Bán sỉ, bán lẻ là gì? Phân biệt hình thức bán sỉ và bán lẻ

Trong hoạt động kinh doanh, bán sỉ và bán lẻ là hai hình thức phổ biến, có vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối. Mặc dù cùng mục đích là cung cấp sản phẩm, nhưng bán sỉ và bán lẻ có điểm khác biệt rõ rệt về đối tượng khách hàng, phương thức hoạt động và chiến lược giá cả.

1. Bán sỉ, bán lẻ là gì?

Bán sỉ và bán lẻ có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Trong hoạt động thương mại, hai hình thức này giúp ưu hóa quy trình sản xuất và tiêu thụ, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh cho nhiều bên trong chuỗi cung ứng.

1.1. Bán sỉ là gì?

Bán sỉ (theo cách gọi miền Nam) còn gọi là bán buôn (theo cách gọi miền Bắc). Đây là hình thức bán hàng với số lượng lớn, giá thấp hơn so với giá bán lẻ trên thị trường. Hình thức này chủ yếu phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu mua hàng để kinh doanh lại, chẳng hạn như các đại lý, cửa hàng, hoặc nhà phân phối. Bán sỉ thường có quy mô rộng, khách hàng có thể mua hàng từ khắp nơi trong nước, thậm chí có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Mô hình bán sỉ thường được các trung gian thương mại như đại lý độc quyền, đại lý phân phối, tổng đại lý áp dụng. Trong khi đó, đối tượng khách hàng mục tiêu của mô hình bán sỉ chính là các đại lý nhỏ hơn - đơn vị bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Một số yếu tố quyết định mức giá và các ưu đãi mà người mua có thể nhận được khi tham gia vào thị trường bán sỉ:

  • Số lượng sản phẩm hàng hoá giao dịch trong 1 lần

  • Tần suất giao dịch sản phẩm

  • Thời gian giao hàng

  • Điều kiện thanh toán

  • Mức độ hợp tác

  • Cạnh tranh thị trường

Nhà bán sỉ và bán lẻ trong chuỗi cung ứng
Nhà bán sỉ và bán lẻ trong chuỗi cung ứng

1.2. Bán lẻ là gì?

Bán lẻ là hình thức trao đổi hàng hoá phổ biến nhất hiện. Các cửa hàng sẽ bán hàng trực tiếp cho khách hàng không thông qua bất kỳ đơn vị trung gian nào. Đây là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ, hoạt động ở 1 khu vực nhất định nếu kinh doanh offline. Tuy nhiên, nếu bán hàng online, quy mô có thể mở rộng ra nhiều khu vực và khách hàng.

Thông thường, giá bán lẻ thường được niêm yết rõ ràng. Nếu khách hàng mua với số lượng lớn thì giá vẫn không thay đổi. Các thương hiệu lớn thường sử dụng các cửa hàng bán lẻ để hướng đến khách hàng mục tiêu, mở rộng thị trường và nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Bán lẻ được hiểu là khi cửa hàng bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng
Bán lẻ được hiểu là khi cửa hàng bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng

2. Phân biệt bán sỉ và bán lẻ

Đều tham gia vào chuỗi cung ứng, hai hình thức kinh doanh chính là bán sỉ và bán lẻ lại phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau và có các đặc điểm riêng biệt, cụ thể:

Tiêu chí

Bán sỉ

Bán lẻ

Hình thức

Giao dịch chủ yếu diễn ra giữa nhà sản xuất và các đại lý, doanh nghiệp.

Giao dịch trực tiếp giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối.

Quy mô

Quy mô bán hàng lớn. Khách hàng có thể ở khắp mọi nơi, thậm chí ở cả quốc tế.

Quy mô bán hàng nhỏ, thường bán trong 1 khu vực, cho 1 nhóm khách hàng nhất định.

Đối tượng

Các doanh nghiệp, đại lý, nhà phân phối.

Người tiêu dùng cuối cùng.

Giá bán

Giá thấp hơn nhờ bán số lượng lớn, thường có chiết khấu.

Giá cao hơn do bán số lượng nhỏ và chi phí hoạt động cao.

