MT là gì? Vai trò và chiến lược phát triển kênh Modern Trade

MT là gì hay Modern Trade là gì đều là những khái niệm mới được sử dụng nhiều trong kinh doanh và Marketing. Thuật ngữ này nhằm chỉ một kênh phân phối hiện đại, có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh thương mại. MT được xem là bước đột phá trong kinh doanh, làm thay đổi rất nhiều tư duy của nhà bán hàng so với kênh truyền thống.

1. MT là gì? Các định nghĩa liên quan đến MT

MT là từ viết tắt của thuật ngữ Modern Trade, tức là những kênh phân phối, bán hàng hiện đại hoặc thương mại hiện đại hoặc các nhóm sản phẩm khác nhau. Ra đời vào những năm 1990, MT nhanh chóng trở thành một phương thức thương mại đột phá và phổ biến trên khắp thế giới.

Định nghĩa ​​MT là gì?
Định nghĩa ​​MT là gì? Đó là những kênh phân phối, bán hàng hiện đại

Các kênh MT sẽ kết hợp sử dụng các phương pháp quản lý, ứng dụng công nghệ và hệ thống cửa hàng, kho vận hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng cách sử dụng những thay đổi hiện đại này, MT đã mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng một cách có tổ chức và khoa học.

Các kênh MT dần xuất hiện ở mọi ngành hàng với hệ thống quản lý chuyên nghiệp, bao gồm đội ngũ hậu cần và các chính sách kinh doanh hiện đại.

2. Các mô hình áp dụng kênh MT phổ biến hiện nay

Các mô hình áp dụng kênh MT là gì? Các hình thức MT phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Hypermarket - Đại siêu thị: Đây là loại mô hình kinh doanh đặc biệt, cao cấp hơn siêu thì nhưng chưa đạt tầm với trung tâm thương mại. Đại siêu thị cung cấp nhiều loại sản phẩm bao gồm tạp hóa, quần áo, đồ điện tử…

  • Supermarket - Siêu thị: Là kênh bán lẻ dưới hình thức tự phục vụ, cung cấp nhiều loại thực phẩm, đồ uống và sản phẩm gia dụng đa dạng, được sắp xếp tổ chức thành các khu.

  • Retail chain - Chuỗi cửa hàng hệ thống: Là nhóm những cửa hàng có cùng một thương hiệu, quản lý từ trung tâm. Các retail chain có phục vụ cùng một khu vực hoặc trải dài ra nhiều khu vực khác nhau nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

  • Convenience Store - Cửa hàng tiện lợi: Là một kênh bán hàng nhỏ với nhiều mặt hàng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày như thực phẩm, đồ dùng cá nhân, tạp chí…. Cửa hàng tiện lợi có thể là kênh bán lẻ tự do hoặc thuộc chuỗi hệ thống thương hiệu.

  • E- Commerce - Thương mại điện tử: Là kênh giao dịch thương mại trên các hệ thống điện tử thông qua internet.

Những mô hình áp dụng kênh MT hiện nay
Những mô hình áp dụng kênh MT hiện nay

3. Vai trò của MT trong hoạt động kinh doanh và Marketing

Vậy đối hoạt động kinh doanh vai trò của MT là gì? Nâng cao doanh số và hiệu quả kinh doanh là vai trò nổi bật nhất của MT. Đồng thời vai trò và tầm quan trọng của MT còn được thể hiện qua các yếu tố như:

3.1. Kênh phân phối cao cấp

Với mạng lưới siêu thị và chuỗi cửa hàng bán lẻ với độ phủ rộng lớn, MT cho phép các đơn vị kinh doanh tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều loại sản phẩm đa dạng khác nhau.

3.2. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Các cửa hàng MT có không gian bày trí thông minh, vị trí tiện lợi với nhiều loại sản phẩm, mang đến trải nghiệm mua sắm bất tận cho người dùng. Đồng thời các sản phẩm liên quan sẽ được bố trí cẩn thận sao cho phù hợp với nhu cầu tìm kiếm sản phẩm của mỗi khách hàng.

