Ngành thiết kế mỹ thuật số là gì? Ra trường làm gì?
1. Ngành thiết kế mỹ thuật số là gì?
Thiết kế mỹ thuật số là ngành kết hợp giữa nghệ thuật với công nghệ thông tin bằng việc sử dụng các phần mềm đồ họa ví dụ như Adobe Photoshop, Illustrator, CorelDRAW, SketchUp,… để tạo ra những sản phẩm thẩm mỹ từ 2D đến 3D, từ hình ảnh đến video. Các sản phẩm thiết kế từ ngành này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, game, phim ảnh…
Theo một số chuyên gia, học thiết kế mỹ thuật số khá khó khăn cho những người mới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các bạn sinh viên không thể theo học lĩnh vực này. Để học mỹ thuật số hiệu quả, bạn cần trải qua một số thử thách như:
- Nắm vững công nghệ: Việc sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đòi bạn cần có nhiều thời gian và thực hành liên tục. Ngoài ra một số phần mềm như photoshop và Blender có giao diện khá phức tạp, yêu cầu những người mới cần phải nắm rõ các công cụ cơ bản.
- Có hiểu về màu sắc, bố cục và ánh sáng: Mỹ thuật số cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật truyền thống. Do đó, bạn vừa cần có kiến thức nền về mỹ thuật vừa phải học thêm bố cục, phối màu và ánh sáng để mở rộng thêm khả năng thiết kế.
- Sáng tạo không ngừng nghỉ: Mỹ thuật số đòi hỏi bạn phải có sự sáng tạo và ý tưởng mới lạ để tạo ra những tác phẩm độc đáo và thu hút. Một sinh viên theo học ngành này cũng cần có sự đổi mới liên tục, không ngừng nghỉ.

2. Các chuyên ngành thiết kế mỹ thuật số tại Việt Nam
Thiết kế mỹ thuật số hiện đang khá hot tại nước ta với nhiều lĩnh vực chuyên ngành. Theo học lĩnh vực này, bạn có nhiều cơ hội học hỏi những kiến thức đa dạng. Dưới đây là những chuyên ngành thuộc thiết kế mỹ thuật số:
2.1. Thiết kế đồ họa (Graphic Design)
Thiết kế đồ họa (Graphic design) là ngành thiên về sáng tạo, kết hợp giữa nghệ thuật với kỹ thuật. Những sinh viên theo học lĩnh vực này sẽ tạo ra những sản phẩm bao gồm hình ảnh, logo, biểu tượng, ấn phẩm in ấn, poster, bao bì, giao diện web… với mục đích truyền tải thông điệp của thương hiệu, doanh nghiệp.
2.2. Thiết kế website (Web Design)
Thiết kế website (Web Design) là ngành học thiên về chuyển đổi ý tưởng, câu chuyện nào đó thành những thiết kế trực quan qua việc sử dụng bố cục xây dựng nên các trải nghiệm người dùng cho cả trang web. Công việc của một nhà thiết kế website giống như kiến trúc sư, tạo ra mô hình bố cục của trang web trước khi cho các nhà phát triển bắt đầu mở rộng nó.
2.3. Thiết kế 3D (3D Design)
Thiết kế 3D (3D Design) là quá trình sáng tạo, phát triển những mô hình và hình ảnh 3D (three-dimensional) bằng máy tính và phần mềm chuyên về thiết kế 3D. Thiết kế 3D hay thiết kế đồ hoạ 3D những thiết kế tái hiện một cách chân thực các khía cạnh của nhân vật, đồ vật, khung cảnh…
2.4. Thiết kế video (Video & Motion Graphics)
Thiết kế video (Video & Motion Graphics) hay còn gọi là đồ họa chuyển động là một loại hình hoạt họa và đồ họa số. Đây là kỹ thuật kết hợp yếu tố thiết kế, văn bản với chuyển động để tạo ra hiệu ứng hoạt hình. Ngành này thường được dùng để tạo ra các video ngắn có tính giải trí, truyền tải thông tin.
