Giám đốc nhân sự là gì? Mô tả công việc, mức lương & yêu cầu

Giám đốc nhân sự là người đứng đầu của bộ phận nhân sự trong một doanh nghiệp, tổ chức, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động nhân sự, quản trị nguồn lực và văn hoá tổ chức. Để thăng tiến lên vị trí này, bạn cần phải có đầy đủ bằng cấp, kinh nghiệm làm việc cùng các kỹ năng cần thiết.

1. Giám đốc nhân sự (CHRO) là gì?

Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất của bộ phận nhân sự, chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch nhân sự tổng thể của công ty/tổ chức, đồng thời kiểm soát số liệu và báo cáo các hoạt động liên quan tới việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển, các chính sách phúc lợi, thưởng phạt, quy định - quy chế cho nhân viên.

Tên tiếng anh của giám đốc nhân sự là Chief Human Resources Officer, thường được viết tắt là CHRO. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Trước sự cạnh tranh ngày càng cao của nguồn lực tài năng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các yêu cầu mới của chính phủ khiến tầm quan trọng của họ trở nên cần thiết hơn.

Giám đốc nhân sự mang trong mình sứ mệnh đối với doanh nghiệp như: kết nối doanh nghiệp với ứng viên, tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào quản trị nhân sự, xây dựng và duy trì văn hoá tích cực trong công ty, đồng thời cũng là cầu nối giữa COO (Giám đốc sáng tạo), CFO (Giám đốc tài chính), CPO (Giám đốc sản xuất).

Giám đốc nhân sự là gì? Giám đốc nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự
Giám đốc nhân sự là gì? Giám đốc nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự

2. Mức lương của giám đốc nhân sự

Nắm giữ vai trò và trách nhiệm quan trọng, giám đốc nhân sự được đánh giá chịu nhiều áp lực. Vì vậy, mức lương và đãi ngộ của giám đốc nhân sự rất cao và ổn định, trung bình từ 30.000.000 - 100.000.000 VNĐ/tháng. Tuỳ thuộc vào số năm kinh nghiệm mức lương của vị trí này có sự chênh lệch, cụ thể:

Việc làm giám đốc nhân sự

Mức lương giao động (VNĐ/tháng)

Giám đốc nhân sự

(1-3 năm kinh nghiệm)

Khoảng 37.000.000

Giám đốc nhân sự

(3-5 năm kinh nghiệm)

Khoảng 40.000.000

Giám đốc nhân sự

(Trên 5 năm kinh nghiệm)

Khoảng 47.000.000

Bên cạnh đó, mức lương của CHRO còn phụ thuộc vào mô hình doanh nghiệp. Ví dụ như tại các công ty quy mô vừa và nhỏ, lương của CHRO có thể dao động từ 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng. Hay với các tập đoàn lớn hoặc công ty đa quốc gia, thu nhập của CHRO có thể lên đến 100.000.000 VNĐ/tháng. Có thể thấy, với mức thu nhập hấp dẫn, vị trí giám đốc nhân sự đang trở thành mục tiêu nghề nghiệp của không ít bạn trẻ.

Mức lương giám đốc nhân sự phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp
Mức lương giám đốc nhân sự phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp

3. Mô tả công việc của giám đốc nhân sự

Được xem là một trong những “đầu tàu” của doanh nghiệp, giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm nhiều đầu việc quan trọng liên quan đến tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, quản lý quan hệ lao động, ban hành chính sách tiền lương, phúc lợi, đánh giá nhân sự hay tham mưu cho ban lãnh đạo…. Dưới đây là bảng mô tả công việc chi tiết của giám đốc nhân sự mà ứng viên có thể tham khảo:

3.1. Quản lý tuyển dụng

Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tuyển dụng nhằm mục tiêu thu hút, phát triển và duy trì nhân tài cho doanh nghiệp. CHRO kiểm soát và chỉ đạo toàn bộ quá trình tuyển dụng, từ khâu xác định nhu cầu nhân sự, tạo bản mô tả công việc đến việc tuyển chọn ứng viên.

CHRO còn lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch thu hút nhân tài, tận dụng các kênh tuyển dụng hiệu quả để tìm kiếm các ứng viên chất lượng cao. Ngoài ra, CHRO sẽ đề xuất các chính sách đãi ngộ hợp lý và đưa các cơ hội phát triển nghề nghiệp để giữ chân nhân sự cũ.

