Thực tập sinh nhân sự là gì? Mô tả công việc & mức lương

Thực tập sinh nhân sự là gì? Đây là vị trí dành cho những người mới bắt đầu hoặc sinh viên, làm việc tại bộ phận nhân sự để học hỏi các quy trình tuyển dụng, quản lý nhân sự và các công việc hành chính khác. Qua thời gian thực tập, ứng viên sẽ tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp trong ngành nhân sự.

1. Thực tập sinh nhân sự là gì?

Thực tập sinh nhân sự (HR Intern/HR Trainee) là những ứng viên thường là sinh viên năm cuối hoặc mới bắt đầu bước vào ngành nhân sự, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đôi khi, thực tập sinh nhân sự là những người chuyển đổi từ các ngành nghề khác sang hành chính nhân sự, tận dụng cơ hội thực tập để làm quen và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực mới.

Công việc của thực tập sinh nhân sự thường liên quan đến việc hỗ trợ các bộ phận trong phòng nhân sự, bao gồm những công việc như tuyển dụng, quản lý hồ sơ nhân viên hoặc hỗ trợ tổ chức chương trình đào tạo.

Thực tập sinh nhân sự sẽ làm việc dưới sự giám sát và hướng dẫn trực tiếp từ chuyên viên tuyển dụng hoặc trưởng phòng nhân sự. Quá trình thực tập sẽ giúp ứng viên có cái nhìn thực tế về công việc nhân sự và mang lại cơ hội để những người này định hướng rõ ràng hơn về con đường sự nghiệp sau này.

Thực tập sinh nhân sự là cơ hội để ứng viên làm quen và định hướng nghề nghiệp
Thực tập sinh nhân sự là cơ hội để ứng viên làm quen và định hướng nghề nghiệp

2. Mức lương của thực tập sinh nhân sự

Theo tìm hiểu của Job3s, mức lương của thực tập sinh nhân sự thường dao động từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ/tháng, tùy vào doanh nghiệp và vị trí công việc. Ngoài mức lương cứng, thực tập sinh còn có thể nhận thêm các khoản phụ cấp cho chi phí đi lại và ăn uống, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trong suốt thời gian thực tập.

Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp không trả lương hoặc chỉ cấp một khoản phụ cấp nhỏ cho thực tập sinh. Mặc dù vậy, mức thu nhập này không phải yếu tố quan trọng nhất khi tham gia thực tập, vì đây là cơ hội để ứng viên phát triển kỹ năng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau khi hoàn thành quá trình thực tập.

Quan trọng hơn, thực tập sinh nhân sự có thể nhận được cơ hội phát triển nghề nghiệp lâu dài trong công ty nếu thể hiện tốt trong quá trình làm việc. Nhiều trường hợp, thực tập sinh có thể trở thành nhân viên chính thức sau khi hoàn thành chương trình thực tập hoặc dễ dàng tìm được một vị trí phù hợp trong ngành nhân sự.

Thực tập sinh nhân sự có thể làm việc không lương hoặc có lương, tùy theo thỏa thuận với công ty
Thực tập sinh nhân sự có thể làm việc không lương hoặc có lương, tùy theo thỏa thuận với công ty

3. Mô tả công việc của thực tập sinh nhân sự

Công việc của thực tập sinh nhân sự có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung của thực tập sinh nhân sự bao gồm hỗ trợ chuyên viên nhân sự trong việc tìm kiếm ứng viên, đăng tuyển, sắp xếp hồ sơ và tham gia các hoạt động hành chính.

3.1. Thực tập sinh nhân sự mảng tuyển dụng

Thực tập sinh nhân sự ở mảng tuyển dụng chủ yếu hỗ trợ trong việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng, đăng tin tuyển dụng và quản lý bài đăng trên các nền tảng tuyển dụng.

Bên cạnh đó, công việc còn bao gồm việc lọc hồ sơ ứng viên, liên hệ để đặt lịch phỏng vấn và tham gia phỏng vấn ứng viên, giúp xây dựng kỹ năng trong quá trình tuyển chọn nhân sự. Đây là cơ hội tuyệt vời để thực tập sinh làm quen với quy trình tuyển dụng thực tế trong môi trường công ty.

3.2. Thực tập sinh nhân sự mảng đào tạo

Ở mảng đào tạo, thực tập sinh sẽ tham gia hỗ trợ tổ chức những khóa học nội bộ cho nhân viên, chuẩn bị tài liệu và sắp xếp các buổi đào tạo. Công việc này giúp thực tập sinh hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo nhân viên, đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp và quản lý sự kiện. Thực tập sinh cũng có cơ hội học hỏi cách đánh giá và phát triển kỹ năng của nhân viên trong công ty.

3.3. Thực tập sinh nhân sự mảng C&B

Thực tập sinh nhân sự tại mảng C&B (Compensation & Benefits) sẽ đảm nhận những công việc liên quan đến việc theo dõi hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân. Công việc còn bao gồm việc cập nhật hồ sơ nhân viên, hỗ trợ chấm công và tính lương cho nhân viên trong công ty.

C&B là mảng công việc quan trọng, giúp thực tập sinh có cái nhìn sâu sắc về những vấn đề liên quan đến quyền lợi và chế độ đãi ngộ của nhân viên.

3.3. Công việc khác của thực tập sinh nhân sự

Bên cạnh những mảng chính, thực tập sinh nhân sự còn tham gia vào một số nhiệm vụ hành chính như nhập liệu, sắp xếp hồ sơ, chuẩn bị phòng họp và hỗ trợ tổ chức những hoạt động gắn kết nhân viên. Công việc này giúp thực tập sinh nắm bắt được quy trình hành chính trong công ty, đồng thời tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian.

Nếu tìm hiểu thực tập sinh hành chính nhân sự là làm gì, ứng viên sẽ thấy tại nhiều doanh nghiệp, HR Intern có thể tham gia vào công việc lễ tân. Công việc này tạo cơ hội để phát triển thêm khả năng giao tiếp và tương tác với nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.

Công việc của thực tập sinh nhân sự thường đa dạng và phụ thuộc vào từng công ty
Công việc của thực tập sinh nhân sự thường đa dạng và phụ thuộc vào từng công ty

4. Yêu cầu công việc đối với thực tập sinh nhân sự

Vị trí thực tập sinh nhân sự thường không yêu cầu quá cao về trình độ học vấn nhưng ứng viên cần có kiến thức nền tảng căn bản, những kỹ năng phù hợp và thái độ làm việc nghiêm túc. Những yêu cầu này không chỉ phục vụ cho công việc hàng ngày mà còn giúp sinh viên phát triển bản thân trong môi trường nhân sự chuyên nghiệp.

4.1. Trình độ học vấn

Tuyển dụng thực tập sinh nhân sự thường yêu cầu ứng viên đang theo học hoặc đã hoàn thành chương trình đại học chuyên ngành liên quan đến quản trị nhân lực, tâm lý học, quản lý kinh doanh hoặc các lĩnh vực tương tự.

Mặc dù không nhất thiết phải có bằng cấp cao nhưng một nền tảng học vấn vững chắc sẽ giúp thực tập sinh nắm bắt công việc nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời tạo cơ hội học hỏi, phát triển trong môi trường thực tiễn.

4.2. Kiến thức và hiểu biết

Ứng viên thực tập sinh nhân sự cần có kiến thức cơ bản về quy trình quản lý nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo đến những vấn đề về bảo hiểm, lương thưởng và phúc lợi. Sự hiểu biết về chính sách lao động và luật pháp sẽ hỗ trợ thực tập sinh trong việc áp dụng vào những tình huống thực tế.

Ngoài ra, thực tập sinh nên tìm hiểu thêm về thị trường lao động, xu hướng tuyển dụng và các công cụ công nghệ hỗ trợ trong công tác quản lý nhân sự.

4.3. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ thực tập sinh nhân sự nào. Giao tiếp hiệu quả giúp thực tập sinh xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và ứng viên.

Bên cạnh đó, khả năng diễn đạt rõ ràng trong việc trao đổi thông tin về công ty, giải thích chính sách và quy trình cho ứng viên cũng là một phần không thể thiếu trong công việc nhân sự. Kỹ năng này cần được rèn luyện không ngừng qua những tình huống giao tiếp hàng ngày.

