Bạn là ?
Khái niệm nhân viên phục vụ từ lâu đã trở nên khá quen thuộc, nhất là đối với nhà hàng, khách sạn hay các quán cafe. Tuy nhiên, ít ai thực sự hiểu nhân viên phục vụ là gì.
Theo wikipedia, nhân viên phục vụ hay còn gọi là bồi bàn, nhân viên bàn, tiếng anh là Waiter/Waitress. Đây là những người làm việc trong các nhà hoặc hoặc địa điểm ăn uống cố định hoặc lưu động, trực tiếp phục vụ khách bằng việc cung cấp các đồ ăn và nước uống trong thực đơn mà khách yêu cầu.
Nhân viên phục vụ chịu trách nhiệm giao tiếp với khách hàng, lắng nghe yêu cầu và đáp ứng để khách hàng có được những trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó thì nhân viên phục vụ cũng có thể là người chịu trách nhiệm trao đổi, liên lạc giữa khách hàng với các bộ phận chuyên trách. Từ đó đảm bảo hoạt động của nhà hàng, khách sạn… luôn được thông suốt.
Hiện nay, khi nền kinh tế ngày một phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng theo đó tăng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các nhân viên phục vụ bộc lộ vai trò cũng ngày một phát triển hơn.
Nhân viên phục vụ là vị trí đảm nhiệm khá nhiều công việc quan trọng trong hoạt động của nhà hàng. Vậy vai trò của nhân viên phục vụ là gì đối với hoạt động của nhà hàng?
Trong các hoạt động của nhà hàng thì nhân viên phục vụ sẽ là người giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Họ cũng sẽ là người tiếp nhận và đáp ứng những yêu cầu về dịch vụ của các thực khách.
Chính vì thế, nhân viên phục vụ sẽ là người trực tiếp đem lại những trải nghiệm về dịch vụ cho khách hàng. Nhân viên phục vụ tốt cũng đồng nghĩa sẽ đem lại những trải nghiệm tốt và tạo dựng được hình ảnh của nhà hàng trong mắt thực khách.
Đối với các nhà hàng hay các đơn vị kinh doanh trong ngành dịch vụ thì hình ảnh là rất quan trọng. Và nhân viên phục vụ sẽ là những người ảnh hưởng trực tiếp đến điều này.
Khách hàng sẽ đánh giá một phần về thương hiệu, về chất lượng dịch vụ thông qua hình ảnh nhân viên phục vụ nhà hàng. Nếu nhân viên phục vụ có thể duy trì hình ảnh chuyên nghiệp, thân thiện thì nhà hàng cũng sẽ được đánh giá cao hơn.
Để thu hút được lượng khách hàng mới thì các nhà hàng cũng cần đổi mới liên tục về thực đơn hoặc dịch vụ. Và khi đó, nhân viên phục vụ sẽ là người trực tiếp giới thiệu sự đổi mới này cho thực khách tại nhà hàng.
Chính vì vậy, bên cạnh việc đem lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng thì nhân viên phục vụ cũng là người đem lại một nguồn doanh số khá ấn tượng cho nhà hàng.
Đối với các đơn vị kinh doanh trong ngành dịch vụ thì ngoài chất lượng món ăn, dịch vụ và trải nghiệm, nhân viên phục vụ cũng là một trong những yếu tố giúp nhà hàng ghi điểm trong mắt khách hàng.
Nếu nhân viên phục vụ đem lại sự hài lòng cho khách hàng thì tỉ lệ họ quay lại trải nghiệm dịch vụ là khá cao. Khi đó, nhà hàng sẽ có một nguồn khách hàng ổn định, thân thiết và tới thường xuyên hơn.
Nhân viên phục vụ còn đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng với các bộ phận khác của nhà hàng. Vì thế, đây là một trong những vị trí quan trọng và không thể thiếu đối với hoạt động của bất kỳ đơn vị cung cấp dịch vụ nào.
