Tham gia vào thị trường lao động, việc đảm bảo an toàn là hàng đầu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu quy định về an toàn lao động. Nắm rõ được các chế độ bảo hộ, chăm sóc sức khỏe giúp người lao động có thể yên tâm làm việc.
Nội dung chính
1. Quy định về an toàn lao động là gì?
2. Luật an toàn lao động
3. Quy định cụ thể về an toàn lao động
3.1. Quy định chung
3.2. Quy định về an toàn trong các lĩnh vực cụ thể
4. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động
4.1. Chương trình đào tạo và huấn luyện
4.2. Quy trình kiểm tra và giám sát
5. Chế tài xử lý vi phạm quy định về an toàn lao động
5.1. Chế tài xử lý vi phạm
5.2. Quy trình xử lý vi phạm
1. Quy định về an toàn lao động là gì?
An toàn lao động theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 là giải pháp phòng chống các tác động của yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo người lao động không xảy ra thương tật, tử vong trong quá trình làm việc.
Theo số liệu báo cáo nửa đầu năm 2024, trên cả nước xảy ra hơn 3.200 vụ tai nạn lao động, khiến hơn 3.000 người bị nạn. Vì vậy, việc tìm hiểu về an toàn lao động đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người tham gia lao động.
An toàn lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với công nhân, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Đối với doanh nghiệp, việc đảm bảo an toàn giúp giảm thiểu thiệt hại, tạo uy tín và thương hiệu của công ty với người lao động và công chúng. Về phía người lao động, thực hiện biện pháp an toàn giúp họ có thể làm việc với kết quả, hiệu suất cao, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể giảm thiểu chi phí khắc phục rủi ro do tai nạn.
Người lao động cần hiểu các quy định về an toàn lao động trước khi làm việc
2. Luật an toàn lao động
Bất kỳ người lao động nào cũng cần tìm hiểu rõ luật an toàn lao động trong nước để bảo vệ bản thân. Theo quy định tại Điều 5, Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, việc thực hiện an toàn lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Người lao động cần được làm việc trong môi trường an toàn. Các công trường, nhà xưởng phải được trang bị đồ bảo hộ, đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe cho các công nhân.
Người sử dụng lao động cần có trách nhiệm, tuân thủ các quy định về biện pháp an toàn lao động khi sử dụng lao động, luôn đặt ra các biện pháp phòng ngừa lên hàng đầu nhằm kiểm soát các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Người sử dụng lao động lấy ký kiến từ những bên liên quan ví dụ như: Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động, các tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động để thực hiện công việc một cách an toàn.
Đối với các tổ chức và hiệp định quốc tế liên quan, do nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động, một số quốc gia trên toàn cầu đã đưa ra các chính sách khác nhau, có mục tiêu chung là có thể hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp đến những hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tạo sự phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
3. Quy định cụ thể về an toàn lao động
Vấn đề vệ sinh an toàn lao động luôn được người lao động quan tâm khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có nguy cơ mất an toàn cao.
3.1. Quy định chung
Người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ sau:
Yêu cầu người lao động phải tuân thủ nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
Khen thưởng người lao động khi tuân thủ tốt và áp dụng kỷ luật nghiêm khắc với những người lao động vi phạm quy định về an toàn lao động.
Cho phép người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Huy động người lao động có thể tham gia cứu hộ, khắc phục sự cố, tai nạn lao động nếu cần thiết.
Xây dựng, thực hiện những chính sách an toàn lao động, phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm bảo vệ người lao động và những người liên quan.
Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Tổ chức đào tạo và hướng dẫn về những quy định về an toàn lao động.
Trang bị đầy đủ những dụng cụ lao động an toàn.
Thực hiện các chế độ chăm sóc sức khỏe, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Cung cấp những chế độ đầy đủ cho người lao động bị tai nạn lao động hay bị bệnh nghề nghiệp.
Không ép người lao động phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.
Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn lao động.
Thiết lập các bộ phận hoặc những người phụ trách công tác an toàn lao động.
Hợp tác với bộ phận công đoàn thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh.
Phân công trách nhiệm và quyền hạn về an toàn lao động.
Thực hiện các báo cáo, điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cùng các sự cố kỹ thuật.
Tuân thủ các quyết định của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, tham khảo những ý kiến từ công đoàn khi lập kế hoạch an toàn lao động.
Xây dựng nội quy và quy trình an toàn lao động dựa trên pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Có rất nhiều quy định về an toàn lao động dành cho cả doanh nghiệp và người lao động
Người lao động có hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ như sau:
Được làm việc trong môi trường công bằng, an toàn, vệ sinh.
Yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn, vệ sinh nơi làm việc.
Nhận các thông tin về nguy cơ, biện pháp phòng ngừa nơi làm việc.
Được đào tạo về luật an toàn lao động.
Hưởng các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra bệnh nghề nghiệp.
Được đóng bảo hiểm về tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp.
Được hưởng chế độ đầy đủ khi gặp tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp.
Được trả các chi phí khám giám định thương tật, bệnh tật.
Được khám định mức suy giảm về khả năng lao động, hưởng trợ cấp tương ứng.
Yêu cầu công việc phù hợp sau khi đã ổn định sức khỏe vì tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Từ chối làm việc trong các điều kiện nguy hiểm mà không bị vi phạm kỷ luật và báo ngay cho các quản lý để xử lý tình hình.
Làm việc khi đã đảm bảo an toàn lao động.
Quyền khiếu nại và tố cáo hay khởi kiện theo luật định.
Chấp hành các nội quy, quy trình an toàn lao động tại nơi làm việc.
Tuân thủ những điều khoản về an toàn lao động trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể.
Sử dụng đúng cách, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.
Báo cáo ngay cho người quản lý khi nhận ra nguy cơ tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Tham gia tích cực việc cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo kế hoạch hoặc theo chỉ đạo của người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền.
Người lao động không có hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ sau:
Làm việc trong môi trường đã đảm bảo an toàn vệ sinh.
Nhận sự hỗ trợ từ Nhà nước, xã hội và gia đình để làm việc trong điều kiện an toàn.
Tiếp cận thông tin và được giáo dục về an toàn lao động.
Được đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm những công việc đòi hỏi cao về an toàn và vệ sinh.
Được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo các quy định của Chính phủ.
Quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện theo luật pháp.
Chịu trách nhiệm an toàn và vệ sinh công việc của mình.
Đảm bảo an toàn động cho những người liên quan trong suốt quá trình làm việc.
Thông báo cho các cơ quan chính quyền địa phương về hành vi có nguy cơ gây mất an toàn lao động để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời.
3.2. Quy định về an toàn trong các lĩnh vực cụ thể
Tùy từng lĩnh vực cụ thể, nhà nước có những quy định về an toàn lao động. Dưới đây là những thông tin chi tiết mà bạn có thể tìm hiểu:
Đối với ngành sản xuất công nghiệp
Doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường đạt tiêu chuẩn về không gian, khói bụi, hơi, độ thoáng, khí độc và một số yếu tố nguy hại khác.
Đảm bảo máy móc, thiết bị và các vật tư phải luôn vận hành tốt, được bảo trì thường xuyên đúng quy chuẩn kỹ thuật an toàn.
Người lao động cũng được sử dụng các thiết bị bảo hộ, tránh bị tai nạn lao động.
Đối với ngành xây dựng
Doanh nghiệp cần chấp nhận hồ sơ an toàn lao động khi thi công của nhà thầu.
Giám sát các quá trình thực hiện công tác an toàn thi công do nhà thầu thực hiện.
Phân công, thông báo cho những người có năng lực, nhận nhiệm vụ giám sát
Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện sự cố vi phạm quy định.
Phối hợp cùng các nhà thầu áp dụng biện pháp an toàn lao động, giải quyết sự cố phát sinh.
Đình chỉ những người lao động không tuân thủ hay vi phạm biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng.
Đối với ngành Y tế
Nhân viên y tế phải tuân thủ các quy định vệ sinh cá nhân ví dụ như đeo khẩu trang, găng tay, áo khoác, giày bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như bệnh nhân.
Các phòng khám, bệnh viện phải được thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt, thiết bị y tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của những bệnh truyền nhiễm.
Các loại chất thải y tế cần được thu gom, xử lý đúng cách tránh lây lan bệnh truyền nhiễm. Nhân viên y tế phải được đào tạo quản lý các chất thải đúng cách.
Nhân viên y tế phải được huấn luyện an toàn lao động các quy định vệ sinh cá nhân, xử lý chất thải, khử trùng và các quy trình an toàn khác nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, bệnh nhân.
Nhân viên y tế cần quản lý thuốc, dược phẩm tránh nhầm lẫn, sử dụng sai cách.
Các phòng khám, bệnh viện nên thiết lập quy trình đúng cách để quản lý bệnh nhân hiệu quả, tránh gây bệnh truyền nhiễm.
Đối với các lĩnh vực khác nhau sẽ có những quy định về an toàn lao động khác nhau
Đối với ngành nông nghiệp
Các nhân viên trang trại phải được đào tạo cách sử dụng, bảo trì các thiết bị, máy móc đúng.