Tính thuận tiện này sẽ thúc đẩy ham muốn mua hàng và góp phần tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng tốt hơn.

3.3. Tiếp cận và mở rộng thị trường kinh doanh

Bằng cách hợp tác với các nhà bán lẻ kênh MT, doanh nghiệp có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường người tiêu dùng, hướng tới nhiều phân khúc. Từ đó mở rộng tệp khách hàng của mình.

Vai trò trong hoạt động kinh doanh của MT là gì?
Vai trò trong hoạt động kinh doanh của MT là gì? Đó chính là mở rộng thị trường

3.4. Tăng hiệu quả vận chuyển và phân phối

Hệ thống phân phối hiện đại của kênh MT giúp tối ưu hóa giai đoạn vận chuyển, cắt giảm đối tượng trung gian khi phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất tới điểm bán. Điều này giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí và thời gian, cũng như tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng.

3.5. Tăng khả năng quả bá thương hiệu

Các hệ thống thuộc kênh MT thường có không gian kệ chuyên dụng để trưng bày các sản phẩm nổi bật, sản phẩm chiến lược. Việc này sẽ giúp tăng khả năng nhận diện sản phẩm tới người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, tri ân của đối tác cũng có thể nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu. Giúp nâng cao nhận thức và doanh số một cách hiệu quả.

3.6. Tạo môi trường cạnh tranh sống động

Sự cạnh tranh giữa các kênh MT sẽ thúc đẩy thị trường kinh doanh. Tạo nên một môi trường cạnh tranh sôi động, thúc đẩy liên tục sự sáng tạo, đổi mới về sản phẩm và chiến lược Marketing. Điều này giúp sản phẩm và dịch vụ luôn được cải thiện và nâng cao chất lượng.

4. Các chiến lược phát triển MT trong kinh doanh

Để hình thức MT đạt hiệu quả tốt nhất, giúp doanh nghiệp mang được lợi nhuận và giảm thiểu được các rủi ro hàng hóa; doanh nghiệp cần phải có chiến lược phát triển MT.

Các chiến lược kinh doanh để phát triển MT là gì
Các chiến lược kinh doanh để phát triển MT phổ biến hiện nay

4.1. Hiểu rõ vị thế của thương hiệu

Phải hiểu được vị thế của sản phẩm với thương hiệu đang nằm ở đâu trên thị trường mới có thể đề chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp cho từng sản phẩm và chiến lược chung cho cả thương hiệu để tối ưu hiệu quả kinh doanh.

4.2. Sử dụng chiến thuật kệ chính (Mainshelf)

Hầu hết các thương hiệu đều muốn sản phẩm của mình được xuất hiện ở kệ chính để thu hút sự chú ý của khách hàng. Xác định vị trí quầy chính của thương hiệu trong cửa hàng chính là cách để cách thương hiệu tăng khả năng cạnh tranh và dễ dàng tiếp cận người mua nhanh chóng hơn.

4.3. Sử dụng chiến thuật kệ thứ cấp

Chiến thuật kệ thứ cấp thường chỉ được sử dụng trong 1 thời điểm nhất định vì chi phí đầu tư cao. Để chiến thuật này đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần biết cách “chặn” dòng khách hàng để họ chỉ chú ý đến sản phẩm của mình và thúc đẩy hành vi mua hàng.

4.4. Quản lý danh mục và lượng sản phẩm

Chiến lược này sẽ tập trung vào vào việc tối ưu việc phân loại, giá cả vị trí của sản phẩm trong từng danh mục cụ thể. Kênh MT sẽ phân tích sở thích, xu hướng mua sắm của thị trường.

Bên cạnh đó, yếu tố về cách bày trí gian hàng một cách khoa học cũng sẽ tạo hiệu ứng và thu hút sự tập trung của khách hàng. Các sản phẩm chiếm thị phần cao cần được trưng bày nhiều hơn.