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng thì điều đầu tiên mà các ứng viên cần nắm được đó chính là các công việc của nhân viên phục vụ là gì. Các công việc này cũng được chia thành từng nhóm nhiệm vụ riêng, cụ thể như:
Đối với vị trí nhân viên phục vụ thì công việc đầu ca là rất quan trọng. Nếu công việc đầu ca được chuẩn bị tốt thì công việc cũng sẽ suôn sẻ hơn. Ở đầu ca, công việc của nhân viên phục vụ là gì? Dưới đây là một số công việc mà nhân viên phục vụ cần thực hiện trong khoảng thời gian này:
Trong ca làm việc chính, công việc của nhân viên phục vụ là gì? Nhìn chung, nhân viên phục vụ sẽ thực hiện khá nhiều công việc khác nhau, cụ thể:
Chào đón khách hàng
Trong hoạt động của nhà hàng thì nhân viên phục vụ là một trong những người gặp khách hàng đầu tiên và thường xuyên nhất. Sau khi chào hỏi khách hàng, nhân viên phục vụ cần xác định xem khách hàng đã đặt bàn trước hay chưa và xử lý theo đúng quy trình nghiệp vụ.
Nếu là một nhân viên phục vụ tinh ý thì bạn cũng hoàn toàn có thể nhận ra đây có phải khách quen của nhà hàng hay không. Bạn cũng có thể dẫn họ đến các bàn có vị trí đẹp nếu còn trống hoặc đưa ra những gợi ý về món ăn, dịch vụ mới…
Nhận order về đồ ăn, thức uống
Sau khi đã hoàn thành việc chào đón cũng như sắp xếp chỗ ngồi cho khách hàng, nhân viên phục vụ sẽ bắt đầu thực hiện nhận order từ khách. Bạn cũng có thể đưa ra một số gợi ý về đồ ăn, thức uống hoặc các menu đặc biệt để khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn.
Khi đã chốt được order của khách hàng thì nhân viên phục vụ sẽ chuyển lại cho bộ phận bếp. Với một số mô hình hoạt động của nhà hàng, quán ăn thì nhân viên phục vụ cần phục vụ trước những món khai vị hoặc ăn kèm trước.
Cùng với đó, nhân viên sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện món ăn, thúc giục nếu tiến độ thực hiện chậm trễ để tránh việc khách hàng phải chờ lâu. Ngoài ra, các nhân viên cũng sẽ phục vụ đồ uống đã được order cho khách hoặc hỗ trợ khui đồ, chuẩn bị đá… theo đúng tiêu chuẩn nhà hàng đã đặt ra.
Sẵn sàng phục vụ khách hàng trong mọi tình huống
Sau khi món ăn và đồ uống theo order của khách hàng đã được lên đầy đủ, nhân viên cần kiểm tra lại lần cuối để chắc chắn không còn thiếu hay sai sót và dành lại không gian riêng cho thực khách.
Mỗi nhân viên cần hiểu rõ công việc của nhân viên phục vụ là gì để sẵn sàng tinh thần phục vụ khách hàng khi cần mà không chỉ dừng lại ở việc order và lên món.
Một số nhà hàng thường nằm trong phạm vi của khách sạn nên sẽ chịu trách nhiệm phục vụ hầu hết là khách lưu trú trong khách sạn. Vì thế, ngoài việc phục vụ khách hàng khi dùng bữa, nhân viên phục vụ còn cần đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ “Room Service".
Vậy công việc nhân viên phục vụ là gì trong trường hợp này? Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhà hàng, nhân viên cần xác nhận order để báo lại bộ phận bếp. Sau đó đẩy xe đồ ăn đến phòng của khách lưu trú và báo chức danh cũng như nhiệm vụ của mình.
Sau đó, di chuyển đồ ăn, bày biện theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn và yêu cầu của khách hàng. Cuối cùng là nhờ khách hàng ký xác nhận vào biên bản, chào khách và chúc khách hàng ngon miệng trước khi rời đi.
Ngoài những công việc chính trên, nhân viên phục vụ còn chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cũng bảo quản trang thiết bị được sử dụng trong nhà hàng. Có thể kể đến như:
Nhân viên phục vụ cũng cần hỗ trợ và phối hợp với các bộ phận khác trong nhà hàng nếu cần thiết để đảm bảo hoạt động của nhà hàng luôn xuyên suốt và hiệu quả.
