Giải Đáp Từ A-Z Về Ngành Kỹ Sư Vận Hành Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
1. Kỹ sư vận hành là gì?
Nhiều bạn đọc thường thắc mắc kỹ sư vận hành là nghề gì khi đây vẫn là một ngành nghề không mấy thu hút giới trẻ ở nước ta. Kỹ sư vận hành là người làm việc trong các môi trường sản xuất và thường làm việc trong các khu công nghiệp, xí nghiệp hay nhà xưởng. Họ sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc như điều khiển, vận hành, quản lý và bảo trì máy móc.

Nếu trong quá trình vận hành, máy móc có trục trặc, họ sẽ trực tiếp kiểm tra và xử lý kịp thời. Điều này giúp đảm bảo quy trình sản xuất sản phẩm được diễn ra trơn tru và đúng hạn. Vì thế, đây được xem là một vị trí quan trọng trong mọi xí nghiệp, công ty sản xuất nên cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ rộng lớn và dễ phát triển.
2. Ngành kĩ sư vận hành học những gì?
Ngành kỹ sư vận hành là một ngành học rộng, tập trung vào vận hành, bảo trì cùng việc tối ưu hóa các kỹ thuật, chẳng hạn như sản xuất, năng lượng, xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Chương trình đào tạo của ngành này bao gồm các môn học sau:
-
Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
-
Điện, điện tử, cơ khí, vật liệu.
-
Hệ thống điều khiển, hệ thống tự động hóa, quản lý bảo trì, an toàn lao động.
-
Giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng tin học.
-
Vận hành và bảo trì các hệ thống sản xuất trong nhà máy.
-
Vận hành và bảo trì các hệ thống điện, nước, nhiệt và khí đốt.
-
Vận hành và bảo trì các hệ thống điện trong các tòa nhà.
-
Vận hành và bảo trì các hệ thống cầu đường, giao thông và hệ thống thoát nước.

3. Mô tả công việc của kỹ sư vận hành
Khi tìm hiểu thông tin cho câu hỏi kỹ sư vận hành là gì, bạn cũng thảm khảo chi tiết về mô tả công việc thường ngày của một kỹ sư vận hành, cụ thể:
Vận hành hệ thống:
-
Kỹ sư vận hành giúp khởi động, giám sát và vận hành hệ thống máy móc theo quy trình.
-
Giúp điều chỉnh và tối ưu hóa các thông số máy móc để đảm bảo thiết bị được hoạt động hiệu quả và năng suất.
-
Quan sát, xử lý và khắc phục các sự cố kỹ thuật kịp thời.
Bảo trì hệ thống:
-
Lập bản kế hoạch và thực hiện bảo trì thiết bị công nghệ theo định kỳ.
-
Kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống.
-
Thay thế các bộ phận bị hư và đảm bảo máy móc hoạt động trơn tru.
Quản lý hệ thống:
-
Thu thập dữ liệu vận hành máy móc và phân tích thiết bị có hoạt động một cách hiệu quả hay không.
-
Báo cáo tình trạng hệ thống cho ban lãnh đạo.
-
Đề xuất các giải pháp cải tiến máy móc để hệ thống vận hành hiệu quả hơn.
An toàn lao động:
-
Tuân thủ những quy định về an toàn lao động trong quá trình làm việc.
-
Sử dụng thiết bị bảo hộ và tuân thủ các biện pháp an toàn cho bản thân.
-
Đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người làm việc xung quanh.
Đào tạo và hướng dẫn:
-
Hướng dẫn nhân viên mới cách vận hành máy móc.
-
Chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp.
-
Nâng cao trình độ chuyên môn qua mỗi ngày.
Xem thêm: Công Việc Hậu Cần Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết Về Công Việc Này
4. Những tố chất cần có của một kỹ sư vận hành
Những yêu cầu hay tố chất cần có của một kỹ sư vận hành là gì cũng được nhiều người tìm hiểu để đưa ra lựa chọn cho bản thân trong tương lai.
4.1. Có hiểu biết về máy móc thiết bị
Có hiểu biết về máy móc thiết bị và cách chúng vận hành là một trong những yêu cầu hàng đầu trong nghề. Bạn cần nắm rõ các thông số máy móc, tiêu chuẩn thiết bị, dây chuyền sản xuất,... để quá trình vận hành có thể diễn ra trơn tru và hạn chế các rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, kỹ sư vận hành cũng cần những người có tính chăm chỉ, ham chịu khó và tìm tòi cách sử dụng máy móc.

