Ngành quản trị khách sạn là gì? Ra trường làm nghề gì?

Ngành quản trị khách sạn là chuyên ngành liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong bối cảnh dịch vụ và du lịch phát triển mạnh mẽ, ngành quản trị khách sạn mang đến mức lương hấp dẫn từ 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng cùng nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.

1. Ngành Quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn (Hotel Management) là một chuyên ngành liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc nhà hàng. Mục tiêu là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, đồng thời tăng lợi nhuận kinh doanh cho đơn vị lưu trú.

Quản trị khách sạn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực du lịch và dịch vụ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, đất nước. Ngoài ra, ngành này còn đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng, mang đến sự hài lòng cho du khách. Quản trị khách sạn cũng giúp nâng cao hình ảnh của địa điểm du lịch trong mắt du khách trong nước và quốc tế.

Sinh viên học ngành quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí như quản lý nhà hàng, quản lý dịch vụ phòng, quản lý khách sạn, quản lý sự kiện hay tiếp thị du lịch…. Đặc biệt bối cảnh ngành du lịch phát triển mạnh mẽ đã mở ra cơ hội việc làm quản trị khách sạn lớn cho ứng viên.

Ngành quản trị khách sạn mang đến dịch vụ chất lượng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
Ngành quản trị khách sạn mang đến dịch vụ chất lượng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng

2. Ngành Quản trị khách sạn học gì?

Ngành quản trị khách sạn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường dịch vụ chuyên nghiệp. Trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức như:

  • Kiến thức nền tảng về Quản trị: Các môn học bao gồm quản trị kinh doanh, tài chính, kinh tế du lịch, marketing. Đây là những kiến thức cơ bản giúp sinh viên có thể nắm chắc được nguyên tắc quản lý trong ngành, hiểu hơn về quy trình quản lý khách sạn, đồng thời cũng là nền tảng để học các môn chuyên ngành về sau.

  • Các môn học chuyên ngành: Sau khi học các môn cơ bản, sinh viên sẽ được tiếp cận các môn chuyên ngành chính như quản trị lưu trú, quản trị tiền sảnh, đặt chỗ, quản trị doanh thu… Những môn học này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về cách vận hành và quản lý các dịch vụ trong khách sạn.

  • Kỹ năng thực tế, liên quan: Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, chương trình học còn cho sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp để nâng cao kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm.

  • Chương trình đào tạo song ngữ: Một số trường đại học hiện nay đang áp dụng chương trình đào tạo song ngữ để giúp sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ, mở rộng cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp và năng động.

  • Thực tập hưởng lương tại khách sạn: Tùy vào trường đào tạo, sinh viên có thể được thực tập tại các khách sạn lớn trong nước và quốc tế có hưởng lương. Đây là cơ hội lớn để sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn.

Quản trị khách sạn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường dịch vụ chuyên nghiệp
Quản trị khách sạn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường dịch vụ chuyên nghiệp

3. Học ngành quản trị khách sạn ra làm gì?

Ngành quản trị khách sạn mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

  • Nhân viên lễ tân là người tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đảm nhận nhiệm vụ chào đón, làm thủ tục nhận, trả phòng; Hỗ trợ khách hàng giải đáp những vấn đề thắc mắc. Công việc này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ tốt.

  • Chuyên viên tư vấn, đặt phòng chịu trách nhiệm tư vấn, giới thiệu các dịch vụ phòng của khách sạn; Hướng dẫn quy trình đặt phòng cho khách hàng.

  • Chuyên viên phát triển sản phẩm dịch vụ là người chuyên nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Nhân viên tổ chức sự kiện phụ trách lên kế hoạch, tổ chức, giám sát các sự kiện diễn ra tại khách sạn. Vị trí này yêu cầu có khả năng sáng tạo, sắp xếp và tổ chức sự kiện.

  • Giám sát, quản lý là người trực tiếp điều hành, quản lý và giám sát các hoạt động của khách sạn, đảm bảo các dịch vụ được thực hiện theo đúng quy trình và chất lượng.

  • Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và phát triển các dịch vụ của khách sạn. Vị trí này yêu cầu có khả năng lãnh đạo tốt, đàm phán, tư duy chiến lược.

  • Quản trị nhân sự phụ trách tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên trong khách sạn, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc.

  • Sales – Marketing đóng vai trò thiết kế, triển khai các dự án nhằm quảng bá hình ảnh của khách sạn, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Công việc này yêu cầu sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt bà am hiểu về thị trường du lịch.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có làm việc tại nhiều vị trí khác nhau
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có làm việc tại nhiều vị trí khác nhau

4. Mức lương của ngành quản trị khách sạn

Mức lương của ngành quản trị khách sạn ở rất cao, trung bình từ 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng. Theo khảo sát của Job3s, mức lương của ngành quản trị khách sạn theo cấp bậc và vị trí việc làm hiện nay như sau:

Mức lương theo Cấp Bậc

Ngành

Quản trị khách sạn

Mức lương giao động

(VNĐ/tháng)

Thực sinh khách sạn

3.000.000 - 5.000.000

Nhân viên khách sạn

(Mới ra trường, mới đi làm)

