Ngành giáo dục công dân là gì? Ra trường làm nghề gì?
1. Ngành giáo dục công dân là ngành gì?
Giáo dục công dân (Civic Education) là một hệ thống kiến thức liên quan đến khá nhiều lĩnh vực ví như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Vai trò của giáo dục công dân rất quan trọng trong nhà trường THCS, THPT vì nó giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Các phẩm chất đạo đức này được hình thành và phát triển gắn liền với quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi các vấn đề về đạo đức, lối sống và pháp luật ngày càng được chú trọng, ngành giáo dục công dân càng thể hiện rõ vai trò trong việc giúp học sinh tránh xa các hành vi tiêu cực như bạo lực học đường, vi phạm pháp luật hay lệch lạc về nhận thức xã hội. Ngoài ra, ngành còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, công bằng và tiến bộ.
Hiện nay, nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy giáo dục công dân vẫn còn thiếu. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2023, cả nước còn thiếu khoảng 8.000 giáo viên giáo dục công dân ở bậc THCS và THPT, đặc biệt tập trung ở các tỉnh miền núi và vùng sâu vùng xa.

Ngoài lĩnh vực giảng dạy, cử nhân ngành này còn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc trung tâm đào tạo kỹ năng sống. Tuy nhiên, so với các ngành nghề khác, ngành giáo dục công dân có tốc độ tăng trưởng nhân lực khoảng 4 - 6%/năm, mang tính ổn định và bền vững.
2. Ngành giáo dục công dân học những gì?
Học ngành giáo dục công dân, sinh viên sẽ được trang bị tất cả những kiến thức đại cương, tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục,; xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước. Ngoài ra, các bạn còn có thể tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học, được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
Cụ thể, sinh viên theo ngành này sẽ được học khối kiến thức chính sau:
- Kiến thức về đạo đức và triết học gồm các môn học như Đạo đức học, Triết học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiến thức này nhằm giúp sinh viên nắm vững những chuẩn mực, giá trị đạo đức, tư duy triết học phục vụ cho việc giáo dục nhân cách.
- Kiến thức pháp luật: Sinh viên sẽ được học các môn như Luật hiến pháp, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình… Từ đó, giúp bạn hiểu, vận dụng các quy định pháp luật trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống.
- Chính trị và xã hội học gồm các học phần như Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lý luận chính trị, Xã hội học đại cương… Theo đó, sinh viên có thể hiểu rõ về hệ thống chính trị, cơ cấu xã hội và các mối quan hệ đời sống.
- Kỹ năng sư phạm và giáo dục học: Sinh viên sẽ học một số môn như phương pháp giảng dạy giáo dục công dân, tâm lý học lứa tuổi học sinh, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, kỹ năng giao tiếp sư phạm… từ đó phát triển năng lực giảng dạy, kỹ năng sư phạm, xử lý tình huống.
- Kỹ năng mềm và thực hành: Sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức hoạt động ngoại khóa, thực hành giảng dạy tại các trường phổ thông qua các đợt thực tập.
3. Các khối xét tuyển ngành giáo dục công dân
Trước tiềm năng phát triển của ngành giáo dục công dân, nhiều thí sinh quyết định theo học lĩnh vực này. Có rất nhiều tổ hợp xét tuyển theo học ngành tại các trường đại học uy tín. Trong đó, tổ hợp C00 và C19 là hai tổ hợp truyền thống và phổ biến nhất đối với ngành giáo dục công dân. Dưới đây là các tổ hợp xét tuyển và môn học mà bạn có thể tham khảo:
Tổ hợp | Môn học |
C00 | Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý |
C14 | Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân |
C19 | Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân |
D01 | Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh |
D02 | Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga |
D03 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp |
D14 | Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh |
D15 | Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh |
D66 | Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh |
D68 | Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga |
D70 | Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp |
4. Ngành giáo dục công dân ra trường làm gì?
Ngành giáo dục công dân đang có nhiều tiềm năng phát triển với cơ hội nghề nghiệp rộng mở với các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành này. Dưới đây là chi tiết những vị trí công việc mà sinh viên có thể làm sau khi ra trường:

4.1. Cán bộ quản lý giáo dục
Cán bộ quản lý giáo dục là những người làm việc trong các tổ chức giáo dục, trường học hoặc các tổ chức phi chính phủ, cố vấn giáo dục tư vấn, hướng dẫn về công dân, đạo đức, trách nhiệm xã hội cho học sinh, sinh viên.