Giám đốc nhân sự đảm nhiệm công việc xây dựng chiến lược tuyển dụng
Giám đốc nhân sự đảm nhiệm công việc xây dựng chiến lược tuyển dụng

3.2. Đào tạo và phát triển

Xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự nhằm nâng cao năng lực và hiệu suất công việc cho nhân viên cũng là một trong những công việc quan trọng của giám đốc nhân sự. Công việc này bao gồm việc đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn và giám sát việc triển khai các khóa học.

Bên cạnh đó, CHRO còn cần tập trung vào việc phát triển các chương trình đào tạo và phát triển lãnh đạo để bồi dưỡng cho các nhân viên chuẩn bị lên vị trí quản lý trong tương lai, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

3.3. Quản lý quan hệ lao động

Một trong những công việc quan trọng của giám đốc hành chính nhân sự là phải đảm bảo môi trường làm việc hòa đồng, lành mạnh giữa nhân viên với nhân viên và nhân viên với công ty. Các công việc cần thực hiện bao gồm: giải quyết tranh chấp lao động, tư vấn và tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề pháp lý và các chính sách liên quan đến nhân viên, đồng thời duy trì giao tiếp hiệu quả giữa các cấp trong tổ chức.

Đặc biệt, CHRO còn cần đảm bảo các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và của công ty được thực thi đầy đủ và công bằng. .

Nhiệm vụ của giám đốc hành chính nhân sự là xây dựng môi trường làm việc ổn định và hoà đồng
Nhiệm vụ của giám đốc hành chính nhân sự là xây dựng môi trường làm việc ổn định và hoà đồng

3.4. Tiền lương và phúc lợi

CHRO thực hiện quản lý các vấn đề liên quan đến tiền lương và phúc lợi (bảo hiểm, thưởng, phụ cấp…), đảm bảo rằng các chính sách này được triển khai hợp lý và công bằng. Bằng cách này, giám đốc nhân sẽ góp phần duy trì sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với công ty.

3.5. Đánh giá hiệu suất làm việc

Giám đốc nhân sự sẽ xây dựng và chỉ đạo triển khai hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Công việc này nhằm giúp doanh nghiệp xác định rõ những đóng góp của từng cá nhân, từ đó đưa ra các quyết định về đào tạo, khen thưởng hay thăng chức cho nhân viên, đồng thời giúp công ty cải thiện hiệu suất làm việc và tối ưu hóa nguồn lực nhân sự.
Trong suốt quá trình thực hiện, CHRO cũng phải giám sát việc thực hiện đánh giá hiệu suất và đảm bảo rằng quá trình này diễn ra minh bạch, công bằng.

CHRO cũng tham gia vào quá trình đánh giá hiệu suất nhân sự để tối ưu hóa nguồn lực
CHRO cũng tham gia vào quá trình đánh giá hiệu suất nhân sự để tối ưu hóa nguồn lực

3.6. Tư vấn, tham mưu với lãnh đạo

CHRO đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược nhân sự, các vấn đề liên quan đến con người và tổ chức phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty. Họ sẽ đưa ra các thông tin, phân tích cần thiết giúp các lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cải thiện sự hài lòng của nhân viên…

3.7. Phối hợp với phòng ban khác

Giám đốc nhân sự phải làm việc, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty/doanh nghiệp nhằm đảm bảo các chính sách và chiến lược nhân sự được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Theo đó, CHRO cần phải phối hợp với các bộ phận như tài chính, marketing, sản xuất… để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự như điều chỉnh chính sách lương, xây dựng kế hoạch tuyển dụng.

4. Kỹ năng cần có để trở thành Giám đốc nhân sự

Để ứng tuyển vào vị trí giám đốc nhân sự ứng viên bắt buộc phải có các kỹ năng như kỹ năng lão đạo, giao tiếp, phân tích, tổ chức và lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và am hiểu sâu sắc về luật pháp… Việc sở hữu và thành thục càng nhiều kỹ năng mềm càng giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng và sở hữu mức lương hấp dẫn.