2.5. Thiết kế sản phẩm (Product Design)
Thiết kế sản phẩm (Product Design) là sự kết hợp giữa mục tiêu của doanh nghiệp với nguyện vọng của người dùng, nhằm tạo ra, quảng bá những sản phẩm thu hút, hấp dẫn, hài hòa, có độ nhận diện cao. Đây là quá trình nắm bắt cơ hội từ thị trường, doanh nghiệp để cho ra đời các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiềm ẩn của người dùng. Sản phẩm ở đây có thể là sản phẩm mới hoặc sản phẩm hiện có.
3. Học ngành thiết kế mỹ thuật số ra làm gì?
Ngành thiết kế mỹ thuật số có nhiều tiềm năng phát triển với nhu cầu tuyển dụng cao. Theo thống kê của Hiệp hội quảng cáo VAA, có hàng nghìn công ty chuyên về thiết kế mỹ thuật số cùng các đơn vị truyền thông, xuất bản khác. Vậy học ngành thiết kế mỹ thuật số ra làm những vị trí nào?
3.1. Game designer
Thiết kế game (Game designer) là những người có nhiệm vụ thiết kế những yếu tố tạo nên trò chơi ví dụ như bối cảnh, level, cách chơi, nhân vật, thử thách trong trò chơi. Thiết kế game bao gồm hai mảng lớn nhất là Art (nghệ thuật), Design (thiết kế). Phần Design sẽ đảm nhận nhiệm vụ tạo nên cốt lõi của trò chơi, phần Art sẽ phác thảo thô những ý tưởng trước khi chuyển sang giai đoạn hiện thực hóa bằng đồ họa 2D/3D.
Yêu cầu công việc:
- Xác định các yêu cầu đối với một trò chơi của khách hàng hoặc của nhà thiết kế game.
- Nghiên cứu đối tượng mục tiêu, đưa ra ý tưởng nội dung, concept của trò chơi.
- Phát triển nhân vật, cốt truyện, qua tắc, độ khó - dễ của trò chơi.
- Phối hợp làm việc với bộ phận phát triển game, đồ họa game nhằm hoàn thiện trò chơi.
- Theo dõi game khi đã ra mắt, so sánh và đánh giá kết quả với mục tiêu ban đầu của dự án để tính toán cải tiến hay lược bỏ các tính năng giúp thu hút và gắn kết người dùng.
3.2. Graphic designer
Graphic designer (nhà thiết kế đồ hoạ) là những người có nhiệm vụ thiết kế đồ họa, truyền tải các thông điệp bằng cách phối hợp hình ảnh, văn bản, các yếu tố khác ví như animation (đồ họa chuyển động) lại với nhau.
Yêu cầu công việc:
- Lên ý tưởng, thiết kế những ấn phẩm truyền thông phục vụ hoạt động quảng cáo, website, social media có thể là banner, cover, infographics…
- Phối hợp với bộ phận biên tạp tạo ra các sản phẩm thiết kế hợp với nội dung của blog, marketing, trang mạng xã hội.
- Thiết kế các video giới thiệu sản phẩm, những video hướng dẫn sử dụng.
- Thiết kế những ấn phẩm phục vụ hoạt động truyền thông nội bộ.
- Đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc thiết kế, chỉnh sửa thiết kế phù hợp với yêu cầu.

3.3. Producer
Producer (nhà sản xuất, chuyên viên) thuộc lĩnh vực đồ họa là những người tham gia quá trình phối hợp, quản lý, điều hành quá trình sản xuất các dự án phim ảnh, phim hoạt hình. Nhà sản xuất cũng chịu trách nhiệm kết nối đội ngũ thành viên xây dựng dự án.
Yêu cầu công việc:
- Chịu trách nhiệm từ ý tưởng, phác thảo thiết kế, phát triển mỹ thuật đến khi hoàn thành thiết kế phù hợp với các mục tiêu của nhãn hàng, công ty.
- Lập kế hoạch làm việc, quản lý công việc thiết kế, kiểm soát thời gian hoàn thành dự án.
- Thiết kế các thể loại social content (forum, fanpage, YouTube, Facebook…) ví như giao diện website, post facebook, cover, banner flash, HTML5, animation gif… của nhãn hàng và công ty.
