Ngành điện lạnh nên học trường nào? Cập nhật những trường TOP uy tín nhất
1. Ngành điện lạnh học trường nào?
Trước tiềm năng của ngành điện lạnh với nhiều cơ hội việc làm, nhiều bạn trẻ quyết định theo đuổi lĩnh vực này và quyết định tìm hiểu các trường đào tạo uy tín hiện nay. Dưới đây là chi tiết các trường giảng dạy chuyên ngành điện lạnh:
Khu vực | Tên trường | Ngành học | Khối tuyển sinh | Điểm chuẩn (2024) | Học phí (2024) |
---|---|---|---|---|---|
Miền Bắc | Đại học Bách khoa Hà Nội | Kỹ thuật điện | A00; A01 | 26.81 | 24,000,000 - 30,000,000 VNĐ/năm |
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử | A00; A01 | 27.8 | 24,600,000 VNĐ/năm | |
Đại học Điện lực | Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử | A00; A01; D07; D01 | 23.5 | 17,500,000 VNĐ/năm | |
Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội | Kỹ thuật điện | A00; A01; D01; C01 | 22.25 | 445,100 VNĐ/tín chỉ | |
Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử | A00; A01; D01; C01 | 23.75 | |||
Miền Trung | Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) | Kỹ thuật Điện | A00; A01 | 24.25 | 28,700,000 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng | Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện) | A00; A01; C01; D01 | 20.9 | 16,400,000 VNĐ/năm | |
Đại học Nha Trang | Kỹ thuật điện (chuyên ngành Kỹ thuật điện; điện tử) | A01; D01; D07; D90 | 18.5 | 41,000,000 VNĐ/năm | |
Miền Nam | Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. HCM) | Kỹ thuật Điện - Điện tử | A00; A01 | 76.71 (Xét tuyển kết hợp - CT tiên tiến) | 30,000,000 VNĐ/năm |
Đại học Công nghiệp TP. HCM | Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử | A00; A01; C01; D90 | 23.5 | 33,500,000 VNĐ/năm |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo. Bạn có thể truy cập vào website của trường để biết tin tức chính xác nhất.
2. Những yếu tố cần quan tâm khi chọn trường học ngành điện lạnh
Để chọn trường học ngành điện lạnh, các bạn cần quan tâm đến các yếu tố như chất lượng giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị, cơ hội thực tập và việc làm khi ra trường. Tìm hiểu chi tiết dưới đây:

2.1. Chất lượng giảng dạy và đào tạo
Khi chọn trường học ngành điện lạnh, danh tiếng và uy tín chính là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định. Bạn cần tìm hiểu về lịch sử, kết quả đào tạo, các chứng chỉ cần thiết. Một trung tâm đào tạo hay trường học đào tạo uy tín thường có các khoá học được công nhận với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về trường mình muốn theo học, bạn cần tham khảo đánh giá từ các sinh viên đang theo học, các cựu sinh viên từng học trong trường. Như vậy, những đánh giá này sẽ có tính khách quan hơn.
2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Một trường đào tạo điện lạnh tốt là trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Thực hành là một phần quan trọng của việc học nghề điện lạnh. Do đó, trường học có xưởng thực hành, máy móc thiết bị tốt, chất lượng mới có thể giúp sinh viên có cơ hội thực hành nhiều hơn, tự tin hơn khi đối mặt với công việc thực tế sau này.
2.3. Cơ hội thực tập và việc làm
Hiện nay, nhiều trường học đào tạo nghề điện lạnh còn cung cấp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên trong khả năng cho phép. Các bạn có thể nhận được những thông tin về cơ hội việc làm trong ngành tại trường. Thậm chí một số trung tâm đào tạo còn hỗ trợ sinh viên làm hồ sơ xin việc, tham gia phỏng vấn và kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu. Hỗ trợ việc làm là cần thiết để các bạn trẻ có thể bắt đầu sự nghiệp sau khi hoàn thành khóa học.
