Bạn là ?
Trưởng phòng kinh doanh được xem là một vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế yêu cầu đối với một vị trí trưởng phòng kinh doanh cũng khắt khe hơn nhiều. Vậy nên khi bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này thì CV trưởng phòng kinh doanh của bạn cũng phải thể hiện được sự khác biệt. Tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết cách tạo cho riêng mình một bản CV xin việc trưởng phòng kinh doanh thật thu hút trước khi gửi đến nhà tuyển dụng nhé.
CV trưởng phòng kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng nếu bạn đang có ý định tìm việc trưởng phòng kinh doanh tại các công ty hay các doanh nghiệp. CV được xem là người đại diện hợp pháp của bạn có thể tiếp cận được với nhà tuyển dụng và đàm phán trực tiếp công việc.
Chỉ cần một bản CV xin việc đơn giản mà đầy đủ thông tin, gây ấn tượng là bạn đã được nhà tuyển dụng chú ý đến. CV này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại. Khác hẳn với trước đây là mỗi lần xin việc bạn đều phải cầm bộ hồ sơ chạy ngoài đường để tìm việc.
Trưởng phòng kinh doanh là một cấp quản lý, đại diện để hỗ trợ một đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực bán hàng của một doanh nghiệp. Trưởng phòng kinh doanh cũng là người chịu trách nhiệm chính về việc làm thế nào để tăng doanh thu, tăng số lượng khách
hàng,... Nhìn chung công việc của một trưởng phòng kinh doanh sẽ có sự khác biệt rõ hơn so với nhân viên kinh doanh, chính vì thế nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu vị trí này khá nhiều kinh nghiệm. Để gây ấn tượng được cho nhà tuyển dụng thì ứng viên khi viết CV trưởng phòng kinh doanh cũng phải lưu ý khá nhiều.
Trình bày nội dung thông tin cá nhân trong CV trưởng phòng kinh doanh sẽ giống với các CV các ngành khác, phần này chủ yếu sẽ là cung cấp thông tin của chính ứng viên đó bao gồm:
- Ảnh CV: Trong phần ảnh chân dung ứng viên nên chọn những bức ảnh sắc nét, nghiêm túc, không qua chỉnh sửa và đặc biệt là phải chụp dưới sáu tháng.
- Họ tên: Ứng viên cần phải ghi đầy đủ họ tên của mình. Ứng viên không được ghi thiếu thông tin hoặc không viết tắt thông tin họ tên.
- Ngày/tháng/năm sinh: Ứng viên sẽ phải điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh của mình đúng với ngày tháng năm sinh được ghi trong sổ hộ khẩu và chứng minh thư. Ứng viên tránh trường hợp ghi ngày tháng năm sinh sai hoặc ngày tháng năm sinh khác với ngày tháng năm sinh của mình.
- Địa chỉ: Mục địa chỉ nơi ở ứng viên ghi rõ địa chỉ nơi ở hiện tại của mình. Ứng viên không được mượn địa chỉ nơi ở của người khác để ghi vào trong mục thông tin này.
- Số điện thoại Mục này thì chỉ cần ghi một số điện thoại mà ứng viên thường xuyên sử dụng nhất, tránh trường hợp ghi hai đến ba số điện thoại trong phần thông tin, việc ghi quá nhiều số điện thoại kiến nhà tuyển dụng không biết sẽ phải liên hệ với bạn bằng số nào. Nhà tuyển dụng cũng sẽ không hài lòng việc bạn có quá nhiều số điện thoại, họ sẽ đánh giá thấp sự chỉn chu của bạn.
- Email: Giống với thông tin số điện thoại liên hệ, mục này bạn cũng chỉ để một địa chỉ email cố định mà bạn hay sử dụng, không để quá nhiều địa chỉ email để tránh việc thất lạc sự phản hồi của nhà tuyển dụng đến bạn.
Đối với vị trí ứng tuyển là trưởng phòng kinh doanh thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ yêu cầu học vấn của bạn phải cao hơn so với các vị trí khác. Trong CV trưởng phòng kinh doanh bạn nên đưa trình độ học vấn của mình thật cụ thể và ngắn gọn để trình bày khái quát được trình độ của bạn. Thông tin cụ thể về trình độ học vấn sẽ bao gồm:
- Tên trường: Ứng viên học trường nào, Đại học hay cao đẳng
- Tên chuyên ngành: Ứng viên theo học tại trường
- Thời gian học tập tại trường (Niên khóa): Từ năm bao nhiêu đến năm bao nhiêu
- Kết quả học tập: Kết quả học tập tốt nghiệp của ứng viên
Ví dụ:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Ngoài những thông tin này ứng viên cũng nên đề cập thêm thông tin nếu có về các chứng chỉ tốt nghiệp như: Chứng chỉ tin học, chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành bạn học (Chứng chỉ quản trị kinh doanh, chứng chỉ Quản trị kinh doanh quốc tế, chứng chỉ quản lý và ứng dụng internet trong kinh doanh... ), chứng chỉ ngoại ngữ (Một ngoại ngữ mà ứng viên theo học có thể là tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung…).