- Hỗ trợ thiết kế POSM hay các thiết kế khác khi có yêu cầu.
- Phối hợp với đối tác trung gian tạo ra các bản thiết kế có nội dung phù hợp theo từng giai đoạn của nhãn hàng, công ty.
- Chỉnh sửa các bản thiết kế theo yêu cầu.
- Phối hợp với nhân viên biên tập phát triển phác thảo ý tưởng cho các thiết kế.
- Tìm kiếm thông tin, tham khảo xu hướng thiết kế mới của ngành trên mạng xã hội sau đó điều chỉnh và áp dụng.
3.4. Giám đốc sáng tạo
Giám đốc sáng tạo (Creative director) là những người chịu trách nhiệm lãnh đạo một nhóm sáng tạo. Công việc của giám đốc sáng tạo là đưa ra các chiến lược phát triển, giám sát các dự án sáng tạo có thể là mẫu quảng cáo, thiết kế đồ họa, sản xuất video… với mục đích biến tầm nhìn sáng tạo cho một dự án, thương hiệu thành hiện thực.
Yêu cầu công việc:
- Đưa ra ý tưởng phát minh, sáng tạo và xây dựng những kế hoạch cùng giải pháp độc đáo và hiệu quả nhất.
- Lãnh đạo, hỗ trợ và hướng dẫn đội ngũ sáng tạo triển khai kế hoạch đi đúng hướng, nhằm đạt được hiệu suất công việc tốt nhất.
- Giám sát và đánh giá ý tưởng của nhân viên, đưa ra các góp ý và nhận xét, sau đó chỉnh sửa để dự án, thành phẩm hoàn chỉnh nhất.
- Chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung, hình ảnh và các tiêu chuẩn đầu ra nói chung cho dự án, sản phẩm.
- Tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên, thực hiện chính sách giữ chân nhân tài, tìm kiếm nhân sự cho bộ phận sáng tạo.
- Học hỏi, cập nhật kiến thức và nghiên cứu thị trường đáp ứng với xu hướng nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.
- Nắm bắt ý tưởng, nuôi dưỡng, bảo vệ những ý tưởng của nhóm.
3.5. Giảng viên đào tạo
Giảng viên đào tạo chuyên ngành thiết kế mỹ thuật số là những người có nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo học viên thuộc lĩnh vực này.
Yêu cầu công việc:
- Xây dựng các kế hoạch giảng dạy, tham gia giảng dạy các học phần thuộc nhóm: Đồ họa 3D, đồ họa 2D và mỹ thuật cơ bản.
- Nghiên cứu khoa học, triển lãm theo quy định của nhà trường.
- Xây dựng, chỉnh sửa đề cương học tập, cố vấn học tập.
- Hướng dẫn sinh viên, coi thi, chấm thi.
- Tham gia vào các hoạt động đổng quảng bá cho khoa và nhà trường.
3.6. Visual effect artist (VFX)
Visual effect artist (VFX) là những người có nhiệm vụ thêm hiệu ứng vào video/hình ảnh nhằm nâng cao chất lượng, cũng như sự sống động của video, hình ảnh đó. VFX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những cảnh khó, không thể thực hiện ngoài đời thực hoặc do chi phí quá tốn kém.
Yêu cầu công việc:
- Tạo ra chất lượng hình ảnh/video tốt nhất cho bộ phim, game…
- Lên ý tưởng, thiết kế ra các hiệu ứng đặc biệt.
- Làm việc với các nhà sản xuất, nhà giám sát nhằm theo dõi, quản lý tiến độ công việc của các phận.
- Tổ chức những cuộc họp hàng ngày, ghi chép, theo dõi những thông tin quan trọng.
- Truyền đạt thông tin nhanh chóng, hiệu quả tới những thành viên trong team.
- Giám sát việc cung cấp nội dung cho khách hàng ở nhiều giai đoạn khác nhau.
- Quản lý nội dung đã chỉnh sửa với bộ phận biên tập.
