Nhân viên Media là gì? Mô tả công việc của nhân viên Media
1. Nhân viên Media là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm nhân viên Media là gì thì hãy bắt đầu với việc tìm hiểu Media là gì? Media là một khái niệm được sử dụng phổ biến để mô tả các phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng để truyền tải những thông tin và tạo ra sự gắn kết, giao tiếp với đại chúng hoặc những công cụ được sử dụng nhằm lưu trữ và cung cấp các thông tin hoặc dữ liệu.
Media thường bao gồm các phương tiện phát sóng như báo, tạp chí, truyền hình, biển quảng cáo, điện thoại và internet. Các phương tiện truyền thông đại chúng này có thể là các kênh truyền thông đa dạng, như truyền hình, radio, báo chí, sách, tạp chí, trang web, mạng xã hội và nhiều hình thức khác.
Các hình thức của Media cũng rất đa dạng, được chia thành 3 hình thức chính:
-
Paid media: Những kênh người dùng phải trả phí để sử dụng như TV, Radio, Báo, Social,...
-
Owned media: Những kênh có quyền sở hữu như website, fanpage, youtube,...
-
Earned media: Những kênh mà thương hiệu không phải mất phí nhưng vẫn được quảng cáo, chẳng hạn như đánh giá của khách hàng,...
Theo đó, nhân viên Media là người đảm nhận việc thực hiện tất cả các công việc liên quan đến phương tiện truyền thông đại chúng. Tức là có nhiệm vụ thiết lập và triển khai những kế hoạch truyền thông Media cho công ty hoặc tổ chức.
Công việc của họ liên quan đến việc tạo, sản xuất, và truyền tải thông tin, tin tức, nội dung giải trí, hoặc quảng cáo đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí, trang web, mạng xã hội, video, và nhiều kênh khác.
Vai trò và trách nhiệm của nhân viên media có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại công ty truyền thông và dự án cụ thể mà họ đang trực tiếp tham gia và điều chỉnh.

2. Mô tả công việc của nhân viên Media
Do đây là một công việc hết sức năng động, sáng tạo và có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường làm việc nên các nhiệm vụ của nhân viên Media cũng có ít nhiều sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì những nhân viên Media đều phải nắm vững được các chương trình chỉnh sửa phần mềm cũng như thiết bị video và âm thanh.
Công việc hằng ngày của một nhân viên Media sẽ thực hiện bao gồm:
-
Sử dụng kiến thức chuyên môn về media và sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm như Final Cut Pro, AVID, After Effects và Photoshop để tạo các tác phẩm có độ trực quan, thu hút tốt.
-
Phối hợp chặt chẽ với đội ngũ sản xuất và đạo diễn, kỹ sư âm thanh, nhà quay phim và nhà sản xuất để tạo ra những sản phẩm như phim ngắn, video, kịch bản ngắn,...thu hút người xem.
-
Động não về chủ đề, lên ý tưởng kịch bản và lựa chọn chủ đề cho video, viết kịch bản và tiêu đề, chỉnh sửa cảnh quay âm thanh hoặc video cho các dự án truyền thông
-
Sản xuất nội dung âm thanh và video để sử dụng trực tuyến, cho quảng cáo, cho hình ảnh chuyển động,...
-
Có hiểu biết vững chắc về công nghệ và sử dụng tiến bộ công nghệ để quản lý việc tạo nội dung cho các định dạng kỹ thuật số
-
Giao tiếp với các bên liên quan sản xuất và dự án khác để xây dựng tài liệu âm thanh/hình ảnh hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của người dùng và mục tiêu sản xuất
-
Trực tiếp quản trị các kênh liên quan thuộc sở hữu của công ty hoặc tổ chức như tiktok, youtube, website...
-
Trực tiếp nhận và báo cáo hiệu suất công việc với cấp trên để tìm ra các mục tiêu và hướng dẫn về định vị thương hiệu, nhãn hàng, chiến dịch
-
Phối hợp với các bộ phận khác như Ads, SEO, Content để hỗ trợ cho mục tiêu kinh doanh của công ty được phát triển.
-
Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của quản lý và công ty