5.000.000 - 8.000.000

Nhân viên khách sạn

(1-3 năm kinh nghiệm)

7.000.000 - 14.000.000

Quản lý khách sạn

13.000.000 - 19.000.000

Giám đốc khách sạn

20.000.000 - 30.000.000

Mức lương theo Vị trí

Ngành

Quản trị khách sạn

Mức lương giao động

(VNĐ/tháng)

Lễ tân khách sạn

5.000.000 - 10.000.000

Hành chính nhân sự

6.000.000 - 10.000.000

Chăm sóc khách hàng

7.000.000 - 10.000.000

Kế toán khách sạn

8.000.000 - 15.000.000

Đầu bếp khách sạn

10.000.000 - 15.000.000

Marketing khách sạn

10.000.000 - 15.000.000

Tổ chức sự kiện

15.000.000 - 30.000.000

Lưu ý: Mức lương ngành Quản trị khách sạn thay đổi phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn. Những người tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn tốt sẽ nhận được mức lương cao hơn. Ngoài ra, khi làm việc tại khách sạn quy mô lớn, nổi tiếng cũng sẽ có thu nhập hấp dẫn.

5. Mô tả công việc của nhà quản trị khách sạn

Quản trị khách sạn giúp hoạt động kinh doanh của khách sạn diễn ra hiệu quả, tăng nguồn doanh thu. Vì vậy khối lượng công việc của vị trí này khá lớn, bao gồm:

  • Quản lý và điều hành hoạt động của khách sạn bao gồm lập kế hoạch, triển khai các hoạt động khách sạn; Quản lý ngân sách và tài chính; Giám sát, đánh giá các bộ phận đảm bảo hoạt động diễn ra đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ.

  • Phát triển khách sạn và sản phẩm dịch vụ mới là các hoạt động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để giới thiệu đến khách hàng; Thực hiện các chiến lược quảng bá hình ảnh khách sạn, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng nhằm gia tăng doanh thu.

  • Quản lý nhân sự liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo và phân công công việc cho các nhân sự trong khách sạn. Ngoài ra vị trí này còn giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nhân sự trong khách sạn. Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Khối lượng công việc của quản trị khách sạn tương đối lớn
Khối lượng công việc của quản trị khách sạn tương đối lớn

6. Tố chất cần có khi học ngành quản trị khách sạn

Ngành quản trị khách sạn không chỉ đòi hỏi sinh viên có kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu những tố chất đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của công việc như:

  • Khả năng chịu áp lực cao: Quản trị khách sạn thuộc nhóm ngành dịch vụ nên phải tiếp xúc với lượng lớn khách hàng, đối mặt với nhiều tình huống phát sinh. Vậy nên ứng viên khi làm việc cần có khả năng chịu áp lực công việc lớn, xử lý tình huống nhanh và bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

  • Khả năng ngoại ngữ tốt: Để giao tiếp với khách hàng quốc tế và tăng cơ hội làm việc trong các khách sạn cao cấp, sinh viên cần có khả năng ngoại ngữ tốt. Hiện nay nhiều trường đại học đã mở chuyên ngành quản trị kinh khách sạn giảng dạy bằng tiếng anh để nâng cao chất lượng đào tạo, trang bị các kỹ năng cần thiết cho sinh viên.

  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là tố chất quan trọng giúp tạo ấn tượng với khách hàng. Người làm dịch vụ phải biết lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ.

  • Sự linh hoạt, chủ động: Công việc của quản trị khách sạn thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người. Vậy nên, ngành nghề này yêu cầu sự linh hoạt, chủ động xử lý mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Đây là tố chất cần có để đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ.

  • Hiểu biết về văn hoá đa dạng: Sự hiểu biết về văn hoá, ẩm thực và phong tục đa dạng sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được tâm lý của du khách ở nhiều vùng miền, quốc gia, từ đó dễ dàng hòa nhập và mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

  • Khả năng tổ chức, quản lý: Đây là một yếu tố quan trọng để kết nối các bộ phận trong khách sạn một cách hiệu quả.

Ngành quản trị khách sạn yêu cầu những tố chất đặc biệt
Ngành quản trị khách sạn yêu cầu những tố chất đặc biệt

7. Trường đào tạo ngành quản trị khách sạn uy tín hiện nay

Hiện nay nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành Quản trị khách sạn với chương trình chất lượng cao, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết như:

Khu vực

Tên trường

Ngành học

Khối tuyển sinh

Điểm chuẩn

(2024)

Hà Nội

Đại học Kinh tế Quốc dân

Quản trị khách sạn

A01, D01, D09, D10 (tiếng anh nhân 2)

35.65

Hà Nội

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội

Quản trị khách sạn

A01

25.46

Hà Nội

Đại học Thương mại

Quản trị khách sạn

A00, A01, D01, D07

25.5

Hà Nội

Đại học Ngoại Thương

Quản trị khách sạn

A00, A01, D01, D07

28.1

Quản trị khách sạn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra hiệu quả. Công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng quản lý điều hành tốt. Vì vậy, sinh viên cần không ngừng cố gắng để tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng tốt yêu cầu công việc khi tham gia vào thị trường lao động.

Bài viết liên quan

job3s