3.7. Chuyên gia công nghệ thực tế ảo
Thực tế ảo (virtual reality: VR) là công nghệ giúp con người có thể cảm nhận không gian mô phỏng chân thực nhờ vào kính nhìn 3 chiều (kính thực tế ảo). Môi trường 3D ảo được tạo ra, điều khiển bởi một hệ thống máy tính cấu hình cao.
Yêu cầu công việc của chuyên gia công nghệ thực tế ảo:
- Phân tích sự tham gia của người dùng, tác động của tương tác thực tế ảo/ảo hóa.
- Lập ngân sách cho tạo nội dung thực tế ảo/ảo hóa, phát triển công nghệ.
- Tạo ra trải nghiệm thực tế ảo/ảo chân thực cho nhiều ứng dụng.
- Thu thập dữ liệu hình ảnh bằng các thiết bị chuyên dụng.
- Xử lý dữ liệu các hình ảnh.
- Xử lý tạo virtual tour (thực tế ảo) bằng phần mềm, công cụ chuyên dụng.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực VR – AR.
3.8. Chuyên viên thiết kế diễn hoạt 2D/3D
Chuyên viên thiết kế diễn hoạt 2D/3D là những người sáng tạo, thiết kế hình ảnh hoạt hình cho phim, game. Nhiệm vụ của các chuyên viên là tạo ra những hình ảnh chân thực, sống động nhất, có thể là bản vẽ, phần mềm, máy ảnh, mô hình.
Yêu cầu công việc:
- Đề xuất ý tưởng, phối hợp xử lý các phát sinh với biên kịch.
- Diễn hoạt phim hoạt hình 2D các chủ đề có liên quan.
- Phối hợp các khâu trong quy trình sản xuất nhằm hoàn thiện sản phẩm.
- Đóng góp, xây dựng các ý tưởng trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện những công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

4. Yếu tố cần thiết để học ngành thiết kế mỹ thuật số
Ngành thiết kế mỹ thuật số đang rất nhiều tiềm năng và triển vọng trong thị trường việc làm hiện nay. Công việc của ngành tương đối hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng có thể phù hợp với lĩnh vực đặc biệt này. Để theo đuổi ngành thiết kế mỹ thuật số, bạn cần có những tố chất dưới đây:
- Khả năng sáng tạo
Đảm nhận công việc của một nhà thiết kế mỹ thuật số, bạn chắc chắn cần có khả năng sáng tạo. Đây là một trong các yếu tố không thể thiếu của một nhân viên thiết kế nhằm tạo ra những ấn phẩm độc đáo, đạt hiệu quả truyền thông tốt.
- Tư duy hình ảnh
Có tư duy hình ảnh là một trong các yếu tố quan trọng giúp những người theo đuổi ngành thiết kế mỹ thuật số sáng tạo, thiết kế ra những ấn phẩm truyền thông thực sự ấn tượng.
- Khả năng giao tiếp tốt
Ngành thiết kế mỹ thuật số thường liên quan đến nhiều dự án nhóm. Bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, làm việc hiệu quả theo nhóm để hoàn thành các dự án sao cho chuyên nghiệp. Đây là một trong những yêu cầu chung dành cho tất cả ngành nghề thuộc lĩnh vực này.
- Khả năng chịu áp lực
Công việc của một nhà thiết kế mỹ thuật số buộc bạn phải đối mặt với những áp lực nhất định như nhiều dự án cần triển khai một lúc, phải liên tục đưa ra những ý tưởng mới mang tính đột phá. Do đó, khả năng chịu được áp lực công việc tốt là yêu cầu quan trọng dành cho một nhà thiết kế mỹ thuật số.
Nhìn chung, ngành thiết kế mỹ thuật số đang có triển vọng trong thị trường việc làm nước ta. Có nhiều vị trí công việc phù hợp với lĩnh vực này đang được các nhà tuyển dụng săn đón. Nếu có đam mê với lĩnh vực thiết kế mỹ thuật số, bạn có thể truy cập vào Job3s.com.vn để tìm kiếm cơ hội khi tốt nghiệp ra trường.