4.1. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo giúp CHRO có thể điều hành và quản lý các hoạt động của bộ phận nhân sự một cách hiệu quả. Kỹ năng này còn giúp giám đốc nhân sự đưa ra những quyết định đúng đắn, đồng thời tạo động lực cho nhân viên làm việc tích cực hơn.

4.2. Kỹ năng giao tiếp

Giám đốc nhân sự phải giao tiếp với các nhân sự, phòng ban và bộ phận khác trong công ty và các đối tác bên ngoài. Vì vậy, vị trí này yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác. Nếu thiếu đi kỹ năng này, CHRO khó có thể thuyết phục được nhân viên triển khai các nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề.

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp CHRO dễ dàng thuyết phục nhân viên và đối tác
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp CHRO dễ dàng thuyết phục nhân viên và đối tác

4.3. Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích giúp CHRO có thể dễ dàng đánh giá thông tin, dữ liệu và các báo cáo liên quan đến nhân sự. Dựa trên sự phân tích và đánh giá, giám đốc nhân sự sẽ đưa ra được các quyết định tối ưu nhất. Khi có kỹ năng phân tích tốt, CHRO sẽ dễ dàng xây dựng được môi trường làm việc tích cực, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng hiệu suất làm việc cho nhân sự.

4.4. Tổ chức và lập kế hoạch

Giám đốc nhân sự phải đảm nhiệm rất nhiều các công việc quan trọng. Do đó, nếu không có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch khoa học, việc quản lý và điều hành các hoạt động trong bộ phận nhân sự sẽ rất khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức.

4.5. Giải quyết vấn đề

CHRO phải có khả năng giải quyết linh hoạt các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, từ tranh chấp lao động đến vấn đề liên quan đến hiệu suất làm việc. Kỹ năng này giúp họ đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời để duy trì môi trường làm việc ổn định.

Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt giúp CHRO đưa ra quyết định kịp thời và hợp lý
Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt giúp CHRO đưa ra quyết định kịp thời và hợp lý

4.6. Am hiểu về luật pháp

Giám đốc nhân sự phải là người nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng các chính sách khác... Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng, tránh các rủi ro về pháp lý.

5. Yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm đối với Giám đốc nhân sự

Các công ty/doanh nghiệp thường yêu cầu giám đốc nhân sự phải có kinh nghiệm cũng như các kỹ năng cần thiết. Đây là vị trí quản lý cấp cao nên các yêu cầu tuyển dụng sẽ cao hơn nhiều so với nhân viên, cụ thể:

5.1. Bằng cấp, học vấn

Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu giám đốc nhân sự phải có ít nhất bằng cử nhân về các lĩnh vực liên quan đến nhân sự và quản trị. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động, các công ty/doanh nghiệp thường ưu tiên các ứng viên có bằng Thạc sỹ trở lên tại các lĩnh vực liên quan, các chứng chỉ chuyên gia về nhân sự hoặc có kinh nghiệm tại vị trí tương đương.

5.2. Kinh nghiệm

Thông thường, các công ty/doanh nghiệp yêu cầu giám đốc nhân sự có kinh nghiệm dày dặn trong việc xây dựng chiến lược nhân sự và quản lý đội ngũ. Để làm được nhiều này, họ phải có từ 10 - 15 năm kinh nghiệm làm quản lý bộ phận nhân sự, ví dụ như trưởng phòng quản trị nhân sự, giám đốc đào tạo và phát triển hay giám đốc tuyển dụng.

Đặc biệt, ứng viên cũng cần có kinh nghiệm quản lý tốt để đánh giá môi trường kinh doanh, đồng thời đưa ra các thay đổi khi cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu của công ty.

Ứng viên cho vị trí giám đốc nhân sự cần có đầy đủ bằng cấp cùng kinh nghiệm làm việc thực tế
Ứng viên cho vị trí giám đốc nhân sự cần có đầy đủ bằng cấp cùng kinh nghiệm làm việc thực tế

Giám đốc nhân sự hay CHRO là vị trí cấp cao quan trọng trong doanh nghiệp. Vị trí này cũng đem lại mức lương cao cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho ứng viên. Nếu đang tìm việc làm giám đốc nhân sự, truy cập Job3s ngay hôm nay, hàng ngày cơ hội hấp dẫn đang chờ đón bạn.

Bài viết liên quan

job3s