Tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có cao không?
Tài chính - Ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành “hot” nhất với tốc độ phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, đứng trước làn sóng layoff mạnh mẽ, nhiều người thắc mắc tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có cao không. Bạn đang quan tâm đến vấn đề cũng như ngành học này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.
1. Tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có cao không?
Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2024 là 2,22%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi từ 15 - 24 lại ở mức cao hơn, đạt 7,83% trong năm 2024, tăng 0,30 điểm phần trăm so với năm trước. Điều này khiến nhiều bạn trẻ lo lắng cho khả năng tìm kiếm việc làm trong giai đoạn hiện nay.
Với ngành Tài chính - Ngân hàng, bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập kinh tế quốc tế đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về nhu cầu nhân lực. Theo ước tính, giai đoạn 2024 - 2025, nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm của ngành này dao động từ 15.000 - 16.000 người và dự kiến tăng lên khoảng 16.000 - 17.500 người vào giai đoạn 2026 - 2030. Ngoài ra, mỗi năm các ngân hàng vẫn thay thế nhân viên với tỷ lệ khoảng 10%.
Tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nền kinh tế chung, tình hình phát triển của các tổ chức tài chính,... Với những số liệu nêu trên, nếu chuẩn bị cho mình đủ kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng tâm thế thì việc có được một vị trí việc làm trong ngành Tài chính - Ngân hàng là điều hoàn toàn có thể.

2. Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành Tài chính - Ngân hàng
Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng thấp hơn so với các ngành nghề khác. Nhu cầu nhân lực trong ngành này tại nước ta chưa hề hạ nhiệt, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ những năm gần đây. Sau những đợt khủng hoảng, khi phục hồi kinh tế, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng lại tăng cao. Một số vị trí “hot” như quản trị rủi ro, đầu tư, quản lý,... luôn trong tình trạng luôn trong tình trạng phải tìm kiếm ứng viên có năng lực.
Khi học ngành Tài chính - Ngân hàng, sinh viên được tiếp cận với nhiều môn học cung cấp nền tảng kiến thức để tìm kiếm và nắm bắt những cơ hội việc làm. Theo đó, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí chuyên môn như kế toán, phân tích tài chính, tư vấn tài chính, quản lý rủi ro, quản lý danh mục đầu tư,... Cùng với đó, bạn cũng có nhiều lựa chọn nơi làm việc phù hợp với ngành học như:
- Ngân hàng: Các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại như Agribank, BIDV, Techcombank, Vietcombank, ViB,... liên tục tuyển dụng nhiều vị trí yêu cầu tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng.
- Các công ty, doanh nghiệp: Công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính bao thanh toán,... như Công ty cổ phần chứng khoán VPS, Công ty cho thuê tài chính TNHH Một thành viên Quốc tế Chailease (CILC),...
- Các quỹ đầu tư, các công ty kiểm soát: VinaCapital, Market Vectors Vietnam ETF, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, Công ty TNHH KPMG Việt Nam,...
- Các cơ quan nhà nước: Chi cục thuế, quỹ tín dụng, các cục Hải quan tại các địa phương trên toàn quốc.
- Các trường cao đẳng, đại học: Nếu bạn có thành tích học tập tốt thì việc trở thành giảng viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng cũng là lựa chọn không tồi.

3. Những khó khăn khi học ngành Tài chính - Ngân hàng
Ngoài những lo lắng liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, để xác định học và theo đuổi ngành này, việc tìm hiểu về khó khăn khi học ngành Tài chính - Ngân hàng vô cùng quan trọng. Top 5 khó khăn lớn nhất mà người học Tài chính - Ngân hàng thường gặp bao gồm:
- Khối lượng kiến thức lớn: Theo học ngành Tài chính - Ngân hàng, sinh viên được trang bị kiến thức về tất cả các mặt hoạt động như kế toán, ngân hàng, thị trường tài chính, đầu tư,... Các môn học đều có lượng kiến thức lớn với tính hệ thống và logic cao, đòi hỏi người học nghiên cứu và ghi nhớ rất nhiều.
- Áp dụng lý thuyết vào thực tế: Từ lý thuyết đến thực tiễn trong ngành Tài chính - Ngân hàng có một khoảng cách rất lớn. Sự biến động liên tục của thị trường với mỗi tình huống cụ thể cần có cách xử lý linh hoạt, thậm chí không thể áp dụng lý thuyết đơn thuần để giải quyết.
- Cập nhật kiến thức liên tục: Sự phát triển của công nghệ và những thay đổi trong các quy định pháp luật liên quan đến Tài chính - Ngân hàng đặt ra yêu cầu cho người học ngành này phải thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin. Điều này cũng là một áp lực rất lớn mà người học phải đối mặt để đáp ứng yêu cầu công việc sau này.
- Tính toán và phân tích tài chính: Với ngành Tài chính - Ngân hàng, chỉ một lỗi nhỏ trong tính toán có thể dẫn đến kết quả sai lệch hoàn toàn, ảnh hưởng đến toàn bộ quyết định tài chính. Việc phân tích các con số và dữ liệu tài chính một cách chính xác cũng trở thành thách thức với nhiều sinh viên.
- Yêu cầu về kỹ năng mềm: Ngoài kiến thức chuyên môn, ngành Tài chính - Ngân hàng còn yêu cầu sinh viên phải phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm, đặc biệt khi làm việc với các khách hàng hoặc đối tác.

Dựa trên những phân tích về tỷ lệ thất nghiệp của ngành Tài chính - Ngân hàng nói trên, bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp để tự mình nắm bắt tương lai. Khi bạn có đam mê, có kiến thức chuyên môn vững vàng, tỷ lệ thất nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ không còn là vấn đề đáng bận tâm. Nếu bạn đang tìm việc làm ngành Tài chính - Ngân hàng, đừng quên theo dõi các thông tin tuyển dụng tại Job3s.com.vn để có cơ hội việc làm như mong đợi.
Xem thêm: