Tai nạn lao động là gì? Các tai nạn lao động hiện nay được phân loại như thế nào?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 24/02/2025 15:20:06 +07:00
Nhiều người lao động không hiểu rõ khái niệm Tai nạn lao động là gì? dù làm việc trong môi trường có nguy cơ tiềm ẩn sẽ gặp tai nạn bất ngờ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này và cách phân biệt các loại tai nạn lao động hiện nay.

1. Tai nạn lao động là gì?

Theo Khoản 8, Điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động (Industrial accident) là tai nạn gây tổn thương cho các bộ phận, chức năng nào đó của cơ thể hoặc có thể gây tử vong cho người lao động và xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với công việc và nhiệm vụ lao động.

Tai nạn lao động thường xảy ra tại nơi làm việc; trong giờ làm việc hay ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi người lao động đang thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; có thể là bị tai nạn trên đường đi hoặc về, từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại.

Tai nạn lao động là gì? Bạn cần tìm hiểu chi tiết để bảo vệ bạn thân khi cần thiết
Tai nạn lao động là gì? Bạn cần tìm hiểu chi tiết để bảo vệ bạn thân khi cần thiết

Tai nạn lao động và tai nạn thông thường có sự khác biệt:

Danh mục Tai nạn lao động Tai nạn giao thông
Thời gian và địa điểm Tai nạn lao động xảy ra trong thời gian đang làm việc của người lao động, tại nơi làm việc hoặc đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được doanh nghiệp giao. Điều này có nghĩa tai nạn xảy ra trong quá trình người lao động đang thực hiện công việc dù ở bất kỳ địa điểm nào đều được xem là tai nạn lao động. Tai nạn thông thường không giới hạn bởi thời gian, địa điểm công việc. Nó xảy ra bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu bao gồm cả những lúc người lao động không tham gia công việc. Tai nạn giao thông xảy ra ngoài giờ làm việc, khi người lao động di chuyển trên đường về nhà, hoặc trong quá trình đi lại cá nhân không liên quan đến công việc.
Nguyên nhân Nguyên nhân tai nạn lao động thường liên quan đến việc quá trình sản xuất, môi trường làm việc không an toàn, hay có sự thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn lao động. Nguyên nhân của tai nạn thông thường liên quan đến một số vấn đề vi phạm như vi phạm luật giao thông, điều kiện đường xá không tốt hay do sự cố kỹ thuật của các phương tiện giao thông. Tai nạn có thể xảy ra khi có tài xế chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, hoặc khi bạn ở nhà bỗng gặp tai nạn.

2. Phân loại tai nạn lao động

Sau khi hiểu được Tai nạn lao động là gì? Bạn cần phân loại các dạng tai nạn lao động. Tai nạn lao động được phân loại dựa trên tính chất có thể là lao động nhẹ hoặc lao động nặng cũng có thể dựa theo nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Chi tiết dưới đây:

2.1. Phân loại tai nạn lao động theo tính chất

Phân loại tai nạn lao động theo tính chất thường được sử dụng nhiều nhất dựa trên hậu quả của tai nạn đối với sức khỏe, tính mạng của con người. Chi tiết bao gồm:

  • Tai nạn lao động nhẹ: Thương tích nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, chỉ cần nghỉ làm từ 1 - 10 ngày ví dụ như bong gân, trật khớp…
  • Tai nạn lao động nặng: Gây ra thương tích nghiêm trọng, có thể nghỉ làm từ 10 - 30 ngày, ví dụ như gãy xương tay do máy móc ép. Một số trường hợp cần nghỉ trên 30 ngày và để lại di chứng vĩnh viễn, suy giảm khả năng lao động, ví dụ như mất ngón tay vì máy cắt, gãy chân do máy móc đè…
  • Tai nạn lao động chết người: Gây thương tích trầm trọng, tai nạn dẫn đến tử vong ở người lao động khi đang làm việc

2.2. Phân loại tai nạn lao động theo nguyên nhân

Phân loại tai nạn lao động theo nguyên nhân giúp xác định rõ các yếu tố gây ra tai nạn, từ đó doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Một số nguyên nhân chính bao gồm:

