Cách viết CV xin việc phụ bếp đơn giản nhưng gây ấn tượng

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Sáu, 12/04/2024 13:49:00 +07:00
Mọi người thường lầm tưởng rằng những công việc thuộc về ngành dịch vụ thì chỉ cần giỏi làm chứ không cần phải chú trọng vào hình thức xin việc. Nhưng đó chính là sai lầm! Đất chật người đông cộng thêm suy thoái kinh tế khiến tình hình việc làm ở Việt Nam đang trở nên trầm trọng hơn. Tỉ lệ cạnh tranh công việc cũng tăng cao gấp mấy lần. Làm thế nào để gia tăng cơ hội trúng tuyển? Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bước đầu tiên chính là hình thức cụ thể là CV. Vậy công việc phụ bếp thì cần có những gì trong CV? Cùng job3s.com tìm hiểu kĩ về vấn đề này!

1. Những điều quan trọng cần phải có trong một CV xin việc phụ bếp

Muốn trở thành một đầu bếp giỏi thì trước hết nên bắt đầu với việc làm phụ bếp. Đây là công việc dành cho những bạn có niềm đam mê ẩm thực và muốn phát triển bản thân theo định hướng này trong tương lai.

Vậy thì trong CV xin việc phụ bếp cần có những gì? Một CV cơ bản thì đương nhiên phải bao gồm những thông tin tối thiểu như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, địa chỉ email,.. Nhưng ngoài những thông tin căn bản thì CV phụ bếp cần tập trung vào những điều quan trọng sau: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.

Những điều quan trọng cần có trong CV phụ bếp
Những điều quan trọng cần có trong CV phụ bếp

1.1. Kiến thức

Trong CV thì đây là hạng mục để ứng viên thể hiện trình độ và kiến thức chuyên môn của bản thân thông qua bằng cấp: chứng chỉ đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng nhận nghề mà liên quan tới công việc ứng tuyển. Tất cả phải được liệt kê theo trình tự thời gian và ghi cụ thể đầy đủ.

Điều đặc biệt ở đây là công việc phụ bếp sẽ đòi hỏi những chứng chỉ bên ngoài chứ không giống những công việc khác. Cụ thể để làm phụ bếp bạn nên có những chứng chỉ hoặc chứng nhận đã tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ có liên quan đến công việc: chứng chỉ kỹ thuật chế biến món ăn, chứng chỉ nghề đầu bếp, chứng chỉ bartender, chứn nhận tham gia khóa học nấu ăn,.. Nếu có thì nên đưa vào CV, đó sẽ là một điểm cộng cho bạn!

Hơn nữa, trong quá trình học tập và đi làm của bạn có những giấy khen, giải thưởng liên quan đến công việc ứng tuyển thì cũng đừng ngại ngần và thêm vào CV ngay nhé.

Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì?

Kiến thức về nghề bếp rất quan trọng
Kiến thức về nghề bếp rất quan trọng

1.2. Kỹ năng

Trong phần kỹ năng, CV của công việc phụ bếp không giống những công việc văn phòng bình thương như kỹ năng tin học, tư duy logic, mindset,… Mà bạn phải nêu những kỹ năng liên quan đến nghề bếp như: kỹ năng nhận biết thực phẩm, kỹ năng nêm nếm, khả năng quan sát, khả năng sắp xếp, kỹ năng dùng dao,… Phải thể hiện những điểm mạnh của bản thân để các nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên sáng giá.

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn thì bạn cũng nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được những sự quyết tâm, nhiệt huyết cũng như mong muốn phát triển nghề nghiệp bằng những kỹ năng như : sự tự tin, ham học hỏi, cố gắng, khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian,.. thì cũng nên đưa vào CV nhé!

Tuyển dụng nhân viên bếp

Những kỹ năng thiết yêu của nghề phụ bếp
Những kỹ năng thiết yêu của nghề phụ bếp

1.3. Kinh nghiệm

Trong ngành dịch vụ, nói chung về các công việc thì nhà tuyển dụng thường dành những sự ưu ái nhất định cho những ứng viên đã có kinh nghiệm. Một ứng viên giàu kinh nghiệm chưa chắc đã là một phụ bếp giỏi nhưng hơn hết là họ có kinh nghiệp nên khả năng xử lí tình huống và phản ứng của họ sẽ nhanh nhạy hơn mà đó cũng là một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng hướng đến.

Vậy nên bạn cần liệt kê chi tiết những kinh nghiệm tích lũy của bản thân mà liên quan đến công việc ứng tuyển. Đừng quá lan man mà hãy tập trung vào những thông tin mà bạn nghĩ rằng giúp ích cho công việc như là : từng làm ở vị trí phụ bếp ở nhà hàng, chuyên môn trong bếp là pha nước chấm, trang trí món ăn, lên menu, khả năng sắp xếp order, kinh nghiệm sử dụng dụng cụ phức tạp trong nhà bếp,…

Đối với những bạn còn chưa có kinh nghiệm trải nghiệm thực tế thì có thể nói về kinh nghiệm của bản thân trong quá trinh học tập và ngay cả trong đời sống hàng ngày cũng là những ý kiến tốt miễn là không để trống hạng mục này trong CV.