4.2. Có sức khỏe và sức chịu đựng tốt
Sở hữu thể lực tốt là một yếu tố bắt buộc ở các kỹ sư vận hành máy vì tính chất của công việc này thường xuyên tiếp xúc với máy móc có công suất lớn. Chưa kể đến, công việc này đôi khi cần phải làm xuyên suốt từ sáng đến khuya để bảo kịp tiến độ công việc. Vì thế, bạn cần có một sức khỏe ổn định để đảm đương tốt công việc. Đồng thời, tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của nhân viên vận hành thường từ 1m65 trở lên và nặng trên 55kg.
4.3. Nhanh nhẹn, linh hoạt
Sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong các thao tác xử lý rất cần thiết với người làm nhân viên vận hành. Bạn cần rèn luyện kỹ năng này để có thể đảm bảo tiến độ và năng suất chung. Chỉ một thao tác chậm trễ sẽ khiến nhân viên vận hành trả giá "đắt", bao gồm thiệt hại, rủi ro về người và của.
4.4. Kỹ năng giao tiếp
Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp rõ ràng và mạch lạc. Với vị trí này, kỹ năng này cũng rất cần thiết bởi bạn sẽ phải trao đổi, chia sẻ vấn đề liên quan thiết bị với đồng nghiệp và cấp trên của mình. Nhờ thế mà bạn có thể đảm bảo các máy móc luôn hoạt động với năng suất cao, sản xuất những sản phẩm chất lượng.
4.5. Kỹ năng quan sát tiểu tiết
Hiện nay, nhà máy thường sở hữu các thiết bị máy móc hiện đại, đa dạng cùng nguyên lý hoạt động phức tạp. Vì thế, kỹ sư vận hành cần phải có tính thận trọng và tỉ mỉ trong quan sát sự việc, hiện tượng. Nếu có bất kỳ sự cố nào trong quá trình vận hành, bạn sẽ phải là người đầu tiên phát hiện ra lỗi hỏng và tìm cách khắc phục tức thì. Nếu không, bạn có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và gây ra tổn thất cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Nghề Telesales Là Gì? Nhớ Ngay Các Kỹ Năng Mà Dân Telesales Cần Có
4.6. Kỹ năng phân tích và đánh giá
Kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề là một trong những kỹ năng cần thiết khác mà bạn cần có khi làm nghề này bởi việc sản xuất hàng hóa thường xuyên thường đòi hỏi các thao tác và quy trình được diễn ra chính xác. Một sai lầm nhỏ khi đưa ra đánh giá sẽ khiến quá trình sản xuất gặp trục trặc và dẫn đến tổn thất lớn.
5. Mức lương của kỹ sư vận hành có cao không?
Mức lương của kỹ sư vận hành sẽ phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
-
Kinh nghiệm: Kỹ sư vận hành có nhiều năm kinh nghiệm thường được trả lương cao hơn.
-
Trình độ chuyên môn: Nhân viên vận hàng có chuyên môn cao, chứng chỉ hoặc bằng cấp chứng nhận thường được nhận mức lương hấp dẫn.
-
Vị trí công việc: Nhân viên làm việc ở những vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao sẽ nhận bậc lương cao.
-
Ngành nghề: Mức lương của kỹ sư vận hành trong nghề điện lưc, dầu khí, hàng không khá hậu hĩnh.
-
Khu vực làm việc: Kỹ sư làm việc ở thành phố lớn thường có lương cao hơn so với các khu vực khác.
Dưới đây là mức lương trung bình của nghề này tại Việt Nam:
-
Kỹ sư vận hành máy móc: Từ 8 - 20 triệu đồng/tháng.
-
Kỹ sư vận hành điện: Từ 10 - 25 triệu đồng/tháng.
-
Kỹ sư vận hành hệ thống HVAC: Từ 12 - 30 triệu đồng/tháng.
-
Kỹ sư vận hành nhà máy: Từ 15 - 40 triệu đồng/tháng.

6. Nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ sư vận hành
Trên thực tế, ngành kỹ sư vận hành khá khan hiếm nhân lực và có nhu cầu tuyển dụng cao tại nhiều doanh nghiệp và xí nghiệp bởi:
-
Nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng dẫn đến việc các doanh nghiệp, nhà máy cần đầu tư nhiều hơn vào máy móc và thiết bị hiện đại. Nhờ thế mà nhu cầu tuyển dụng kỹ sư vận hành máy để điều khiển và bảo trì cũng tăng cao.
-
Các nhà máy ngày càng áp dụng máy móc công nghệ như robot, máy móc tự động để tự động hóa quy trình sản xuất.
-
Nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe, đòi hỏi các nhà máy phải vận hành máy móc an toàn và hiệu quả. Do vậy, nhà máy cần có một đội ngũ kỹ sư vận hành có trình độ chuyên môn cao để làm việc.

Bạn có thể tìm việc về ngành kỹ sư vận hành máy trong các lĩnh vực như:
-
Sản xuất: Nhà máy trong các lĩnh vực như sản xuất đồ uống, thực phẩm, điện tử, hóa chất, dệt may,...
-
Năng lượng: Nhà máy khí gas, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu,...
-
Xây dựng: Các công trình cầu đường, xây dựng, tòa nhà cao ốc,...
-
Dịch vụ: Khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại,...
7. Nên học khối nào, trường gì để làm kỹ sư vận hành?
Để theo đuổi ngành kỹ sư vận hành, bạn cần cân nhắc qua các khối học và trường đại học bao gồm:
7.1. Khối học
Bạn nên chọn khối A với các môn Toán, Vật lý và Hóa học. Khối này giúp bạn có kiến thức nền tảng về khoa học, kỹ thuật và toán học. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn học các khối A1 với các môn như Toán, Vật lý và Tiếng Anh khi quyết định theo đuổi ngành này.

7.2. Các trường Đại học
Có nhiều trường Đại học hiện nay đào tạo ngành kỹ sư vận hành mà bạn có thể tham khảo qua:
-
Đại học Bách khoa Hà Nội
-
Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
-
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
-
Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
-
Đại học Dầu khí Việt Nam
-
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
-
Đại học Nha Trang
-
Đại học Đà Nẵng
8. Xu hướng ngành nghề kỹ sư vận hành 2024
Hiện nay, ngành kỹ sư vận hành vẫn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn trong năm 2024. Chính vì thế, các mức lương cũng như đãi ngộ khá hấp dẫn đối với cả các sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội làm việc trong ngành kỹ sư vận hành tại các trang như:
Các trang web tuyển dụng:
-
Job3s
-
Vietnamworks
-
TopCV
-
CareerLink

Các trang web của công ty:
-
Truy cập vào các trang web của các công ty mà bạn đang quan tâm để tìm kiếm thêm thông tin tuyển dụng.
-
Đăng ký nhận thông báo qua email để được thông báo khi nào có vị trí tuyển dụng phù hợp.
Mạng xã hội:
-
Tham gia các nhóm Facebook có liên quan đến ngành kỹ sư vận hành để tìm kiếm cơ hội.
-
Theo dõi trang LinkedIn của công ty để cập nhật thông tin.
Các hội chợ việc làm:
-
Tham gia các hội chợ việc làm để gặp gỡ các nhà tuyển dụng trực tiếp.
-
Tham dự các hội thảo có chuyên đề về kỹ sư vận hành để học hỏi thêm kinh nghiệm và tìm cơ hội việc làm.
Mạng lưới quan hệ:
-
Liên hệ với bạn bè hoặc người thân đang làm việc trong ngành để tìm kiếm thông tin tuyển dụng.
-
Tham gia các hội nhóm chuyên ngành để kết nối với các kỹ sư khác.
Sau khi giải đáp được câu hỏi kỹ sư vận hành là gì, tiêu chí trong ngành kỹ sư vận hành máy, bạn đã trang bị cho mình những kiến thức phù hợp khi theo đuổi vị trí công việc này. Qua đó, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp với bản thân.