Mục đích

Bán kiếm lợi nhuận

Dùng cho nhu cầu cá nhân

Thị trường

Rộng, dễ dàng cung cấp nhiều loại mặt hàng cho đối tác để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Hẹp, thường chỉ bán cho phân khúc khách hàng nhất định.

Quy định/chế tài

Nhà bán sỉ chỉ phải nộp thuế khi giao dịch mua bán qua cửa hoặc hoặc công ty sản xuất.

Nhà bán lẻ phải nộp thuế cho nhà nước

Rủi ro

Rủi ro cao về tồn kho và dòng tiền do cần phải duy trì lượng lớn hàng hóa.

Rủi ro thấp hơn nhưng cần phải tập trung vào dịch vụ khách hàng.

3. Các hình thức bán lẻ

Với tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, các hình thức bán lẻ ngày càng trở nên đa dạng. Mỗi hình thức sẽ phục vụ cho mục tiêu kinh doanh đặc trưng của thương hiệu. Dưới đây là các hình thức bán lẻ phổ biến nhất hiện nay:

3.1. Bán lẻ thu tiền tập trung

Với hình thức bán lẻ tập trung, các bước trong quy trình mua sắm của khách hàng sẽ diễn ra hoàn toàn độc lập với nhau. Đầu tiên, khách hàng sẽ xem và lựa chọn hàng hóa tại khu vực mua sắm. Sau đó mang sản phẩm đến quần thu ngân để tiến hành thanh toán. Cuối cùng khách hàng sẽ nhận sản phẩm mình mua tại khu vực quy định.

Để quản lý và thống kê hàng tồn kho, nhân viên sẽ dựa vào lượng hóa đơn thanh toán. Bằng cách này, họ có thể sắp xếp và phân loại sản phẩm, hàng hóa một cách hợp lý.

3.2. Bán lẻ thu tiền trực tiếp

Đối lập với bán hàng thu tiền tập trung, bán hàng thu tiền trực tiếp là hình thức bán lẻ mà khách hàng sẽ nhận sản phẩm/hàng hoá của mình ngay tại quầy thanh toán. Mặc dù vậy, nhiệm vụ của nhân viên trong bán lẻ thu tiền trực tiếp vẫn tương tự như trong bán lẻ thu tiền tập trung. Cụ thể, nhân viên sẽ thực hiện các công việc như thống kê lượng hóa đơn, kiểm tra hàng tồn kho và sắp xếp lại sản phẩm, hàng hóa trong kho khi cần thiết.

3.3. Bán lẻ tự phục vụ

Bán lẻ tự phục vụ tức là khách hàng không yêu cầu quá nhiều sự tư vấn hoặc hỗ trợ từ nhân viên bán hàng. Thay vào đó, công việc của nhân viên chủ yếu là sắp xếp hàng hóa và thực hiện việc thanh toán cho khách hàng. Hình thức bán lẻ này chủ yếu áp dụng trong các cửa hàng tiện lợi và siêu thị.

Bán lẻ tự phục vụ là khi khách hàng không cần quá nhiều sự tư vấn và hỗ trợ từ nhân viên
Bán lẻ tự phục vụ là khi khách hàng không cần quá nhiều sự tư vấn và hỗ trợ từ nhân viên

3.4. Bán lẻ hàng hóa tự động

Bán lẻ hàng hoá tự động thường không yêu cầu quá nhiều nhân lực. Khách hàng chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản như lựa chọn mã sản phẩm, thanh toán và nhận hàng. Các bước này diễn ra tự động và nhanh chóng. Hình thức bán lẻ này thường được áp dụng tại các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học và những khu vực có đông người qua lại.

Bên cạnh những ưu điểm, hình thức bán hàng hoá tự động vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định, ví dụ như giới hạn về số lượng và loại mặt hàng bán, chưa được ứng dụng rộng rãi. Một số ngành hàng thường áp dụng mô hình bán lẻ này như bánh kẹo, nước ngọt,...

3.5. Bán trả góp

Bán trả góp là hình thức bán lẻ phổ biến tại Việt Nam, cho phép khách hàng chia nhỏ số tiền thanh toán thành nhiều kỳ hạn khác nhau. Hình thức bán lẻ này giúp cho khách hàng dễ dàng sở hữu sản phẩm có giá trị cao mà không cần phải thanh toán toàn bộ số tiền ngay lập tức. Tuy nhiên, tại một số cửa hàng, khách hàng mua trả góp có thể phải trả 1 khoản lãi do trả chậm nhất định tùy thuộc vào chính sách cửa hàng hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ.

Nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng trả góp. Điều này cho phép khách hàng thanh toán theo khả năng của mình trong một khoảng thời gian dài hơn.

3.6. Gửi đại lý bán hàng hoặc ký gửi hàng hóa

Gửi đại lý bán hàng hoặc ký gửi hàng hoá là khi các doanh nghiệp ủy quyền cho các đại lý cấp dưới thực hiện việc phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Các đại lý sẽ chịu trách nhiệm bán sản phẩm trong khu vực hoặc thị trường được chỉ định. Hình thức bán lẻ này giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mà không cần tự mình thực hiện tất cả các hoạt động bán hàng.

Doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý cấp dưới một khoản hoa hồng dựa trên số lượng hàng hóa đã bán được. Mức hoa hồng này thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc theo các thỏa thuận cụ thể giữa doanh nghiệp và đại lý. Cách khuyến khích này giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành, đồng thời tạo động lực cho đại lý làm việc chăm chỉ để tăng trưởng doanh thu bán hàng.

Gửi đại lý bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành
Gửi đại lý bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành

4. Đơn vị sử dụng phổ biến trong bán sỉ

Trong bán sỉ, người ta thường sử dụng các đơn vị tính để quản lý và phân phối hàng hoá với số lượng lớn đến các nhà bán lẻ hoặc đại lý. Một số đơn vị sử dụng phổ biến là:

  • : Lô là đơn vị dùng để chỉ số lượng lớn của 1 loại hàng hoá, thường có số lượng cụ thể hơn 1000 sản phẩm. Ví dụ, 1 lô áo phông có thể gồm 1000 chiếc, 1 lô quần sooc có thể gồm 5000 chiếc... Mỗi lô được đóng gói thành một đơn vị để dễ dàng vận chuyển và phân phối. Bên cạnh đó, nhà bán sỉ cũng dễ dàng quản lý số lượng hàng hoá và giảm thiểu rủi ro mất mát trong quá trình giao diện.

  • Ri: Ri nghĩa là "1 dây". Đây là một từ địa phương được sử dụng phổ biến trong bán lẻ. Nhiều ri (dây) sẽ gộp lại thành 1 lô. Người bán sỉ sẽ quyết định số lượng sản phẩm trong 1 ri. Mỗi lô hàng sẽ gồm nhiều ri để phân phối cho các cửa hàng bán lẻ. Các ri có thể được phân loại theo màu sắc, kích thước, kiểu dáng để thuận tiện cho bên bán lẻ.

  • Set: Đây là tên gọi dùng để chỉ các sản phẩm cùng loại, được bán theo bộ. Đơn vị này thường được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang, trang sức hoặc các mặt hàng phụ kiện. Ví dụ, 1 set trang phục sẽ bao gồm váy và áo. Một set trang sức bao gồm 1 đôi bông tai, 1 vòng cổ, 1 vòng tay... Khi bán theo set, khách hàng sẽ dễ lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhau, đồng thời cửa hàng có thể tăng giá trị đơn hàng.

  • Tỷ lệ Size: Đây là đơn vị dùng để chỉ kích cỡ khác nhau của 1 sản phẩm. Thông thường, tỷ lệ size thường được dùng cho các mặt hàng thời trang. Đơn vị này thường được phân loại theo các chữ cái như XS, S, M, L, XL, XXL,… Mục đích của tỷ lệ size là giúp cho cho các nhà bán lẻ điều chỉnh số lượng các sản phẩm theo từng kích cỡ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Set là đơn vị thường được sử dụng trong ngành thời trang quần áo
Set là đơn vị thường được sử dụng trong ngành thời trang quần áo

Bán sỉ và bán lẻ là 2 hình thức kinh doanh quan trọng của nền kinh tế thị trường. Mỗi hình thức sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức kinh doanh sao cho phù hợp.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm ngành bán lẻ, hãy truy cập ngay vào Job3s để khám phá hàng ngàn cơ hội với mức lương hấp dẫn.

Bài viết liên quan