4.5. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Bạn có thể xây dựng gian hàng thương hiệu tại hệ thống các siêu thị và cửa hàng để gia tăng khả năng tương tác khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để từ đó cho ra mắt những chương trình ưu đãi phù hợp với nhu cầu của họ.

Bằng cách hiểu tính cách, hành vi và lịch sử mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp có thể thúc đẩy lòng trung thành và sự ủng hộ của họ cho thương hiệu.

4.6. Khuyến mãi và giảm giá

Các chương trình khuyến mãi và giảm giá ở thể ở dưới các hình thức như giới hạn thời gian ưu đãi, theo gói tặng kèm, ưu đãi theo số lượng… Bằng cách tính toán lợi nhuận giá để kích cầu mua sắm, kích thích nhu cầu mua hàng sẽ tạo ra doanh thu cao hơn nhiều so với đối thủ.

4.7. Kết hợp truyền thông số

Hiện nay, khách hàng không chỉ thấy và “chạm” vào thương hiệu qua các kênh offline. Việc ứng dụng truyền thông số là chiến lược không thể thiếu trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay. Những chiến lược hấp dẫn sẽ tăng sự uy tín, trải nghiệm thị giác và tạo ấn tượng cho khách hàng. Từ tạo ra sự quan tâm và kích thích nhu cầu mua hàng.

5. Ưu điểm - hạn chế của Modern Trade

Bên cạnh việc tìm hiểu MT là gì, những lợi ích của MT, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những ưu điểm và nhược của Modern Trade để khắc phục được những hạn chế này.

Kênh MT cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng
Kênh MT cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng

5.1. Ưu điểm của MT là gì?

  • Các nhà sản xuất có trực tiếp quản lý các loại hàng hóa, sản phẩm và tăng khả năng tiếp cận nhanh chóng tới đối tượng khách hàng.

  • Đối với các kênh thương mại điện tử, họ có kết hợp với các địa điểm bán lẻ chuyên nghiệp với brand nổi bật.

5.2. Hạn chế của MT là gì?

  • Các hình thức khi mới bắt đầu tìm hiểu hoặc cửa hàng có ý định chuyển sang kênh MT sẽ cần tốn nhiều thời gian và chi phí vận hành và làm chiến dịch tiếp thị.

  • Các kênh thương mại MT hiện mới chỉ tập trung tại các tỉnh thành phố lớn. Tại những khu vực chưa phát triển, mô hình này còn chưa được áp dụng nhiều và chưa đáp ứng được chất lượng.

6. Thách thức của MT trong tương lai

Một trong những thách thức lớn nhất của kênh MT là sự cạnh tranh của các kênh bán hàng online. Các nhà bán lẻ trực tuyến tạo ra sự cạnh tranh rất lớn về giá cả, tạo ảnh hưởng rất nhiều cho thương mại truyền thống. Các kênh MT cần nâng cao trải nghiệm mua sắm thực tế, kết hợp truyền thông số và các nhà bán lẻ trực tuyến để phát triển xu hướng chiến lược đa kênh.

Trong tương lai, kênh MT vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Trong tương lai, kênh MT vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Bên cạnh đó, MT phải tìm ra cách để thích ứng với sở thích và hành vi mua sắm thay đổi liên tục của khách hàng. Doanh nghiệp cần phải biết cách thay đổi để nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa, tính bền vững và sự tiện lợi cho khách hàng. Đồng cũng không thể bỏ qua những chương trình tri ân để khách hàng cảm thấy luôn được trân trọng.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề MT là gì. MT không chỉ là một chiến lược kinh doanh giúp đại lý, cửa hàng tăng hiệu quả doanh số, mà còn tạo cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm mới mẻ, hiện đại và tiện lợi. Bạn cần hiểu rõ những lợi ích, ưu nhược điểm và chiến lược áp dụng MT là gì để phát huy tối đa hiệu quả của kênh Modern Trade

Bài viết liên quan

job3s