3. Ngành điện lạnh thi khối nào?
Ngành điện lạnh hiện đang là ngành có tương lai và mang lại thu nhập tốt. Tuy nhiên, học điện lạnh thực sự không đơn giản. Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, ngành điện lạnh được các trường tổ chức xét tuyển dựa vào điểm thi THPT quốc gia với một trong những tổ hợp môn như sau:
Tổ hợp | Môn học |
---|---|
A00 | Toán, Lý, Hóa |
A01 | Toán, Lý, Tiếng Anh |
C01 | Toán, Văn, Lý |
D01 | Toán, Văn , Anh |
D07 | Toán, Hóa, Anh |
D90 | Toán, KHTN, Anh |
A02 | Toán, Lý, Sinh |
A16 | Toán, Văn, Khoa học tự nhiên |
4. Học điện lạnh ra làm gì?
Ngành điện lạnh đang rất được bạn trẻ quan tâm vì có khả năng phù hợp với đa dạng các đối tượng. Bạn chỉ cần sở hữu kiến thức chuyên môn, kỹ năng về điện lạnh, cơ hội việc làm cũng như mức lương và chế độ đãi ngộ sẽ rất rộng mở với bạn. Dưới đây là một số công việc mà các bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp:

4.1. Học điện lạnh ra trường làm kỹ sư điện lạnh
Kỹ sư điện lạnh là những người phụ trách công việc thiết kế, lắp đặt và xử lý các sự cố phát sinh, bảo trì và bảo dưỡng đối với hệ thống làm lạnh trong các công trình, công ty, nhà riêng… Một kỹ sư điện lạnh yêu cầu phải có chuyên môn tốt, thường xuyên học hỏi nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu mới của công việc.
Công việc chính:
- Thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện lạnh.
- Xử lý những sự cố công trình đã thi công.
- Bảo trì và bảo dưỡng cho những công trình đã thi công.
Hiện nay, mức lương của kỹ sư điện lạnh thường dao động từ 7,000,000 - 15,000,000 VNĐ/tháng, tùy theo năng lực và kinh nghiệm. Ngoài mức lương cứng, kỹ sư điện lạnh có thể nhận được phụ cấp dự án theo năng lực, trách nhiệm được giao và nhiều chế độ hấp dẫn khác.
4.2. Học điện lạnh học ra làm kỹ thuật viên sửa chữa/bảo trì điện lạnh
Kỹ thuật viên sửa chữa/bảo trì điện lạnh là những người có nhiệm vụ sửa chữa những thiết bị điện lạnh khi hỏng hóc. Ngoài ra, những người này cũng có trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ theo yêu cầu.
Công việc chính:
- Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị như máy điều hòa, tủ lạnh, máy nước nóng và máy lạnh công nghiệp.
- Xử lý các sự cố tại nhà máy, văn phòng, gia đình hay các trung tâm bảo hành.
- Hỗ trợ cho khách hàng trong quá trình vận hành các thiết bị.
Hiện tại, mức lương của các kỹ thuật viên sửa chữa, bảo trì điện lạnh phụ thuộc vào kinh nghiệm và quy mô công ty. Mức lương trung bình của vị trí này thường dao động từ 7,000,000 - 10,000,000 VNĐ/tháng. Nếu làm việc tại các doanh nghiệp lớn, những kỹ thuật viên này có thể tăng thu nhập thêm 3,000,000 - 4,000,000 VNĐ/tháng.
4.3. Học điện lạnh ra mở cửa hàng điện lạnh
Một số bạn trẻ khi học về lĩnh vực điện lạnh có quyết tâm mở cửa hàng về lĩnh vực này thay vì đi làm thuê. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công khi mở cửa hàng điện lạnh.
Ưu điểm của tự mở cửa hàng điện lạnh:
- Nhu cầu các thiết bị điện lạnh như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt luôn cần thiết cho các hộ gia đình khiến thị trường ngày càng phát triển đặc biệt là vào các mùa nóng.