3. Yêu cầu đối với nhân viên Media
Để trở thành một nhân viên Media và được cống hiến cho công ty của mình, các nhân viên Media cần phải đầy đủ các yêu cầu dưới đây:
-
Đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành truyền thông, Media, marketing, công nghệ thông tin, quay phim và các ngành nghề liên quan khác
-
Có kinh nghiệm làm youtube hoặc được đào tạo về quay dựng video.
-
Có khả năng để tạo nội dung phù hợp cho các chiến dịch truyền thông Media thông qua thông cáo báo chí, các phương tiện truyền thông xã hội, các trang website và các kênh phân phối.
-
Có khả năng sáng tạo, lên ý tưởng kịch bản, quay và edit video hoàn chỉnh (Có thể sử dụng các phần mềm như Corel VideoStudio, Proshow, Adobe Premiere Pro CC……)
-
Có thể chịu được áp lực công việc, trung thực
-
Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm
-
Có khả năng nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với những người có ảnh hưởng truyền thông quan trọng
.jpg)
Các số liệu kết quả quan trọng đối với một nhân viên Media
- Lượt xem (Views)
Chỉ số lượt xem này đo lường được số lượng cá nhân đã phát hoặc xem một đoạn nội dung đa phương tiện (bản ghi âm, video,..) hoặc đoạn nội dung đa phương tiện khác được đọc hoặc theo dõi trực tuyến. Số lượt xem càng cao là chỉ số báo tốt về mức độ thành công của sản phẩm tài liệu âm thanh, hình ảnh cụ thể mà nhân viên media đã sản xuất.
- Tỷ lệ bỏ ngang ( Drop-off rate)
Chỉ số này được đo cùng với lượt xem nhằm thể hiện mức độ tương tác của khán giả với sản phẩm đã đăng tải. Thước đo này giúp xác định liệu người xem có bỏ ngang khi thời lượng video chưa hết hay không? Việc xác định những vấn đề này là vô cùng quan trọng vì việc một nhân viên Media tạo ra những sản phẩm thu hút, giữ chân khách hàng có thể cải thiện một phần nội dung, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang.
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
Nếu nội dung và mục đích của các sản phẩm đã đăng tải có những lời kêu gọi hành động hoặc bán các sản phẩm thì tỷ lệ chuyển đổi từ phần nội dung, hình ảnh là quan trọng. Các nhân viên Media sẽ sử dụng những công cụ phân tích để có thể theo dõi được người dùng và khách hàng mới đến từ đâu.
4. Những tố chất cần có của một nhân viên Media
Bạn cảm thấy bạn là người năng động, sáng tạo? Bạn yêu thích việc tạo ra các nội dung hấp dẫn để tiếp cận đến khách hàng và đại chúng. Đơn giản hơn, bạn mong muốn trở thành một người làm Media. Nhưng bạn thắc mắc "Những tố chất cần có của một nhân viên Media là gì?"
Hãy tham khảo những tố chất của một người làm Media cần có dưới đây:
4.1. Tư duy sáng tạo
Sự sáng tạo là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong ngành Media. Để có thể tạo ra những chiến lược quảng cáo độc đáo và tăng độ chuyển đổi cao, các nhân viên Media cần có khả năng tư duy sáng tạo để tạo ra nội dung truyền thông độc đáo, thu hút sự chú ý và gây ấn tượng đối với khán giả.
Phải luôn tìm tòi, suy nghĩ ra những ý tưởng mới và khác biệt để có thể thu hút được khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
4.2. Kiến thức về truyền thông, marketing và kỹ năng viết lách
Hiểu biết sâu về các kênh truyền thông, marketing xuất sắc giúp nhân viên Media biến ý tưởng thành nội dung hấp dẫn và truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả.
4.3. Khả năng thích ứng và học hỏi
Ngành Media thay đổi nhanh chóng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng mới. Nhân viên Media cần linh hoạt thích ứng với sự thay đổi và luôn tìm kiếm cập nhật thông tin, xu hướng mới để không bị lạc hậu.
4.4. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là điểm mạnh giúp nhân viên Media tương tác với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và người dùng một cách hiệu quả. Điều này giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt, đồng thuận trong công việc và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.

