Đậu ngay phỏng vấn nhờ mẹo viết sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường
1. Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch hay còn được gọi là sơ yếu lý lịch tự thuật, là tờ khai các thông tin cá nhân, nhân thân và cả những tiểu sử có liên quan của người viết, là người khai tờ sơ yếu này. Thông qua giấy tờ này sẽ giúp chứng minh bản thân là công dân tốt, rất cần thiết khi nộp đơn khi đi học, đi làm.
1.1. Tầm quan trọng của sơ yếu lý lịch đối với sinh viên mới ra trường
Sơ yếu lý lịch (CV) là một công cụ quan trọng đối với sinh viên mới ra trường vì các lý do sau:
- Tạo ấn tượng ban đầu: CV là tài liệu đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy, nên việc có một CV chuyên nghiệp và ấn tượng sẽ giúp sinh viên nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác.
- Trình bày kỹ năng và kinh nghiệm: Mặc dù sinh viên mới ra trường có thể chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, CV vẫn là nơi để trình bày các kỹ năng, kiến thức học được từ trường, các dự án, hoạt động ngoại khóa, và các công việc bán thời gian.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp: Một CV được chuẩn bị kỹ lưỡng, gọn gàng và rõ ràng sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp và sự nghiêm túc của sinh viên đối với công việc mình đang ứng tuyển.
- Tạo cơ hội phỏng vấn: Một CV tốt sẽ giúp sinh viên có nhiều cơ hội được mời phỏng vấn hơn. Đây là bước quan trọng để sinh viên có thể chứng minh thêm về khả năng và sự phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển.
- Giới thiệu về bản thân: CV là nơi để sinh viên tự giới thiệu về bản thân, nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp, định hướng phát triển và những mong muốn sẽ đóng góp cho công ty.
- Đánh dấu sự trưởng thành: Việc chuẩn bị một sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường hoàn chỉnh cũng giúp các bạn nhìn lại quá trình học tập và phát triển của bản thân để tăng thêm phần tự tin.
Tóm lại, CV không chỉ là một tài liệu cần thiết khi xin việc mà còn là cơ hội để sinh viên mới ra trường thể hiện bản thân và thu hút sự chú ý của các đơn vị tuyển dụng lao động.

1.2. Sơ yếu lý lịch có bao nhiêu loại?
Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quát các thông tin cá nhân của ứng viên, gửi kèm trong hồ sơ xin việc. Tùy theo yêu cầu, bạn sẽ thực hiện làm một trong hai loại sơ yếu lý lịch sau.
- Sơ yếu lý lịch viết tay: Bạn có thể mua mẫu sẵn tại cửa hàng sách hoặc tiệm photo. Khi viết, hãy trình bày khoa học, không sai chính tả, và tránh gạch xóa.
- Sơ yếu lý lịch đánh máy: Loại này thường được tải mẫu trên mạng về máy tính, sau đó điền thông tin của bạn vào chỗ trống. Nếu bạn thành thạo Word, có thể tự tạo mẫu sơ yếu lý lịch mà không cần tải mẫu.
2. Những loại giấy tờ quan trọng đi kèm sơ yếu lý lịch
Tờ sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường của bạn sẽ có hiệu lực khi đã được chứng thực. Cụ thể là đã được cơ quan có thẩm quyền đóng dấu và chứng minh những lời khai của bạn là đúng sự thật. Vì thế, khi làm sơ yếu lý lịch, bạn cần phải đem theo các loại giấy tờ quan trọng sau:
- Bản sao giấy khai sinh.
- Bản sao căn cước công dân.
- Giấy khám sức khỏe có hiệu lực 6 tháng.
3. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường
Tờ sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường cần phải điền đầy đủ và chính xác các thông tin. Như vậy, sẽ giúp bạn được cơ quan chứng thực nhận, tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng khi xin việc làm.

- Họ tên, ngày tháng năm sinh: Viết đúng và đầy đủ như trong giấy khai sinh và nhớ viết in hoa dòng này. Ví dụ: NGUYỄN VĂN A
- Số điện thoại: Là số điện thoại thường xuyên sử dụng của bạn và được ghi đầy đủ, kể cả số 0 đứng đầu.
- Phần địa chỉ: Ghi theo địa chỉ đang ở hiện tại.
- Nguyên quán: Ghi theo địa chỉ có trong giấy khai sinh
- Dân tộc: Viết đúng chính xác dân tộc của mình, trường hợp bạn là con lai thì ghi theo quốc tịch của bố mẹ.
- Tôn giáo: Ghi theo thông tin hiện tại của bạn.
- Trình độ văn hóa: Ghi đúng với thực tế.
- Trình độ ngoại ngữ: Ghi đủ các loại ngoại ngữ, trình độ mà bạn đạt được, ví dụ như bằng B tiếng Anh, tiếng Pháp.
- Ngày kết nạp Đảng: Ghi đầy đủ ngày tháng năm.
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Ghi theo công việc hiện tại mà bạn đang làm.
- Quá trình hoạt động của bản thân: Thường bạn sẽ ghi từ lúc bạn học cấp 3, hoặc sau khi tốt nghiệp cấp 3 cho đến thời điểm hiện tại.
- Khen thưởng/Kỷ luật: Ghi chi tiết loại khen thưởng hay kỷ luật kèm theo địa chỉ ở đâu hay ai cấp.
4. Lưu ý cần nhớ khi viết sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường
Viết sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường cần chú ý làm nổi bật vài yếu tố sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nơi bạn muốn xin vào làm. Cụ thể là những lưu ý dưới đây.
4.1. Làm nổi bật về trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch ở phần đầu tiên
Nếu bạn có kết quả học tập xuất sắc, học bổng hoặc các giải thưởng, hãy ghi rõ, nhất là trường học, ngành học và thời gian học. Bên cạnh đó, bạn hãy liệt kê các khóa học liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được kiến thức chuyên môn của bạn.
4.2. Ngắn gọn, súc tích nhưng phải dễ hiểu, rõ ràng về quá trình thực tập sinh viên
Thường các nhà tuyển dụng chỉ chú ý các điều sau trong tờ sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường.
- Trình bày tên đơn vị công ty và vị trí, công việc mà bạn đã làm khi đi thực tập.
- Tóm tắt nhiệm vụ và trách nhiệm: Mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ các công việc chính bạn đã làm. Tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã học được.
- Kết quả đạt được: Nếu có số liệu cụ thể hoặc thành tích nào đó trong quá trình thực tập, hãy ghi rõ để tạo ấn tượng tốt hơn.

4.3. Trình bày kinh nghiệm làm việc và các hoạt động từng tham gia
Hãy liệt kê tất cả các kinh nghiệm làm việc của bản thân, bao gồm cả công việc bán thời gian và các dự án cá nhân. Ngoài ra, hãy trình bày thêm các hoạt động ngoại khóa, những công tác thiện nguyên. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện được các kỹ năng mềm của bạn bằng hành động thực tế.
Nếu bạn đã tham gia các dự án hoặc nghiên cứu khoa học thì hãy đưa thông tin về chúng. Đặc biệt là những dự án có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
4.4. Trình bày trang nhã, lịch sự rõ ràng và chi tiết
Trong sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường, bạn cần phân chia các mục từ lớn đến nhỏ với cấu trúc rõ ràng để nhà tuyển dụng dễ tìm kiếm thông tin hơn.
Ngoài ra, font chữ nên chọn kiểu chữ dễ nhìn, nếu là viết tay thì hãy nắn nót chữ cẩn thận, còn đánh máy thì hãy ưu tiên chọn font Times New Roman hoặc Arial với kích thước 12, và đảm bảo các đoạn văn được căn chỉnh đồng đều.
Tất cả những điều trên sẽ giúp thể hiện sự cẩn thận và tính chuyên nghiệp có được nhiều đi thực tập của bạn dù chỉ mới là sinh viên vừa ra trường. Lưu ý là cần tránh sử dụng từ ngữ quá phức tạp hoặc văn phong cầu kỳ, thay vào đó là ưu tiên trình bày trực tiếp, ngắn gọn và rõ ràng.
5. Phân biệt sơ yếu lý lịch xin việc và sơ yếu lý lịch HS-SV
Việc phân biệt được sơ yếu lý lịch dùng cho mục đích xin việc và nhu cầu đi học sẽ giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng hay nhà trường. Từ đó tăng cơ hội được nhận vào làm, vào học với tỷ lệ thành công cao.

Sơ yếu lý lịch (HS-SV - Hồ sơ Sinh viên):
- Mục đích: Sơ yếu lý lịch HS-SV thường được sử dụng trong hồ sơ xin học bổng, tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc khi xin việc thực tập.
- Nội dung: Bao gồm thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng, hoạt động xã hội, và thành tích học tập.
- Tính bao quát: Sơ yếu lý lịch HS-SV thường chứa nhiều thông tin hơn một CV thông thường.
Sơ yếu lý lịch xin việc - còn được gọi tắt là CV:
- Mục đích: CV xin việc dùng để ứng tuyển vào các vị trí công việc.
- Nội dung: Tập trung vào kinh nghiệm làm việc, thành tích, kỹ năng chuyên môn, và hoạt động liên quan đến công việc.
- Tính cụ thể: CV xin việc không chứa thông tin về gia đình, nguyên quán, hay các hoạt động xã hội không liên quan đến công việc.
6. Các loại giấy tờ sơ yếu lý lịch có thể công chứng ở đâu?
Các loại giấy tờ sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường có thể công chứng ở các địa điểm sau:

- Phòng công chứng nhà nước: Phòng công chứng nhà nước thường có ở các quận, huyện, và thành phố lớn, là nơi được nhà nước ủy quyền để công chứng tất cả các loại giấy tờ.
- Văn phòng công chứng tư nhân: Là các tổ chức được thành lập bởi cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện hành nghề công chứng. Các văn phòng này hoạt động theo sự giám sát và cấp phép của Sở Tư pháp.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cũng có thẩm quyền công chứng các loại giấy tờ, bao gồm sơ yếu lý lịch. Đây là lựa chọn ưu tiên của nhiều người dân ở các khu vực nông thôn hoặc khu vực không có phòng công chứng.
- Phòng Tư pháp cấp huyện, quận cũng có thẩm quyền công chứng và chứng thực các loại giấy tờ. Đây là địa chỉ của nhiều người dân đang sinh sống tại các đô thị lớn đến để công chứng giấy tờ.
Sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường là một trong các loại giấy tờ khá quan trọng khi đi xin việc làm. Vì thế, các bạn cần phải biết cách trình bày, kê khai những gì trong tờ giấy này để tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.