- Lợi nhuận sản phẩm cao đặc biệt là khi có nguồn hàng tốt, dịch vụ lắp đặt cũng tăng thu nhập.
- Ngoài bán sản phẩm, bạn có thể mở rộng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
- Xây dựng thương hiệu uy tín, thu hút khách trung thành.
Nhược điểm của tự mở cửa hàng điện lạnh:
- Vốn đầu tư ban đầu cao.
- Chi phí nhập hàng, mặt bằng, trang thiết bị lớn.
- Sức cạnh tranh khốc liệt đặc biệt là về giá cả.
- Dễ gặp tình trạng hàng tồn kho, lỗi thời.
- Chi phí vận hành cao như thuê nhân viên, điện nước, vận chuyển, kho hàng.
Đối với mức thu nhập khi tự mở cửa hàng, bạn có thể nhận về lợi nhuận trung bình khi kinh doanh cửa hàng nhỏ là từ 10,000,000 - 30,000,000 VNĐ/tháng, cửa hàng tầm trung: 50,000,000 - 150,000,000 VNĐ/tháng, cửa hàng lớn: khoảng 200,000,000 - 500,000,000 VNĐ/tháng. Đây là mức thu nhập khi tự mở cửa hàng sau khi trừ đi các chi phí phát sinh.

5. Những kỹ năng cần thiết khi làm việc trong ngành điện lạnh
Theo học bất kỳ ngành nghề nào cũng cần phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn. Để có thể thành thạo trong lĩnh vực điện lạnh, bạn cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
Kiến thức về điện, điện tử, điện lạnh
- Biết cách lắp đặt điều hòa, tủ lạnh, máy giặt và máy lạnh công nghiệp…
- Đọc hiểu sơ đồ mạch điện, tài liệu kỹ thuật các dòng máy khác nhau.
- Hiểu rõ cách vận hành, xử lý các sự cố về điện lạnh thường gặp.
- Nắm vững các nguyên lý hoạt động hệ thống điện, điện tử trong thiết bị lạnh.
- Biết cách đo, kiểm tra mạch điện, sử dụng đồng hồ đo điện.
- Biết kiểm tra, thay thế linh kiện khi cần thiết.
- Có hiểu biết về nguyên lý làm lạnh, hệ thống gas và môi chất lạnh.
- Biết cách nạp gas, hút chân không và xử lý rò rỉ gas an toàn.
- Xác định lỗi thiết bị, đưa ra giải pháp sửa chữa.
Kỹ năng gò, hàn, khoan, đục
- Biết điều chỉnh vỏ máy, ống đồng, các linh kiện kim loại bị móp méo.
- Tạo, sửa chữa các giá đỡ dàn nóng, dàn lạnh.
- Hàn nối ống đồng khi lắp điều hòa, tủ lạnh.
- Biết gia cố các bộ phận kim loại như dàn nóng, dàn lạnh.
- Có thể xử lý các mối hàn bị rò rỉ gas.
- Có kỹ năng khoan đường ống đi dây điện, ống nước cho máy lạnh, tủ lạnh.
- Biết bắt vít cố định dàn nóng, dàn lạnh.
Kỹ năng xử lý sự cố, vấn đề
Trong ngành điện lạnh, bạn có thể thường xuyên gặp các sự cố về hệ thống làm lạnh, điện, gas, nước, cơ khí. Việc có các kỹ năng xử lý sự cố, vấn đề tốt giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và đặc biệt tạo uy tín với khách hàng
Nhìn chung, bài viết trên có thể giúp các bạn đưa ra sự lựa chọn ngành điện lạnh nên học trường nào tốt nhất, uy tín nhất, khối thi nào phù hợp nhất. Hiện nay, ngành điện lạnh cũng đang có nhiều tiềm năng phát triển với mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn đam mê với lĩnh vực này, lại mong muốn có công việc ổn định, mức lương tốt, có thể truy cập vào Job3s để tìm kiếm cơ hội việc làm cho riêng mình nhé.