Dù có hay chưa có kinh nghiệm thì khi viết CV hãy đảm bảo thông tin sát với bản thân và thực tế không nên nói quá về kinh nghiệm hay kỹ năng của bản thân vì sẽ bị để ý khi đi phỏng vấn sẽ bị nhà tuyển dụng vặn vẹo. Bên dưới sẽ là những câu lưu ý khi viết CV phụ bếp.

Xem thêm: Mô tả công việc bếp trưởng

Kinh nghiệm làm phụ bếp
Kinh nghiệm làm phụ bếp

2. Những lưu ý khi viết CV phụ bếp

Tuy là phụ bếp nhưng khối lượng công việc rất nhiều vì phải đảm bảo luôn luôn hỗ trợ được đầu bếp chính trong mọi vấn đề. Để nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên sáng giá thì hãy tập trung vào những kỹ năng mà nhà tuyển dụng quan tâm. Sau đây là một số những kỹ năng cần tập trung đưa vào CV và có thêm dẫn chứng:

Công việc phụ bếp cần những kỹ năng gì?
Công việc phụ bếp cần những kỹ năng gì?

- Khả năng ghi nhớ : Ghi nhớ tốt là điều rất quan trọng với một phụ bếp vì họ phải nhớ tất cả các dụng cụ nấu ăn, thứ tự các món và sắp xếp thứ tự nấu các món cho bếp chính. Đối với những món ăn đơn gian hoặc khai vị thì phụ bếp là người nấu thay cho bếp trưởng để tiết kiệm thời gian. Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên có khả năng ghi nhớ tốt.

- Khả năng nhận biết thực phẩm : đây vừa là kỹ năng vừa là tài năng đối với một đầu bếp. Những người có khả năng nhận biết thực phậm thì sẽ rất nhanh nhạy trong việc nêm nếm và thử vị đồ ăn khi đó việc chế biến món ăn sẽ nhanh và chính xác hơn.

- Khả năng sắp xếp : biết cách sắp xếp, đặt vị trí thứ tự nấu các món ăn, dụng cụ bếp, thứ tự việc làm sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như khả năng làm việc của bạn. Việc sắp xếp trong bếp rất cần thiết, đó là yếu tố quan trọng để công việc trong bếp được diễn ra trôi chảy và nhanh hơn và sẽ tránh được những sai sót không đáng có như : thiếu món ăn cho khách, để nhầm dụng cụ nấu ăn, không tìm thấy nguyên liệu,…

- Khả năng quan sát, xử lí tình huống : khả năng quan sát tốt thể hiện sự tinh tế và nhạy bén giúp bạn làm quen công việc nhanh hơn và học hỏi được những tips làm việc của bếp trưởng. Kỹ năng này giúp bạn có thể làm quen vớ bất kì một môi trường nào và rất dễ hòa nhập thì vào guồng công việc sẽ nhanh hơn và thuận lợi hơn. Bên cạnh sự quan sát, đó là khả năng xử lí tình huống cực kì là cần thiết trong bất cứ công việc nào. Trong quá trình làm việc, rất hay gặp những tình huông phát sinh và cách giải quyết chính là sự bình tĩnh và lí trí phải cực kỳ nhạy bén và biết quan sát để có thể xử lí tốt những tình hống bất khả kháng.

- Sự tự tin và cố gắng: muốn làm những việc lớn thì phải biết bắt đầu từ những cái nhỏ trước. Đừng cảm thấy tủi thân hay xấu hổ khi mình phải đi phụ việc cho một người khác mà hãy hướng đến những điều lớn hơn trong tương lai, những cái mình sẽ nhận được khi làm cùng với những vị đầu bếp giỏi “Không thầy đố mày làm nên”. Cách học việc nhanh nhất đó chính là trải nghiệm thực tế. Hãy tự tin vào chính bản thân mình có thể đạt được những điều mình mong muốn với sự nỗ lực cố gắng không ngừng rồi sẽ gặt hái được quả ngọt.

Những kỹ năng tối thiểu của nghề phụ bếp
Những kỹ năng tối thiểu của nghề phụ bếp

Phía trên là những điều lưu ý khi viết CV xin việc phụ bếp. Để có một CV hoàn thiện và bắt mắt truy cập ngay trang web Job3s.com.vn để lấy những mẫu CV chuẩn theo ngành nghề nhé! Chúc bạn thành công!

icon Những mẫu CV mới nhất!

Bạn vẫn đang loay hoay để viết một CV chuẩn mẫu? Job3s.com.vn sẽ giúp bạn điều đó. Click ngay để sở hữu những mẫu CV chuẩn mẫu và miễn phí nào!

Mẫu CV

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat