Bạn là ?
Storytelling là gì? Storytelling là một phương pháp sử dụng lối kể chuyện với nhân vật và cốt truyện hư cấu hoặc không hư cấu, với mục đích truyền tải gián tiếp một thông điệp quảng cáo.
Trái ngược với các loại hình marketing dựa hoàn toàn vào số liệu và dẫn chứng khoa học thì storytelling được xem như là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của những chiến dịch tiếp thị nội dung, bởi nó làm cho nội dung của câu chuyện hấp dẫn và thú vị hơn.
Không những thế, các câu chuyện hay cũng sẽ làm cho thông điệp của bạn dễ nhớ và dễ đọng là trong tâm trí của người xem hơn.
Storytelling thường bao gồm một hoặc một vài nhân vật chính dựa trên tính cách khách hàng mục tiêu; xung đột hoặc vấn đề mà họ phải đối mặt (điểm đau của đối tượng mục tiêu); cuối cùng là đưa ra giải pháp (gắn chặt với sản phẩm/dịch vụ của bạn).
Bên cạnh việc hiểu khái niệm storytelling là gì thì chưa đủ, bạn cần phải hiểu tại sao nó lại quan trọng trong thế giới Marketing như vậy.
Đem đến cho người xem một trải nghiệm thực tế về sản phẩm: Mọi người đều muốn nghe về trải nghiệm của người khác trước khi mua một sản phẩm/dịch vụ. Bằng cách áp dụng storytelling vào tiếp thị nội dung thì sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ trở nên thực tế và gần gũi hơn, giúp khách hàng nhận ra tại sao họ cần sản phẩm của bạn.
Đưa thương hiệu trở nên gần gũi hơn: Khách hàng mục tiêu sẽ cảm thấy nhân vật trong câu chuyện đang đại diện cho họ, cùng chia sẻ các vấn đề giống nhau và muốn có giải pháp xử lý giống nhau. Do đó, thương hiệu của bạn sẽ trở thành một lựa chọn hấp dẫn khi họ nhìn thấy cách những người tương tự như mình sử dụng nó.
Giúp thương hiệu của bạn trở nên độc đáo hơn: Điều thực sự sẽ làm cho thương hiệu của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác chính là câu chuyện đằng sau thương hiệu đó. Chẳng hạn vào dịp Tết mọi người thường hay nghĩ đến các chiến dịch quảng cáo của Coca - Cola hay Biti's Hunter. Chúng khiến cho thương hiệu của họ đáng nhớ và in sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
Đưa ra thông điệp quảng cáo một cách tinh tế hơn: Khi quảng bá thương hiệu thông qua storytelling, bạn không trực tiếp thuyết phục được khán giả mua sản phẩm của mình, mà bạn chỉ đang chia sẻ câu chuyện và để họ quyết định. Khách hàng mục tiêu sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng đón nhận hơn khi họ cảm thấy mình là người đưa ra lựa chọn.
Một sai lầm phổ biến của các Marketer trong Marketing chính là việc để tính chất của sản phẩm hạn chế khả năng sáng tạo nội dung. Họ cho rằng không dễ để áp dụng storytelling để tạo ra một câu chuyện đằng sau thương hiệu khi mà sản phẩm của họ không nổi bật và thú vị.
Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không cần có một sản phẩm "nổi bật" để khám phá và tận dụng khả năng kể chuyện cho doanh nghiệp.
Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một câu chuyện hấp dẫn để truyền tải thông điệp rằng việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể tác động tích cực đến đời sống của đối tượng mục tiêu như thế nào.
Việc bạn có thể chiếm được cảm tình của khán giả hay không còn phụ thuộc vào cách bạn kết hợp 3 yếu tố quan trọng của một câu chuyện: Nhân vật chính, xung đột/vấn đề; giải pháp.
Do đó, nếu bạn nghĩ rằng storytelling không phù hợp cho doanh nghiệp của bạn vì bản chất kinh doanh và sản phẩm/dịch vụ của bạn có xu hướng nhàm chán hơn thì hãy suy nghĩ kỹ lại đi nhé!
Để phân loại một cách chính xác và chuyên nghiệp nhất thì storytelling được chia thành 4 dạng sau: Branding storytelling, Digital storytelling, Data storytelling, Visual storytelling.
Brand storytelling được hiểu là cách kể chuyện khi xây dựng câu chuyện cho thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp khi vừa thành lập nên xây dựng câu chuyện thương hiệu cho riêng mình. Câu chuyện ấy có thể là lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu, ý tưởng để thương hiệu ra đời, tiểu sử của nhà sáng lập, quá trình cho ra mắt sản phẩm,...
Xây dựng được một branding storytelling thành công là phải làm cho khách hàng đồng cảm và hiểu được giá trị to lớn mà các thương hiệu đem lại.
Đây là một phương thức triển khai storytelling có sự hỗ trợ của nền tảng kỹ thuật số, kết hợp bằng một hoặc nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như: Website, podcast, phim tài liệu kỹ thuật số, trò chơi tương tác để hỗ trợ cho việc phát triển Digital Branding.
Digital storytelling sở hữu nhiều ưu điểm thu hút khách hàng bởi có thể tiếp cận trên nhiều phương tiện, bao gồm: Video, hình ảnh đồ hoạ, âm thanh, xuất bản web.
Data Storytelling là gì? Đây là một hình thức kể chuyện thông qua số liệu. Theo khảo sát thực tế, các báo cáo nổi bật về doanh thu, thành tựu, cống hiến xã hội của doanh nghiệp cũng chính là một câu chuyện tạo được ấn tượng với công chúng. Đặc biệt là những người quan tâm đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Tuy các số liệu thường khá khô khan nhưng nếu bạn biết cách vận dụng thì data storytelling cũng sẽ thể hiện được triệt để công dụng.
Đây là cách kể chuyện bằng hình ảnh, chẳng hạn như video, phim, album nhiếp ảnh, motion graphic,... Storytelling tác động đến con người qua thị giác sẽ trở nên sinh động và gần gũi hơn, từ đó mang lại hiệu quả cao trong marketing.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả của storytelling là gì? Trong marketing, để storytelling được thực hiện một cách hiệu quả, bạn cần phải tuân thủ nguyên tắc G-R-E-A-T sau:
Kết nối (Glued): Thông điệp marketing trong câu chuyện mà bạn kể phải có sự kết nối và liên quan đến giá trị thương hiệu. Xuyên suốt câu chuyện đó, bạn cần phải thể hiện được giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mang lại. Và phải đảm bảo rằng storytelling của bạn không phải là một câu chuyện phiếm, kể ra cho vui mà không liên quan gì đến thương hiệu.
Phần thưởng (Reward): Câu chuyện phải thể hiện được thông tin quan trọng - Thương hiệu của bạn mang đến giá trị gì cho khách hàng. Điều ấy sẽ cho khách hàng thấy sản phẩm mà thương hiệu mang lại đáp ứng nhu cầu và thể hiện được sự đẳng cấp của họ.
Cảm xúc (Emotion): Một câu chuyện hay, hấp dẫn là có thể dẫn dắt người đọc qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quyết định mua hàng của đa số khách hàng đều dễ dàng bị chi phối bởi cảm xúc tại thời điểm đó.
Tin cậy (Authentic): Sự tin tưởng, chân thật trong storytelling cũng là điều vô cùng quan trọng. Muốn chiếm được cảm tình của khách hàng thì bạn phải trân trọng cảm xúc của chính mình. Khi kể một câu chuyện có thật thì niềm tin trong storytelling mới bền vững.
Mục tiêu (Target): Storytelling thành công khi câu chuyện tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu câu chuyện bạn kể vô cùng hấp dẫn và đầy nghệ thuật nhưng khách hàng mục tiêu lại không hiểu thì cũng khó mà đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm ý tưởng để xây dựng một storytelling cho thương hiệu của mình thì dưới đây sẽ là một số bước quan trọng cần xác định để bắt đầu cho một câu chuyện hấp dẫn, thu hút và chạm đến được cảm xúc của khách hàng.
Xác định nhân vật chính: Storytelling sẽ đi theo góc nhìn của ai? Điều này sẽ giúp khách hàng cảm nhận chân thực nhất những cảm xúc, tình huống mà nhân vật chính trải qua, từ đó có sự kết nối sâu sắc hơn về mặt cảm xúc.
Xác định thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải: Chẳng hạn là một câu chuyện về ý tưởng ra mắt sản phẩm/dịch vụ, câu chuyện truyền cảm hứng từ nhà sáng lập kinh doanh,...
Phác thảo cốt truyện: Sau khi đã có được các chất liệu để kể chuyện và hiểu được bản chất storytelling là gì, bạn cần phải kết nối logic cốt truyện để mọi người hình dung. Ở giai đoạn này, đừng quên những yếu tố quan trọng như: Câu chuyện này diễn ra lúc nào? Ở đâu? Các sự việc nào đã xảy ra? Cảm xúc của nhân vật chính đã trải qua là gì?...
Đưa ra các dẫn chứng liên quan: Gồm có những thông tin lịch sử liên quan, sự kiện đã từng xảy ra mà ai cũng biết đến,... Việc này sẽ giúp khách hàng dễ hình dung và ghi nhớ câu chuyện của bạn hơn.
Tạo ra "người hùng" trong câu chuyện: Có thể là bất cứ ai hoặc điều gì đóng vai trò giúp đỡ nhân vật chính, tháo gỡ nút thắt khó khăn hoặc mở ra tình huống mới cho câu chuyện.
Mỗi storytelling có đặc sắc và thu hút hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào câu chuyện thực tế của thương hiệu. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo câu chuyện được kể đáp ứng những nguyên tắc trên nhưng vẫn chân thật và giàu cảm xúc nhất.
Một storytelling hấp dẫn sẽ luôn là phương pháp hiệu quả nhất để thương hiệu chạm được vào cảm xúc và kết nối với khách hàng. Xu hướng storytelling được hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới vận dụng rất hiệu quả. Dưới đây là một số chiến dịch storytelling nổi tiếng trên thế giới để bạn tham khảo:
Dove - Chiến dịch truyền thông Real Beauty (vẻ đẹp thực sự): Chiến dịch đưa ra kết nối cảm xúc với tất cả nữ giới, khơi dậy sự tự tin bên trong con người của họ và khẳng định mỗi người phụ nữ luôn có những vẻ đẹp của riêng mình.
LEGO - Mỗi dòng sản phẩm là một câu chuyện: Tất cả những sản phẩm đồ chơi sáng tạo không chỉ riêng mình LEGO đều được nhà thiết kế xây dựng hệ thống câu chuyện chặt chẽ, logic. Ví dụ, bộ đồ chơi dòng LEGO City thường tập trung vào mô phỏng câu chuyện làm việc thường ngày của những người công nhân, cảnh sát, lính cứu hoả,... trong thế giới LEGO.
Google - Quảng bá văn hoá doanh nghiệp qua bộ phim The Internship: Đây là bộ phim duy nhất được cho phép quay tại trụ sở chính của Google. Bộ phim này đã khắc hoạ chân thực không gian, môi trường làm việc, lối suy nghĩ và quản lý vô cùng thông minh và sáng tạo của Google.
Tất nhiên, không chỉ có các thương hiệu nổi tiếng nêu trên có những storytelling riêng mà hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam đều có những câu chuyện của riêng mình.
Trên đây là những chia sẻ từ job3s về storytelling là gì. Có thể thấy, storytelling là phương pháp mà các doanh nghiệp nên vận dụng để có thể đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với công chúng bằng cách thức kể chuyện một cách tự nhiên, lôi cuốn và chạm đến cảm xúc của khách hàng.
Mẫu CV hot theo ngành nghề