4.5. Kỹ năng phân tích và đánh giá
Để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch truyền thông, nhân viên Media cần có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược một cách khoa học và chính xác.
Những tố chất trên đây là những yếu tố quan trọng giúp nhân viên Media thành công và góp phần xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, nổi tiếng trên thị trường truyền thông đang cạnh tranh.
5. Mức lương của nhân viên Media
Hiện nay, với nhu cầu giải trí và truyền thông đang tăng cao, nhu nhập của các nhân viên Media cũng tương đối hấp dẫn.
Mức lương của nhân viên Media có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khu vực, quy mô và loại công ty, kinh nghiệm, trình độ học vấn, và vai trò cụ thể của từng cá nhân trong công ty. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mức lương của nhân viên Media theo từng mức độ kinh nghiệm như sau:
-
Đối với nhân viên Media mới ra trường: Mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 5.000.000 - 9.000.000 VNĐ/tháng
-
Đối với nhân viên Media có kinh nghiệm từ 1-3 năm: Mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 9.000.000 - 16.000.000 VNĐ/tháng
-
Đối với nhân viên Media có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên: Mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 20.000.000 VNĐ/tháng trở lên

6. Thực trạng tuyển dụng của nhân viên Media
Hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy những bài tuyển dụng nhân sự nhân viên Media được đăng tải trên đa số các trang tìm việc, mạng xã hội hay những bản tin tức hằng ngày.
Số lượng ứng viên ứng tuyển vị trí Media và số lượng các tin tuyển dụng đang chiếm tỷ lệ tương đương nhau và chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong số các vị trí công việc hiện nay. Điều này dễ dàng cho thấy nhu cầu việc làm của vị trí Media đang rất cao.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều ứng viên ứng tuyển vị trí Media bị thất nghiệp và còn rất nhiều vị trí nhân viên Media tại các công ty đang còn trống chưa tuyển được người.
Thực trạng tuyển dụng nhân viên Media này xảy ra tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình hình kinh tế của quốc gia hoặc khu vực, xu hướng truyền thông và quảng cáo, công nghệ phát triển, và nhu cầu của các công ty và tổ chức trong việc xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng.
Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tuyển dụng nhân viên Media:
-
Công nghệ và xu hướng truyền thông: Công nghệ ngày càng tiến bộ đang thay đổi cách mọi người tiêu thụ nội dung truyền thông. Do đó, các công ty và tổ chức đang tìm kiếm nhân viên Media có kiến thức và kỹ năng mới nhất để tạo ra nội dung hấp dẫn và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Các nhân viên Media đang còn có tư duy và cách tiếp cận khách hàng cũ sẽ khó có thể đạt đủ yêu cầu tuyển dụng
-
Nhu cầu thương hiệu và tiếp thị: Nhân viên Media đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Các công ty đang tìm kiếm các chuyên viên truyền thông, nhà sản xuất nội dung và chuyên gia quảng cáo để thúc đẩy thương hiệu và tăng cường tiếp thị.
-
Phạm vi truyền thông và kênh truyền thông: Với sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số, các kênh truyền thông trực tuyến như mạng xã hội, video trực tiếp, podcast, và truyền hình kỹ thuật số ngày càng trở nên quan trọng. Các nhân viên Media có kiến thức và kỹ năng về các kênh này được đánh giá cao trong thị trường tuyển dụng.
-
Năng lực sáng tạo và kỹ năng đa dạng: Tuyển dụng nhân viên Media yêu cầu sự sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh chóng và kỹ năng đa dạng để tạo ra nội dung truyền thông thu hút và ảnh hưởng.
-
Các lĩnh vực chuyên môn: Ngành truyền thông và Media bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn như quảng cáo, truyền thông xã hội, sản xuất nội dung, truyền thông đám đông, và nhiều hơn nữa. Các công ty có thể tìm kiếm nhân viên chuyên môn trong từng lĩnh vực này để phát triển chiến lược tiếp thị chặt chẽ hơn.

Tổng thể, ngành Media vẫn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhu cầu tuyển dụng liên tục nhân viên Media. Nhưng cũng cần lưu ý rằng độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng cao, do đó, ứng viên nên có kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt để tăng cơ hội được tuyển.