Công việc của cán bộ quản lý giáo dục bao gồm xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục, nhằm đảm bảo chương trình giảng dạy được thực hiện đúng quy định, đạt chất lượng cao. Ngoài ra, những người này còn giám sát quá trình giảng dạy, đánh giá hiệu quả đào tạo, đề xuất các giải pháp cải thiện phương pháp giảng dạy.
Tại Việt Nam, mức lương của cán bộ quản lý giáo dục phụ thuộc vào vị trí công tác, thâm niên và cấp bậc quản lý tại trường học, sở giáo dục, phòng giáo dục…, thường dao động từ 8,000,000 - 15,000,000 VNĐ/tháng.
4.2. Nhà phân tích chính sách
Nhà phân tích chính sách là những người tham gia vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những chính sách liên quan đến giáo dục công dân, các vấn đề xã hội. Những người làm công việc này thường làm việc cho các tổ chức chính phủ, những tổ chức nghiên cứu hay tổ chức phi chính phủ.
Công việc của nhà phân tích chính sách bao gồm thu thập, tổng hợp, đánh giá dữ liệu liên quan đến những chính sách hiện có, đồng thời phân tích các tác động của chính sách này đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài ra, những nhà phân tích này cũng chịu trách nhiệm soạn thảo báo cáo, tài liệu nghiên cứu để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách, tư vấn cho các bên liên quan.
Hiện nay, mức lương của nhà phân tích chính sách khá đa dạng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, chuyên môn và nơi làm việc. Nếu bạn làm ở cơ quan nhà nước, mức lương có thể dao động từ 8,000,000 - 11,000,000 VNĐ/tháng, làm việc ở doanh nghiệp tư nhân là từ 10,000,000 - 20,000,000 VNĐ/tháng. Đặc biệt, nếu ứng viên công tác tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ thì mức thu nhập có thể cao hơn từ 15,000,000 - 30,000,000 VNĐ/tháng.
4.3. Giáo viên môn Giáo dục công dân
Giáo viên môn Giáo dục công dân là những người làm việc tại các trường tiểu học, trung học, đại học, chuyên giảng dạy các khóa học về công dân, đạo đức, nhân quyền và luật pháp. Giáo viên Giáo dục công dân có thể giúp học sinh hiểu về quyền, trách nhiệm công dân, khuyến khích tư duy phản biện, xây dựng nhân cách đạo đức cho thế hệ tương lai.
Công việc chính của giáo viên Giáo dục công dân là xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với chương trình học, thiết kế bài giảng giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, các giáo viên còn có nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra, thảo luận.
Mức lương trung bình của một giáo viên Giáo dục công dân thường rơi vào khoảng 7,000,000 - 14,000,000 VNĐ/tháng, tùy vào trình độ, thâm niên và vị trí công tác. Ngoài ra, nếu một giáo viên đạt chuẩn hạng cao hơn, mức thu nhập cũng tăng cao hơn.
4.4. Chuyên viên tư vấn tâm lý, giáo dục đạo đức
Chuyên viên tư vấn tâm lý, giáo dục đạo đức là những người làm công tác hỗ trợ, tư vấn cho học sinh, sinh viên hay các cá nhân tổ chức nhằm giúp họ giải quyết các vấn đề tâm lý, hành vi, rèn luyện đạo đức, nhân cách.
Công việc chính của các chuyên viên tư vấn tâm lý, giáo dục đạo đức là tham vấn và hỗ trợ cá nhân hay tổ chức trong các vấn đề về tâm lý, hành vi, ứng xử và phát triển nhân cách. Những chuyên viên này cũng phối hợp với giáo viên, phụ huynh, các tổ chức liên quan tạo ra môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh cho học sinh.
Chuyên viên tư vấn tâm lý, giáo dục đạo đức thường có mức lương phụ thuộc vào nơi làm việc và kinh nghiệm nghề nghiệp. Nếu bạn làm việc tại các trường công lập, cơ quan nhà nước, thu nhập có thể dao động từ 7,000,000 - 11,000,000 VNĐ/tháng. Nhưng, khi làm việc tại các trung tâm tư vấn tâm lý, bệnh viện hoặc tổ chức phi chính phủ, mức lương của bạn có thể dao động từ 10,000,000 - 20,000,000 VNĐ/tháng.