Những thiết bị bảo vệ ví dụ như kính bảo hộ, mặt nạ, giày bảo hộ, găng tay… cần được sử dụng đúng, đầy đủ nhằm bảo vệ người lao động khỏi những tác nhân nguy hiểm.
Những thiết bị, máy móc nông nghiệp phải được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng.
Các hóa chất trong nông nghiệp phải được bảo quản đúng, sử dụng đúng liều lượng và có biện pháp bảo vệ tối đa, tránh tiếp xúc trực tiếp với người lao động.
Nhân viên nông nghiệp cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến sức khỏe khi tiếp xúc với những tác nhân độc hại.
4. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động
Để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, người lao động cũng như người sử dụng lao động cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn. Chi tiết dưới đây:
4.1. Chương trình đào tạo và huấn luyện
Huấn luyện an toàn lao động là quá trình đào tạo nhằm trang bị cho người lao động và những người sử dụng lao động có những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh trong môi trường làm việc. Tần suất đào tạo huấn luyện cần diễn ra định kỳ hàng năm với hình thức trực tiếp để đảm bảo người lao động và người sử dụng lao động có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.
4.2. Quy trình kiểm tra và giám sát
Căn cứ theo Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 cùng các nghị định liên quan, việc kiểm tra, giám sát an toàn lao động phải tuân thủ các quy định như sau:
Kiểm tra định kỳ, đột xuất: Các cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu xây dựng cần tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất về vấn đề an toàn lao động, nhằm phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, kịp thời khắc phục.
Giám sát về an toàn lao động: Các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống giám sát liên tục các hoạt động bao gồm giám sát việc sử dụng thiết bị bảo hộ, thiết bị an toàn và quy trình làm việc.
Báo cáo, ghi nhận: Các hoạt động kiểm tra, giám sát phải được báo cáo, ghi nhận một cách đầy đủ, chi tiết. Báo cáo là cơ sở để đánh giá về tình hình an toàn lao động, đưa ra các biện pháp cải thiện.
Cách thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn lao động:
Lập kế hoạch kiểm tra: Trước khi chính thức bắt đầu dự án, doanh nghiệp cần lập kế hoạch kiểm tra, giám sát an toàn lao động gồm các tiêu chí kiểm tra, tần suất kiểm tra, người chịu trách nhiệm kiểm tra.
Khi tiến hành kiểm tra: Các cuộc kiểm tra phải được thực hiện theo kế hoạch. Các cuộc kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra thiết bị bảo hộ, vấn đề an toàn điện, độ cao và những biện pháp phòng chống cháy nổ.
Giám sát thường xuyên liên tục: Ngoài kiểm tra định kỳ, việc giám sát thường xuyên rất quan trọng. Người giám sát phải có mặt thường xuyên để theo dõi, đánh giá tình hình thực tế.
Xử lý các vi phạm: Khi phát hiện các vi phạm liên quan đến an toàn lao động, người giám sát phải báo cáo ngay và yêu cầu các biện pháp khắc phục.
5. Chế tài xử lý vi phạm quy định về an toàn lao động
Đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, nhà nước có chế tài xử lý rất nghiệp khác dành cho người sử dụng lao động và người lao động.
5.1. Chế tài xử lý vi phạm
Có một số chế tài xử lý vi phạm quy định về an toàn lao động. Chi tiết dưới đây:
Phạt cảnh cáo, xử lý kỷ luật với những người vi phạm quy định về an toàn lao động trong doanh nghiệp. Hình thức kỷ luật có thể là khiển trách, hạ bậc lương, sa thải tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Xử phạt hành chính với trường hợp vi phạm quy định về an toàn lao động chưa gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng, phụ thuộc vào mức độ vi phạm, tính chất của hành vi.
Xử lý trách nhiệm hình sự: Khi vi phạm quy định về an toàn lao động gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như làm chết người hay gây thương tích nghiêm trọng, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức án bao gồm phạt tù từ 1 - 12 năm tùy thuộc vào mức độ hậu quả gây ra.
Chịu bồi thường dân sự: Không chỉ bị xử lý hành chính hay hình sự, người vi phạm có thể phải chịu bồi thường thiệt hại về mặt sức khỏe, tính mạng và tài sản cho những người bị làm ảnh hưởng. Mức bồi thường được xác định dựa trên những thiệt hại thực tế và theo quy định của pháp luật dân sự.
Thu hồi giấy phép hoạt động: Nếu người sử dụng lao động vi phạm quá nhiều lần hay có hành vi nghiêm trọng, cơ quan thẩm quyền có thể sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động.