4.4. Tinh thần làm việc

Tinh thần làm việc của thực tập sinh nhân sự cần thể hiện qua thái độ cầu tiến, ham học hỏi và tinh thần chủ động trong công việc. Mặc dù phần lớn công việc thực tập sinh là hỗ trợ nhưng việc luôn tìm kiếm cơ hội để học hỏi, đóng góp và cải thiện kỹ năng sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên thực thụ trong tương lai.

Bên cạnh đó, thực tập sinh cần có khả năng làm việc dưới áp lực, xử lý tình huống khéo léo và hoàn thành công việc đúng hạn.

Ngoài ra, vị trí thực tập sinh nhân sự còn có những yêu cầu khác như khả năng làm việc nhóm, năng động, nhiệt tình và luôn sẵn sàng thử thách bản thân trong các công việc mới. Thực tập sinh cũng cần duy trì sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong mọi nhiệm vụ được giao, tạo dựng được niềm tin với các đồng nghiệp và cấp trên.

Yêu cầu về trình độ học vấn cho vị trí thực tập sinh nhân sự thường không quá khắt khe
Yêu cầu về trình độ học vấn cho vị trí thực tập sinh nhân sự thường không quá khắt khe

5. Bí quyết ghi điểm đối với vị trí thực tập sinh nhân sự

Để ghi điểm trong vị trí thực tập sinh nhân sự, ứng viên cần thể hiện năng lực chuyên môn, đồng thời chú trọng đến thái độ làm việc và cách ứng xử trong môi trường công ty. Việc chủ động, tuân thủ giờ giấc và có thái độ cầu tiến sẽ giúp bạn tạo dựng ấn tượng tốt với đồng nghiệp và cấp trên, mở ra cơ hội thăng tiến trong tương lai.

  • Không ngại hỏi: Nếu gặp khó khăn hoặc không hiểu rõ công việc, đừng ngần ngại hỏi cấp trên hay đồng nghiệp. Việc chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ không chỉ giúp bạn học hỏi nhanh chóng mà còn thể hiện sự cầu tiến và mong muốn hoàn thiện bản thân trong công việc.

  • Tuân thủ giờ giấc: Đúng giờ là yếu tố cơ bản nhưng quan trọng để tạo thiện cảm. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo luôn hoàn thành công việc đúng hạn và có mặt đúng giờ trong các cuộc họp hoặc buổi phỏng vấn.

  • Thái độ cầu tiến: Để ghi điểm trong môi trường nhân sự, bạn cần luôn nỗ lực học hỏi và cải thiện bản thân. Thái độ cầu tiến sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt cấp trên và đồng nghiệp, đồng thời mở ra cơ hội thăng tiến khi bạn chứng tỏ được sự cam kết và sẵn sàng tiếp nhận thử thách.

  • Luôn luôn chủ động: Thực tập sinh nhân sự cần chủ động trong công việc, không chỉ chờ đợi nhiệm vụ mà còn tự tìm kiếm cơ hội để đóng góp và giải quyết vấn đề. Sự chủ động trong công việc giúp bạn được đánh giá cao và thể hiện sự nhiệt huyết, năng động của bản thân.

  • Hòa đồng, thân thiện: Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp bằng cách tôn trọng, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ. Một môi trường làm việc hòa hợp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và làm việc hiệu quả hơn.

  • Trang phục, tác phong chỉnh chu: Lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với văn hóa công ty. Tác phong chuyên nghiệp giúp bạn khẳng định sự tôn trọng đối với môi trường làm việc và đồng nghiệp, đồng thời thể hiện sự nghiêm túc trong công việc.

Ứng viên cần tận dụng tối đa cơ hội để ghi điểm với nhà tuyển dụng
Ứng viên cần tận dụng tối đa cơ hội để ghi điểm với nhà tuyển dụng

Mặc dù mức lương cho vị trí thực tập thường không cao nhưng kinh nghiệm bạn thu được là vô giá. Quá trình thực tập không chỉ giúp bạn nắm bắt những kỹ năng mềm mà còn là cơ sở để định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong ngành nhân sự. Nếu bạn đã sẵn sàng bước vào nghề nhân sự, hãy tìm kiếm cơ hội thực tập và việc làm hành chính nhân sự tại Job3s.com.vn để nâng cao kỹ năng và trải nghiệm thực tế.

Bài viết liên quan