4.5. Chuyên viên nghiên cứu khoa học giáo dục
Chuyên viên nghiên cứu khoa học giáo dục là những người chuyên thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục để tìm ra các phương pháp, giải pháp hoặc chính sách mới giúp nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển hệ thống giáo dục.
Công việc của chuyên viên nghiên cứu khoa học giáo dục là chịu trách nhiệm thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu từ các nghiên cứu về giáo dục, giảng dạy, học tập. Các chuyên viên này cũng có nhiệm vụ viết báo cáo khoa học, nghiên cứu và tham gia những hội thảo chuyên môn để chia sẻ kết quả nghiên cứu với cộng đồng.
Mức lương của chuyên viên nghiên cứu khoa học giáo dục nếu làm việc tại các viện nghiên cứu giáo dục hoặc trường đại học công lập thường dao động từ 7,000,000 - 13,000,000 VNĐ/tháng, tùy thuộc vào thâm niên. Nhưng, nếu làm việc tại các tổ chức nước ngoài, thu nhập của bạn có thể khá hấp dẫn dao động từ 10,000,000 - 20,000,000 VNĐ/tháng.

5. Trường đào tạo ngành giáo dục công dân tốt nhất
Với sự gia tăng của các vấn đề xã hội hiện nay như bất bình đẳng, biến đổi khí hậu, thách thức đa văn hóa cùng với sự thiếu hiểu biết về quyền và trách nhiệm khiến ngành giáo dục công dân trở nên quan trọng, tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Dưới đây là một số trường đào tạo ngành này mà bạn có thể tham khảo:
Khu vực | Tên trường | Ngành học | Khối tuyển sinh | Điểm chuẩn (2024) | Học phí (2024) |
Miền Bắc | Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | Giáo dục Công dân | D01; C00; D66; C19 | 27.94 | Miễn học phí |
Đại học Sư phạm Hà Nội | Giáo dục Công dân | C19, C20 | 28.6 | Miễn học phí | |
Đại học Thủ đô Hà Nội | Giáo dục Công dân | D84; D66; D78; D96 | 25.99 | 1,250,000 VNĐ/tháng | |
Miền Trung | Đại học Sư phạm Đà Nẵng | Giáo dục Công dân | C00; C20; D66; C19 | 27.34 | Miễn học phí |
Đại học Sư phạm Huế | Giáo dục Công dân | C00; C19; C20; D66 | 27.3 | Miễn học phí | |
Miền Nam | Đại học Cần Thơ | Giáo dục Công dân | C00; C19; D14; D15 | 27.31 | 19,400,000 VNĐ/năm |
Đại học Sư phạm TP. HCM | Giáo dục Công dân | C00; C19; D01 | 27.34 | Miễn học phí |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ có tác dụng tham khảo. Bạn có thể truy cập vào website của từng trường để có tin tức chuẩn xác nhất.
6. Tiềm năng và cơ hội của ngành giáo dục công dân
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, ngành ngành giáo dục công dân hiện có nhiều tiềm năng phát triển với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Việc giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, ý thức công dân và trách nhiệm xã hội cho học sinh được coi là trọng tâm. Vì vậy, môn giáo dục công dân ngày càng được đầu tư, đổi mới và được nâng cao vị thế trong chương trình giáo dục.
Hiện nay, tình trạng thiếu giáo viên đặc biệt là giáo viên giáo dục công dân ngày càng trầm trọng. Chính lỗ hổng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân đòi hỏi các trường đẩy mạnh chỉ đạo, nâng cao số lượng cũng như chất lượng giáo viên. So với những ngành khác, chỉ tiêu dành cho ngành giáo dục công dân ngày một tăng lên tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Ngoài ra, ngành giáo dục công dân không chỉ giới hạn trong vai trò làm giáo viên mà còn mở ra các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực khác như quản lý giáo dục, tư vấn tâm lý, nghiên cứu và xây dựng chính sách giáo dục. Điều đó chứng tỏ đây là ngành tiềm năng dành cho các bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này.
Nhìn chung, ngành giáo dục công dân đang được nước ta đầu tư và đặc biệt quan tâm trong bối cảnh xã hội hiện đại đang rất cần nâng cao nhận thức về đạo đức, pháp luật và kỹ năng công dân. Có nhiều trường đại học uy tín đào tạo giảng dạy lĩnh vực này, hỗ trợ sinh viên có thể học hỏi, bổ sung những kiến thức tốt nhất. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi việc làm giáo dục đào tạo có thể truy cập vào Job3s.com.vn để cập nhật thông tin mới nhất nhé.