Cấm hoạt động: Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động vi phạm nghiêm trọng có thể sẽ bị cấm hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.
Luôn có những biện pháp nghiêm khắc khi xử lý vi phạm an toàn lao động
5.2. Quy trình xử lý vi phạm
Về vấn đề an toàn, vi phạm có thể đến từ người lao động hoặc từ doanh nghiệp. Do đó, quy trình xử lý vi phạm cần phải thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc:
Điều tra, xác định lỗi vi phạm: Khi xảy ra sự cố nghiêm trọng, các cơ quan chức năng có thể là thanh tra lao động, cơ quan điều tra sẽ chính thức vào cuộc để xác định liệu có hành vi vi phạm về quy định về an toàn lao động hay không.
Kết quả điều tra: Các dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động sẽ được xác định rõ ràng qua kết quả điều tra từ các cơ quan có thẩm quyền, nhằm xác định trách nhiệm của bên liên quan.
Nhìn chung, nếu chính thức tham gia vào thị trường lao động đặc biệt là những nghề có nhiều nguy cơ, bạn cần tìm hiểu kỹ các biện pháp cũng như các quy định về an toàn lao động. Có hiểu biết về lĩnh vực này có thể giúp người lao động đảm bảo bản thân được bảo vệ đồng thời tạo cảm giác yên tâm hơn khi hoàn thành công việc.
Lương môi giới chứng khoán không chỉ phản ánh giá trị của công việc mà còn cho thấy tiềm năng thu nhập của nhân viên trong ngành này. Lương nhân viên môi giới chứng khoán thường dao động từ 8.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và hiệu suất làm việc.
Công ty môi giới chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng biến động. Nhu cầu giao dịch tăng cao khiến việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công ty này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy công ty môi giới chứng khoán là gì?
Phiên dịch viên là ngành cực kỳ hot trong những năm trở lại đây. Nhiều bạn học sinh muốn tìm hiểu theo nghề phiên dịch học trường gì là tốt nhất và thi khối nào là phù hợp nhất? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ chi tiết về vấn đề này, giúp các bạn trẻ chọn trường học phù hợp.
Nhiều người lao động không hiểu rõ khái niệm Tai nạn lao động là gì? dù làm việc trong môi trường có nguy cơ tiềm ẩn sẽ gặp tai nạn bất ngờ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này và cách phân biệt các loại tai nạn lao động hiện nay.
Tham gia vào thị trường lao động, việc đảm bảo an toàn là hàng đầu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu quy định về an toàn lao động. Nắm rõ được các chế độ bảo hộ, chăm sóc sức khỏe giúp người lao động có thể yên tâm làm việc.
Mức lương Sales Engineer hiện nay rất được nhiều người quan tâm. Sales Engineer đóng vai trò là cầu nối giữa bộ phận kỹ thuật và khách hàng, góp phần trực tiếp vào doanh thu và sự phát triển của công ty. Vì vậy, mức lương của vị trí này rất hấp dẫn, dao động từ 5.000.000 - 50.000.000 VNĐ/tháng. Đặc biệt, nhờ vào hoa hồng và thưởng doanh số, Sales Engineer có thể đạt được mức thu nhập cao, ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Sales Engineer là gì? Là vị trí kết hợp giữa kỹ thuật và kinh doanh, chịu trách nhiệm tư vấn, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng. Mức lương của Sales Engineer dao động từ 10.000.000 - 50.000.000 VNĐ/tháng. Với nhu cầu thị trường ngày càng tăng, đây là một nghề hấp dẫn với nhiều cơ hội thăng tiến.
Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ là một trong những thắc mắc của nhiều người. Chứng chỉ quỹ là một hình thức đầu tư được ưa chuộng hiện nay bởi phù hợp với người ít kinh nghiệm và có mong muốn sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng nhưng hạn chế rủi ro. Trong bài viết dưới đây, Job3s sẽ giúp bạn hiểu thêm về hình thức đầu tư này nhé.
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán được chào bán ra công chúng với mệnh giá 10.000 đồng, dùng để xác nhận quyền sở hữu một phần vốn góp vào quỹ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Hiểu đơn giản chứng chỉ quỹ là gì thì gần giống với cổ phiếu, tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở mục đích đầu tư.
Quản lý quỹ đầu tư là vị trí chủ chốt trong việc lựa chọn và giám sát các khoản đầu tư nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vậy quản lý quỹ đầu tư là gì? Để trở thành một nhân sự quản lý quỹ cần trang bị những kỹ năng và kiến thức nào?