Với những trường hợp đặc biệt như khách hàng muốn gộp bàn, tách bàn, thêm hay hủy món…, nhân viên phục vụ sẽ là người thông báo cho các bộ phận liên quan như quản lý ca, bộ phận bếp hay thu ngân để xử lý kịp thời.
Nhân viên phục vụ nhà hàng cũng sẽ là người kiểm soát các sự cố xảy ra trong khu vực mình quản lý hoặc các khu vực lân cận nếu cần sự trợ giúp. Với các trường hợp không thể xử lý thì nhân viên cần nhanh chóng báo cho quản lý để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
Tương tự như các vị trí cũng như đơn vị khác, nhân viên phục vụ tại nhà hàng cũng cần tham gia đầy đủ các buổi họp để ghi nhận ưu nhược điểm và cải thiện chúng. Đặc biệt, các nhân viên cần tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chuyên môn để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Cũng giống như bất kỳ vị trí công việc nào trên thị trường lao động, ứng viên cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm sau khi hiểu nhân viên phục vụ là gì cũng như các công việc cần thực hiện của vị trí này.
Hình ảnh nhân viên phục vụ nhà hàng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh và cả thương hiệu của các đơn vị này. Vì vậy, mỗi nhà hàng, quán ăn sẽ có một tiêu chuẩn riêng phù hợp với quy mô cũng như loại hình kinh doanh. Tuy nhiên nhìn chung, một số yêu cầu mà ứng viên cần đáp ứng có thể kể đến như sau:
Bên cạnh câu hỏi nhân viên phục vụ là gì thì mức lương cũng như cơ hội nghề nghiệp của vị trí này cũng là vấn đề được quan tâm khá nhiều. Và liệu so với mặt bằng chung trên thị trường lao động thì vị trí này có thực sự tiềm năng?
So với mặt bằng chung thị trường, mức lương của nhân viên phục vụ không quá cao, khoảng 3 tới 5 triệu đồng/tháng với nhân viên partime và khoảng 7 tới 9 triệu đồng/tháng đối với nhân viên fulltime. Tuy nhiên mức thu nhập của vị trí này khá linh động và chịu sự ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố.
Tùy theo môi trường, quy mô hay loại hình của nhà hàng mà mức lương nhân viên phục vụ nhận được sẽ có sự chênh lệch. Đặc biệt, vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng có thể nhận được các khoản tiền tip từ khách hàng. Dù không thường xuyên nhưng đây cũng là một trong những nguồn thu nhập thêm khá tốt của nhân viên phục vụ, nhất là khi làm trong các nhà hàng lớn.
Ở thời điểm hiện tại, khi nhu cầu sử dụng dịch vụ nhà hàng tăng cao thì nhân viên phục vụ cũng là vị trí được tuyển dụng khá nhiều. Sự phát triển mạnh của lĩnh vực du lịch cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy tiềm năng phát triển cho vị trí nhân viên phục vụ.
Hiểu rõ lợi thế và những hạn chế của nhân viên phục vụ là gì giúp bạn đánh giá được công việc này có phù hợp với bản thân hay không.
Về lợi thế của nghề phục vụ:
Hạn chế của nghề phục vụ:
Bạn có thể tham khảo một số cách tìm việc làm phục vụ dưới đây:
Một số điểm nổi bật khi tìm việc trên Job3s:
Tìm hiểu ngay các thuật ngữ được sử dụng trong ngành nhà hàng - khách sạn
Nhân viên dọn phòng khách sạn là gì | Giám sát nhà hàng là gì |
Du lịch sinh thái là gì | FMCG là gì |
F&B là gì | Nhân viên phục vụ là gì |
Tìm hiểu các bài viết liên quan:
>> Tìm hiểu thêm: mẫu cv xin việc
>> Tìm hiểu thêm bài viết: mẫu thư xin việc tiếng anh
>> Tìm hiểu thêm bài viết: đơn xin việc mẫu
>>> Tìm hiểu thêm bài viết: sơ yếu lí lịch mẫu
>> Tìm hiểu thêm bài viết: tải mẫu đơn xin nghỉ việc
Nhân viên phục vụ là gì cũng như công việc, yêu cầu hay mức lương và cơ hội của vị trí này như thế nào đã được Job3s chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng với những thông tin chi tiết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn cũng như có được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Mẫu CV hot theo ngành nghề