  • Tai nạn do yếu tố con người: Liên quan đến hành vi, ý thức, sức khỏe của người lao động. Đây được coi là tai nạn do hành vi thiếu cẩn trọng, không đủ kiến thức, không tuân thủ quy trình an toàn lao động của con người.
  • Tai nạn do yếu tố môi trường: Liên quan đến vấn đề điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động. Tai nạn gây ra do môi trường làm việc không đảm bảo về an toàn, phương tiện bảo vệ không đủ hoặc không đúng cách có thể là điện áp, nhiệt độ, ô nhiễm không khí, thiếu quần áo bảo hộ…
  • Tai nạn do thiết bị và công cụ: Liên quan đến vấn đề máy móc, thiết bị và công nghệ. Tai nạn bao gồm các sự cố kỹ thuật, thiết bị hỏng hóc, khả năng vận hành của máy không đúng cách hoặc không đúng quy trình. Máy móc quá cũ hoặc quá tải do không được bảo trì, kiểm tra thường xuyên.
Tai nạn lao động là gì? Có thể phân loại tai nạn lao động theo nhiều cách
Tai nạn lao động là gì? Có thể phân loại tai nạn lao động theo nhiều cách

3. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động

Hiểu được khái niệm Tai nạn lao động là gì, bạn cũng biết được các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Vậy, tai nạn lao động có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và được phân loại thành các nhóm nguyên nhân sau:

3.1. Nguyên nhân chủ quan

Người lao động thường thiếu kiến thức, kỹ năng về vấn đề an toàn lao động. Họ chủ quan, lơ là và không tuân thủ quy trình an toàn. Một số người lao động làm việc quá sức, sử dụng chất kích thích khi làm việc dẫn đến hậu quả khôn lường.

Áp lực công việc lớn, thời gian làm việc kéo dài cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động. Người lao động thường xuyên căng thẳng và thiếu tập trung, làm tăng nguy cơ mắc sai lầm, dẫn đến các tai nạn lao động nghiêm trọng. Ngoài ra, sự thiếu quản lý, giám sát từ phía các nhà quản lý dẫn đến tình trạng các quy định an toàn không được tuân thủ đúng, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

3.2. Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tai nạn lao động chính là từ điều kiện làm việc, môi trường làm việc không an toàn. Chỗ làm của bạn không vệ sinh; thiếu ánh sáng, thông gió kém, đồng thời tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm cũng dễ gây ra một số tai nạn nghề nghiệp.

Ngoài ra, hệ thống máy móc, các thiết bị hư hỏng, không đạt chuẩn, không đảm bảo an toàn, thiếu thiết bị bảo vệ và vận hành máy móc không đúng quy trình cũng có thể là nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động. Một số doanh nghiệp không sẵn sàng bỏ tiền cho những công nghệ mới hay các hệ thống an toàn hiệu quả, làm giảm khả năng bảo vệ người lao động.

4. Hậu quả của tai nạn lao động

Tai nạn lao động là gì? Tai nạn lao động ảnh hưởng đến con người như thế nào? Trên thực tế, tai nạn lao động tác động rất lớn đến đời sống xã hội cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Hậu quả của nó khiến người lao động và người sử dụng lao động chịu thiệt hại nặng nề về sức khỏe và tài chính.

4.1. Hậu quả đối với người lao động

Tai nạn lao động sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Chi tiết dưới đây:

  • Có thể mất tính mạng.
  • Mất sức lao động do tai nạn.
  • Tâm lý bị ảnh hưởng, di chứng sau chấn thương.
  • Thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
  • Giảm năng suất, hiệu quả công việc.
  • Sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng..
  • Khó tìm kiếm công việc mới khi có thương tật.
  • Cuộc sống bị đảo lộn, hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng.

4.2. Hậu quả đối với doanh nghiệp

Không những gây ra những tổn thất về người, tai nạn lao động còn ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động, sự phát triển của doanh nghiệp. Chi tiết dưới đây:

