách nghề nghiệp cao chắc chắn sẽ đạo ra được thế hệ nhân lực mới chất lượng cao.
2.6. Dược sĩ phân phối thuốc
Để một sản phẩm thuốc đến được tay người tiêu dùng, sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, được phép sản xuất; thuốc phân phối đến đại lý, quầy thuốc sau đó là đến tay người dân. Theo đó, ngoài các vị trí làm việc nêu trên, người quan tâm việc học Dược ra làm gì cũng có thêm gợi ý mới. Đó là dược sĩ phân phối thuốc. Với công việc này, ngoài mức lương cơ bản không hề nhỏ, ở vị trí việc làm này, cá nhân cũng có thể nhận được hoa hồng từ doanh số với cơ hội thăng tiến cao.

3. Các trường đào tạo ngành Dược uy tín
Rõ ràng, với câu hỏi “Học Dược ra làm gì?”, chúng ta có nhiều đáp án khác nhau. Vị trí làm việc nào cũng đều trân quý và mang đến giá trị khác nhau cho xã hội. Tuy nhiên, để có được tấm bằng Dược sĩ, việc lựa chọn trường học là rất quan trọng.
Có nhiều lựa chọn khác nhau cho thí sinh khi nộp hồ sơ tuyển sinh vào ngành Dược. Tuy nhiên, điểm tuyển sinh của ngành học này không hề nhỏ; do đó, thí sinh có nguyện vọng theo ngành Dược cần trang bị cho mình một bộ “hồ sơ đẹp” với điểm số cao; năng lực học tốt.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tuyển sinh vào ngành Dược thuộc các trường Đại học có thể triển khai theo nhiều phương thức gồm:
-
Sử dụng kết quả điểm của 3 môn học từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
-
Sử dụng kết quả 3 môn học từ kỳ thi đánh giá năng lực.
-
Xét tuyển thẳng (thường áp dụng với những người thuộc gia đình có công với cách mạng; những thí sinh có thành tích cao trong các kỳ thi, giải đấu quốc gia, quốc tế; người đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia,...).
-
Xét tuyển theo học bạ tại trường Trung học phổ thông.
-
Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế.

Lựa chọn được ngành học phù hợp là điều rất quan trọng nhưng lựa chọn cơ sở đào tạo uy tín, đảm bảo đầu ra chất lượng, giúp sinh viên dễ dàng giải quyết các câu hỏi học Dược ra làm gì lương bao nhiêu cũng là vấn đề cần lưu tâm. Do đó, khi chọn trường để nộp hồ sơ xét tuyển; thí sinh theo ngành Dược cần quan tâm đến 2 yếu tố: Độ uy tín của trường và mức thang điểm tuyển sinh từ các năm trước.
Dưới đây là danh sách 10 trường đào tạo ngành Dược uy tín với các mức điểm tuyển sinh năm 2022 và 2023.
STT | Trường Đại học có ngành Dược | Điểm tuyển sinh năm 2022 | Điểm tuyển sinh năm 2023 |
1 | Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội | 24,25 | 21,75 |
2 | Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam | 24,40 | 23,09 |
3 | Đại học Dược Hà Nội | 26 | 25 |
4 | Đại học Y khoa Vinh | 23,5 | 22,5 |
5 | Đại học Y dược, Đại học Huế | 25,00 | 24,7 |
6 | Đại học Y dược - ĐH Đà Nẵng | 23,7 | 24,56 |
7 | Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh | 25,5 | 25,12 |
8 | Đại học Tôn Đức Thắng | 36 HSG lớp 12 (Điểm TTPT1- Đ2) | 31,4 |
9 | Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh | 25,5 | 25,5 |
10 | Đại học Y Dược Cần Thơ | 24,6 | 24,70 |
Không có ngành học nào là đơn giản, không có công việc nào là dễ dàng; tất cả đều đòi hỏi sự chăm chỉ, siêng năng, nỗ lực không ngừng để tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng của bản thân.
Khi quyết định theo đuổi ngành Dược, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một hồ sơ xét tuyển ưu tú với bảng điểm cao, phẩm chất tốt; đồng thời, trong quá trình theo học cũng cần rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, kinh nghiệm thực tế và tình yêu nghề. Chỉ khi bạn luôn tự tin về vốn kiến thức bạn có, dù ở môi trường nào, vấn đề học Dược ra làm gì đều trở nên đơn giản, vị trí nghề nghiệp xứng đáng luôn ở phía trước.
Xem thêm:
- [CẨM NANG] Viết CV Xin Việc Dược Sĩ Làm Nổi Bật Chuyên Môn
- Khối B Gồm Những Ngành Nào? Top 5 Ngành Hot, Không Lo Thất Nghiệp