Mục tiêu nghề nghiệp là phần cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với vị trí trưởng phòng kinh doanh mà bạn đang ứng tuyển. Phần mục tiêu nghề nghiệp nó thể hiện rõ nhất để nhà tuyển dụng có thể đánh giá về bạn, bạn có phải là người biết lập kế hoạch hay không, định hướng công việc của bạn trong tương lai ra sao, bạn đem lại lợi ích gì cho công ty nếu họ nhận bạn.
Trong phần mục tiêu nghề nghiệp bạn hãy thể hiện được cái tôi riêng đến nhà tuyển dụng bằng cách cung cấp đầy đủ mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bạn, thời gian cụ thể thực hiện kế hoạch, mục tiêu cuối cùng đạt được là gì.
Ví dụ mục tiêu ngắn hạn:
"Trước hết mục tiêu ngắn hạn của tôi là thuyết phục nhà tuyển dụng của công ty C nhận tôi với vị trí ứng tuyển trưởng phòng kinh doanh. Để thực hiện tốt công việc tại công ty tôi sẽ gây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên kinh doanh có đủ năng lực để hoạt động. Tôi sẽ ký được 2 hợp đồng góp phần tăng doanh thu cho công ty sau 1 tháng nhận công việc tại đây."
Với đặc thù nghề nghiệp và công việc nên vị trí trưởng phòng kinh doanh phải là một người đã có nhiều kinh nghiệm thực tế. Trong CV xin việc mẫu ứng viên cần nêu ra được những kinh nghiệm thực tế nổi bật, sát với vị trí ứng tuyển nhằm thu hút và thuyết phục nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm thực tế của ứng viên có được nên chia ra từng mốc thời gian cụ thể. Thường thì vị trí đảm nhiệm của từng thời gian sẽ gắn với kinh nghiệm thực tế đó, ứng viên nên bóc tách để dễ dàng trình bày kinh nghiệm của mình.
Ví dụ: Tôi có hơn 2 năm kinh nghiệm, từ cuối năm 2017 đến năm 2020 làm việc tại công ty C ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội với vị trí đảm nhiệm là người đại diện bán sỉ và thu mua.
Phần này ứng viên cần nêu ra được những kỹ năng của bản thân đặc biệt là những kỹ năng cần có của một trưởng phòng kinh doanh. Bạn nên đầu tư trình bày phần kỹ năng thật tốt để chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng bạn có đủ năng lực và tự tin để nắm giữ cương vị trưởng phòng kinh doanh. Bạn khẳng định được với nhà tuyển dụng rằng với kỹ năng bạn có, trình độ bạn có chắc chắn trên con đường sự nghiệp bạn sẽ còn tiến xa hơn, đảm nhiệm vị trí cao hơn nữa.
Có những kỹ năng cụ thể mà trưởng phòng kinh doanh nhất định phải có để đảm bảo việc đáp ứng tốt công việc.
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản lý kinh doanh, quản lý khách hàng
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- Kỹ năng phân tích số liệu
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng ngoại ngữ
- Kỹ năng phân tích và lập kế hoạch
- Kỹ năng điều phối, giám sát công việc
- Kỹ năng lãnh đạo...
Để có thể tạo CV cho ngành trưởng phòng kinh doanh bạn cần nắm được một số mẹo sau đây, cùng Job3s tìm hiểu nhé!
Kiểm tra lỗi chính tả
Nếu bạn là nhà tuyển dụng liệu có đánh giá cao ứng viên khi CV của họ sai chính tả, lỗi font chữ? Chắc chắn là không rồi! Chính vì vậy, để tránh đánh máy cơ hội của mình hãy rà soát tất cả những lỗi cơ bản như vậy trước khi apply nhé!
Thông tin chính xác
Các nhà tuyển dụng luôn biết cách xác thực những thông tin mà bạn viết trong CV. Đừng viết những thông tin không chính xác, sai lệch về thông tin cá nhân, bằng cấp hay kinh nghiệm, bởi đó là những điều ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng đó!
Chọn mẫu CV phù hợp
Một CV chuẩn chỉnh, chuyên nghiẹp và đầu tư cả về mặt hình ảnh, nội dung sẽ gây ấn tượng cực tốt với nhà tuyển dụng. Nếu bạn còn đang loay hoay tìm mẫu CV phù hợp thì hãy ghé qua webiste của job3s.com.vn. Chúng tôi thường xuyên cập nhật các mẫu CV thịnh hành và hợp xu hướng nhất.
Trên đây là nội dung bài viết hướng dẫn cách tạo một bản CV trưởng phòng kinh doanh hoàn chỉnh mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Mong rằng bài viết của Job3s sẽ giúp ích được nhiều cho bạn, chúc bạn apply thành công vị trí này và có mức lương như mơ.
Xem thêm:
>> Mẫu CV xin việc lái xe chuẩn theo yêu cầu của nhà tuyển dụng
>> Cách viết CV xin việc phụ bếp đơn giản nhưng gây ấn tượng
Mẫu CV hot theo ngành nghề