  • Chi phí bồi thường thiệt hại: Doanh nghiệp phải bồi thường chi phí y tế cho lao động theo quy định của pháp luật khi xảy ra sự cố về tai nạn
  • Giảm năng suất: Tai nạn lao động dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, giảm sút năng suất sản xuất, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp.
  • Chi phí tăng cường bảo trì và kiểm tra: Doanh nghiệp phải chi trả và đầu tư thêm vào các hoạt động kiểm tra, bảo trì, cải thiện về vấn đề an toàn lao động.
  • Giảm sút tinh thần làm việc: Tai nạn lao động có thể gây ra sự áp lực lo lắng và sợ hãi cho đội ngũ nhân viên, ảnh hưởng đến động lực và tinh thần làm việc của họ.
  • Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, gây mất lòng tin từ khách hàng, cộng động và các đối tác. Không nhiều người muốn hợp tác với những doanh nghiệp thường xảy ra tai nạn lao động.
  • Khó khăn trong tuyển dụng: Danh tiếng xấu khi gặp vấn đề an toàn lao động sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu hút và giữ chân nhân tài.
  • Xử lý vấn đề pháp lý: Doanh nghiệp đối mặt với những vụ kiện, xử phạt từ các cơ quan chức năng nếu sai phạm nghiêm trọng về quy định an toàn lao động.
  • Chi phí về pháp lý: Chi phí dành cho luật sư và các khoản bồi thường khác liên quan đến các vụ kiện sẽ tạo ra gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp.
  • Tăng chi phí bảo hiểm lao động: Doanh nghiệp phải chi trả số tiền lớn mua thêm bảo hiểm lao động cho nhân viên.
Tai nạn lao động là gì? Người lao động gặp tai nạn lao động sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và doanh nghiệp?
Tai nạn lao động là gì? Người lao động gặp tai nạn lao động sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và doanh nghiệp?

5. Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động

Sau khi tìm hiểu Tai nạn lao động là gì? và phân loại tai nạn lao động, bạn cần tìm cách phòng tránh tai nạn lao động. Đây được coi là trách nhiệm chung của người lao động và người sử dụng lao động. Nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bạn sẽ tránh hoặc giảm thiểu gặp rủi ro về tai nạn, đồng thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân, nâng cao năng suất lao động.

Đào tạo, huấn luyện tăng cường nhận thức về an toàn

Các doanh nghiệp cần tổ chức những khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ. Đào tạo bài bản và định kỳ, cập nhật kiến thức mới giúp ích khá nhiều cho vấn đề an toàn lao động.

Cung cấp trang thiết bị bảo hộ, đảm bảo sử dụng đúng cách

Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ, đúng tiêu chuẩn các phương tiện bảo vệ cho người lao động sao cho phù hợp với từng loại công việc, môi trường làm việc. Đồng thời, hướng dẫn người lao động cách thức sử dụng đúng cách, bảo quản các phương tiện này.

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng cần thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy móc, các trang thiết bị để đảm bảo chúng hoạt động an toàn và hiệu quả, loại bỏ ngay các máy móc, thiết bị đã hư hỏng, không đảm bảo an toàn.

Các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo môi trường làm việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động như ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn, thông gió…, xử lý kịp thời các yếu tố nguy hiểm, có hại.

Thực hiện quy trình làm việc an toàn, giám sát và kiểm tra định kỳ

Người sử dụng lao động cần xây dựng quy trình làm việc an toàn, khoa học và phù hợp với từng loại công việc cũng như đặc thù của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng cần giám sát việc thực hiện nghiêm túc các quy trình này.

Về phía những người lao động, bạn cần báo cáo những nguy cơ về sự mất an toàn, xây dựng hệ thống phản hồi thông tin về an toàn lao động và có biện pháp xử lý kịp thời khi có phát sinh vấn đề. Ngoài ra, người lao động cũng cần tuân thủ đúng quy trình, quy định về an toàn, thực hiện nghiêm túc, không tự ý thay đổi và thực hiện các thao tác không an toàn.

Việc chủ động tìm hiểu về vấn đề an toàn vệ sinh lao động giúp ích khá nhiều với người lao động đặc biệt là trong môi trường làm việc có nhiều nguy cơ. Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo về an toàn lao động hỗ trợ khá nhiều cho công việc thuận lợi và an toàn.

Nhìn chung, khi làm việc trong môi trường có nhiều nguy cơ, bạn cần tìm hiểu tai nạn lao động là gì và cần phân biệt rõ tai nạn lao động với tai nạn thông thường. Để công việc thuận lợi, đạt năng suất và không gặp những rủi ro không đáng có, người lao động cần có ý thức về an toàn trong lao động và đưa ra các đề xuất cải thiện điều kiện làm việc với doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat